TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Trung Quốc – thị trường chủ lực – xuất khẩu hàng xơ, sợi dệt

    (Thuong mai)

    Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho biết, tháng 7/2016, cả nước đã xuất khẩu 103,8 nghìn tấn xơ, sợi dệt các loại, trị giá  256,7 triệu USD, tăng 2,1% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với tháng 6, nâng lượng xơ, sợi dệt 7 tháng đầu năm 2016 lên 641,5 nghìn tấn, trị giá 1,5 tỷ USD, tăng 15,6% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015.

    Trong số những thị trường nhập khẩu hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam, Trung Quốc là thị trường chính, chiếm 53,6% tổng lượng hàng hóa, đạt 344,1 nghìn tấn, trị giá 863,7 triệu USD, tăng 21,19% về lượng và tăng 8,99% về trị giá so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc, đạt 59 nghìn tấn, trị giá 140,2 triệu USD, tăng 40,49% về lượng và tăng 24,21% về trị giá.  Kế đến là thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, với 54,2 nghìn tấn, trị giá 108,7 triệu USD, giảm 6,83% về lượng nhưng tăng 6,29% về trị giá so cùng kỳ.

    Ngoài ba thị trường chính kể trên, hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam còn xuất sang các thị trường khác như: Thái Lan, Braxin, Ấn Độ, Malaysia, Hoa Kỳ…

    Nhìn chung, 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu hàng xơ, sợi dệt sang các thị trường đều với tốc độ tăng trưởng dương, chiếm 61,1%, trong đó xuất sang Hàn Quốc tăng mạnh nhất, thứ hai là Braxin và Italia, ngược lại số thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chiếm 38,8% và xuất sang Indonesia giảm mạnh nhất.

    Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu hàng xơ, sợi dệt các loại 7 tháng 2016

    Thị trường

    7 tháng 2016

    So sánh với cùng kỳ 2015 (%)

    Lượng (Tấn)

    Trị giá (USD)

    Lượng

    Trị giá

    Tổng cộng

    641.509

    1.578.334.524

    15,60

    6,3

    Trung Quốc

    344.120

    863.766.193

    21,19

    8,99

    Hàn Quốc

    59.082

    140.286.334

    40,49

    24,21

    Thỗ Nhì Kỳ

    54.283

    108.773.093

    -6,83

    6,29

    Thái Lan

    18.801

    37.144.779

    -0,79

    -11,65

    Braxin

    14.754

    34.046.454

    24,92

    24,99

    Ân Độ

    13.496

    48.145.722

    15,07

    -6,00

    Malaysia

    12.837

    30.778.549

    11,95

    2,94

    Hoa Kỳ

    12.344

    14.032.926

    -9,53

    -23,01

    Anh

    10.788

    9.565.560

    7,99

    -6,65

    Ai Cập

    10.193

    20.615.957

    13,26

    3,57

    Hồng Kông

    9.257

    36.502.420

    -28,26

    -23,90

    Philippines

    8.616

    17.456.346

    21,40

    10,08

    Đài Loan

    8.358

    26.398.393

    -9,31

    -2,40

    Nhật Bản

    7.136

    26.347.094

    16,24

    -12,34

    Indonesia

    6.722

    26.662.479

    -30,57

    -17,40

    Pakistan

    4.414

    15.516.747

    -9,38

    2,32

    Cămpuchia

    4.265

    10.241.854

    7,24

    -9,96

    Italia

    798

    5.127.854

    23,91

    -24,18

    Dẫn nguồn tin từ Saigon Time, là thị trường nhập khẩu trên 50% sản phẩm sợi của Việt Nam, đặc biệt sau khi thị trường Thổ Nhĩ Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng này của Việt Nam, thị trường Trung Quốc hiện có những diễn biến khiến doanh nghiệp xuất khẩu sợi có thể gặp rủi ro sắp tới khi quá phụ thuộc vào thị trường này.

    Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA), lâu nay ngành sợi Việt Nam xuất khẩu 2/3 sản lượng, phần còn lại được tiêu thụ trong nước.

    Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm hết 1/3 lượng sợi xuất khẩu của Việt Nam, nhưng thị trường này áp thuế chống bán phá giá với sợi Việt Nam trong vài năm qua, khiến doanh nghiệp chuyển hướng tăng cường xuất khẩu sợi vào Trung Quốc. Các nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài cũng đầu tư sản xuất sợi tại Việt Nam và xuất khẩu sang Trung Quốc.

    Tuy nhiên, việc này lại cạnh tranh với sản xuất sợi tại Trung Quốc cũng như ảnh hưởng ngành bông trong nước vốn được Trung Quốc khuyến khích phát triển. Ông Tuấn cho biết, Chính phủ Trung Quốc vừa qua đã tạo dựng đặc khu kinh tế ở Tân Cương (phía Tây Trung Quốc) với các ưu đãi như giá điện tại đây chỉ bằng 1/2 so với giá điện chung tại Trung Quốc, và doanh nghiệp được Chính phủ tài trợ 1/3 lương lao động,… Do đó, chỉ trong 2-3 năm qua, đã có 10 triệu cọc sợi được đầu tư tại đây.

    Nếu Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh việc sản xuất sợi này, trong vài năm tới nước này sẽ đủ sức bù được lượng sợi mà họ đang nhập khẩu từ Việt Nam. Khi ấy, vấn đề đặt ra là sợi của Việt Nam sẽ xuất khẩu sang thị trường nào.

    Trong khi đó, hiện Ấn Độ (chiếm 30% nhập khẩu sợi của Trung Quốc), Việt Nam (chiếm 29%) và Pakistan là ba nước xuất khẩu mạnh sản phẩm sợi sang Trung Quốc. Hiện giá sợi giảm liên tục, trong khi đó Việt Nam gần như không có lợi thế so với Ấn Độ và Pakistan, ngoại trừ việc Việt Nam có tham gia Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc. Với hiệp định này, sợi của Việt Nam vào Trung Quốc được hưởng thuế suất 0%, sợi Ấn Độ chịu thuế 3%, nhưng mức thuế chênh lệch này không đáng kể và lợi thế này dễ mất đi nếu Ấn Độ giảm giá bán.

    Do đó, ông Tuấn cho rằng, trước tình hình này, về lâu dài, nguồn sợi sản xuất của Việt Nam cần tập trung vào thị trường trong nước, tức đòi hỏi ngành vải trong nước phải phát triển để tiêu thụ lượng sợi này. Ngoài ra, việc phát triển ngành vải cũng giúp toàn ngành dệt may Việt Nam phát triển vì vừa đáp ứng được các yêu cầu xuất xứ trong các hiệp định thương mại, cũng như hỗ trợ ngành thời trang nội địa.

    Ngoài ra, hiện phần lớn sợi Việt Nam sản xuất là sản phẩm cấp thấp và trung bình, trong khi sản xuất vải trong nước lại cần sợi cấp cao, do đó hiện một số doanh nghiệp sợi tại Việt Nam đã đầu tư thiết bị để sản xuất sợi chất lượng cao.

    Nguồn: VITIC

    Trở về
      logo-tinkinhte.com
      Copyright © 2009  Tinkinhte.com
      Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
      Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
      E- Mail: admin@tinkinhte.com
      Powered by CIINS
      Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn