TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có thể tăng trong thời gian tới

    Mặc dù, giá trị XK vẫn tăng nhưng số doanh nghiệp cá tra tham gia XK vào thị trường Mỹ giảm. Cho đến nay, sản phẩm cá tra Việt Nam vẫn chịu cạnh tranh gay gắt của sản phẩm cá rô phi tại thị trường Mỹ. Theo tính toán của ITC dựa trên số liệu thống kê mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ, 3 tháng đầu năm nay, trong khi cá tra Việt Nam chỉ chiếm hơn 19% thì cá rô phi chiếm đến gần 45% tổng giá trị NK cá thịt trắng của Mỹ.

    Ngoài ra, sản phẩm cá tra cũng phải cạnh tranh với một số loài cá thịt trắng như: cá Cod, Alaska Pollack, Haddock…

    Sự khó khăn giành giật thị phần cùng với thuế CBPG cao chính là lý do khiến giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ trong những tháng đầu năm chưa tăng cao. Với giá trị XK tăng 7,2%, các DN XK đánh giá chỉ mới ở mức độ “cầm chừng”. Ngoài ra, còn có một lý do đáng chú ý khác khiến XK sang thị trường này chưa như mong muốn.

    Từ ngày 25/11/2015, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (FSIS) đã chính thức thông báo về việc quyết định triển khai Chương trình Giám sát cá da trơn đối với cá Tra NK vào Mỹ. Quy định này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2016. Điều này tác động rõ nét đến hoạt động XK cá tra QI/2016 sang thị trường Mỹ.

    Đầu năm 2016, lo ngại bị ảnh hưởng bởi Chương trình giám sát cá da trơn, các nhà NK Mỹ cho biết giá chào bán cá tra tại Mỹ đã tăng 0,10- 0,15USD/kg so với thời điểm trước. Cuối tháng 2/2016, giá xuất từ Việt Nam dao động từ 2,00- 2,05 USD/kg.

    Sau khi thông báo của USDA được đưa ra, đầu năm 2016, một số nhà XK lớn đã quyết định giảm rủi ro bằng cách hoãn giao hàng ngay sau ngày 01/3. Lẽ ra đã có vài trăm container cá tra xuất đi vào tháng 2 nhưng bị hoãn đến tháng 3 hoặc tháng 4. Do đó, giá trị XK cá tra trong tháng 3/2016, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước.

    Tuy nhiên, áp lực tâm lý thuế CBPG cao cộng với Chương trình thanh tra cá da trơn bị đè nặng cũng được “giải tải”. Ngày 25/5/2016, tại kỳ họp của Thượng viện Hoa Kỳ, các Thượng nghị sỹ đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình Giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Với tỷ lệ phiếu thuận áp đảo 55:43 Thượng viện Hoa Kỳ đã nhất trí với Nghị quyết hủy bỏ Chương trình Giám sát cá da trơn do Thượng Nghị sỹ John McCain bảo trợ trong Chương trình rà soát lại các Luật đã ban hành của Quốc hội Hoa Kỳ (Congressional Review Act, gọi tắt là CRA).

    Trong phiên họp sáng 25/5 theo giờ Việt Nam, phe ủng hộ dự luật đứng đầu là Thượng nghị sỹ John McCain của đảng Cộng hòa đã giành được 57 phiếu ủng hộ thủ tục tranh luận và bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết trên, bất chấp sự cản phá quyết liệt của Thượng nghị sỹ Thad Cochran cũng thuộc đảng Cộng hòa, đại diện cho bang Mississippi cũng như đại diện một số bang sản xuất cá da trơn miền Nam nước Mỹ.

    Mặc dù Nghị quyết này sẽ còn phải được đưa qua Hạ viện Hoa Kỳ để bỏ phiếu thông qua rồi mới được đưa lên trình Tổng thống Barack Obama để ký Sắc lệnh ban hành, tuy nhiên đây là thành công bước đầu rất quan trọng, tạo đà cho việc tiếp tục vận động, đấu tranh tại Hạ viện.

    Thị phần cho cá tra Việt Nam tại Mỹ vẫn còn rộng lớn, nhu cầu NK vẫn ổn định, giá tốt, tuy nhiên, rào cản bảo hộ thương mại trong nước đã cản bước DN XK cá tra đẩy mạnh sang thị trường này. Dự báo trong quý tới, XK cá tra sang Hoa Kỳ sẽ tăng từ 10-15% so với cùng kỳ năm trước.

    Nhập khẩu cá thịt trắng của Mỹ T1-3/2016 (Nghìn USD)

     

    Thị trường

    T01

    T02

    T03

    T1-3/2016

    Trung Quốc

    134.522

    122.613

    57.054

    314.189

    Việt Nam

    33.148

    37.743

    26.926

    97.817

    Iceland

    6.422

    8.641

    6.097

    21.160

    Honduras

    6.837

    6.555

    6.739

    20.131

    Indonesia

    6.806

    5.559

    4.414

    16.779

    Colombia

    4.257

    3.991

    4.463

    12.711

    Nga

    4.625

    1.219

    5.049

    10.893

    Costa Rica

    3.111

    3.447

    3.682

    10.240

    Nauy

    4.237

    1.125

    4.207

    9.569

    Canada

    3.067

    3.023

    2.921

    9.011

    Đài Loan

    3.271

    2.482

    2.181

    7.934

    Mexico

    1.663

    2.988

    2.669

    7.320

    Ecuador

    1.690

    1.431

    1.369

    4.490

    Thái Lan

    596

    581

    617

    1.794

    Brazil

    578

    510

    521

    1.609

    Peru

    295

    147

    335

    777

    Myanmar

    241

    137

    317

    695

    Ba Lan

    176

    225

    225

    626

    Malaysia

    64

    219

    261

    544

    Chile

    48

    264

    205

    517

    Nguồn:vasep.com.vn

    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn