TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Xuất khẩu gỗ và khả năng tác động của Brexit

     Gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD, đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Đức và Italia.

    Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,2 tỷ USD (tăng nhẹ 1,3% so với cùng kỳ). Dự báo, cả năm có thể đạt trên 7,4 tỷ USD.

    Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ đạt kim ngạch cao nhất 1,27 tỷ USD, chiếm 39,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 5% so với cùng kỳ; tiếp đến thị trường Nhật Bản trên 479 triệu USD, chiếm 14,9%, tăng 1,8%; sang Trung Quốc 435,5 triệu USD, chiếm 13,5%, tăng 2,37%; sang Hàn Quốc 276,8triệu USD, chiếm 8,6%, tăng 17%; sang Anh đạt 156,8 triệu USD, tăng 10,96%.

    Việt Nam là một trong ba quốc gia xuất khẩu các sản phẩm gỗ nhiều nhất vào thị trường Anh, do đó sẽ có những tác động nhất định từ Brexit. Theo Tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (ITTO), sự mất giá của đồng bảng Anh sau sự kiện Brexit là một tác nhân đáng kể, cộng với sự mất giá của thị trường chứng khoán, đã làm sụt giảm khoảng 30% về giá trị cổ phiếu của ngành xây dựng nhà cửa tại Anh.

    Theo Liên đoàn Thương mại Gỗ Anh (TFF), Brexit sẽ tác động trực tiếp đến ngành xây dựng nhà, làm tăng khoảng 10-12% chi phí. Điều này dẫn đến việc dừng thực hiện các dự án xây dựng trong tương lai, làm giảm sức mua đối với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả các sản phẩm gỗ từ các nước nhiệt đới, không phải chỉ riêng ở Anh mà có thể ở cả các quốc gia khác trong EU. Đó có thể là những bất lợi mà DN gỗ xuất khẩu của Việt Nam cần cân nhắc khi có ý định xuất hàng sang Anh.

    Anh sẽ lựa chọn phương án tiếp tục áp dụng EUTR đối với các sản phẩm gỗ nhiệt đới nhập khẩu. Tuy nhiên, việc Anh rời EU hoàn toàn không có ảnh hưởng đến kết quả đàm phán Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) trong khuôn khổ Chương trình Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT VPA) giữa Việt Nam và EU. Bởi trong giai đoạn 2 năm đàm phán giữa Anh và EU sẽ không có bất cứ thay đổi nào về các quy định và chính sách của Anh có liên quan đến thương mại hàng hóa, dịch vụ giữa Anh và các nước trong khối EU, cũng như giữa Anh và các nước khác như hiện nay.

    Trong cuộc họp báo công bố kết quả đàm phán hồi tháng 4/2016 giữa Việt Nam và EU, hai bên đã cam kết thống nhất về lộ trình ký kết VPA dự kiến vào cuối năm 2016.

    Như vậy khi đàm phán kết thúc, nếu Anh quyết định rời EU, nhưng vẫn muốn duy trì mối quan hệ thương mại với các nước trong khối như hiện nay, thì bắt buộc Anh phải áp dụng các quy định và chính sách về môi trường giống như các thành viên thuộc Khu vực Cộng đồng chung châu Âu, như hiện Na Uy đang áp dụng. Điều này có nghĩa rằng Anh sẽ lựa chọn phương án tiếp tục áp dụng Quy định Gỗ của châu Âu (EUTR) đối với các sản phẩm gỗ nhiệt đới nhập khẩu từ các quốc gia khác và việc duy trì chính sách cấm nhập khẩu các sản phẩm gỗ bất hợp pháp vào Anh sẽ không thay đổi.

    Theo các chuyên gia, khả năng Anh hoàn toàn rời khỏi EU và không áp dụng EUTR là rất nhỏ. Còn nếu điều này xảy ra, những tiêu chuẩn khác áp dụng cho việc nhập khẩu các sản phẩm gỗ từ các nước nhiệt đới của Anh cũng sẽ không thay đổi trước năm 2018. TFF nhận định, Anh sẽ tiếp tục áp dụng EUTR, bởi đây là quy định dựa trên nguyên tắc giảm rủi ro hiệu quả đối với các sản phẩm gỗ nhiệt đới được nhập khẩu vào nước này.

    Hơn thế từ trước đến nay trong EU, Anh luôn là nước có vai trò rất tích cực trong đàm phán FLEGT VPA với nhiều quốc gia, do vậy Anh sẽ không dễ dàng từ bỏ vai trò tích cực của mình. Bên cạnh đó, khung chính sách hiện nay của Anh (độc lập với EU) có liên quan đến mua sắm công đã có cơ chế chấp nhận gỗ có chứng chỉ FLEGT.

    Trong bối cảnh nhiều điều chưa rõ ràng và chưa chắc chắn về việc Anh sẽ rời EU như thế nào, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest, khuyến nghị các DN xuất khẩu của Việt Nam cần cập nhật thông tin và có những giải pháp ứng phó với các kịch bản thị trường khác nhau. Bởi trong tương lai có thể sẽ có những thay đổi về thuế, biến động tỷ giá, thay đổi thủ tục và phí hải quan, cũng như các thay đổi quy định và các tiêu chuẩn hiện đang được EU áp dụng.

    Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2016

    ĐVT: USD

     

    Thị trường

     

    6T/2016

     

    6T/2015

    +/- (%) 6T/2016 so với cùng kỳ

    Tổng kim ngạch

    3.214.599.263

    3.173.829.397

    +1,28

    Hoa Kỳ

    1.270.112.838

    1.209.579.395

    +5,00

    Nhật Bản

    479.050.702

    470.392.334

    +1,84

    Trung Quốc

    435.461.098

    425.370.782

    +2,37

    Hàn Quốc

    276.830.343

    236.052.608

    +17,27

    Anh

    159.769.527

    143.984.170

    +10,96

    Australia

    73.251.017

    67.511.834

    +8,50

    Canada

    61.396.457

    74.197.875

    -17,25

    Đức

    53.320.144

    63.429.610

    -15,94

    Pháp

    49.403.074

    48.694.413

    +1,46

    Hà Lan

    36.602.092

    35.727.840

    +2,45

    Đài Loan

    30.951.219

    37.031.129

    -16,42

    Ấn Độ

    27.085.858

    45.902.355

    -40,99

    Hồng Kông

    20.312.678

    47.737.361

    -57,45

    Malaysia

    18.540.991

    27.051.873

    -31,46

    Bỉ

    15.058.600

    17.198.321

    -12,44

    Italia

    14.192.093

    15.192.702

    -6,59

    Ả Râp Xê Út

    11.987.347

    11.743.346

    +2,08

    Thụy Điển

    11.732.120

    13.179.276

    -10,98

    Tây Ban Nha

    11.210.776

    11.593.592

    -3,30

    New Zealand

    10.361.823

    10.147.684

    +2,11

    Thái Lan

    9.645.288

    10.312.140

    -6,47

    Tiểu VQ Arập TN

    9.113.380

    8.963.152

    +1,68

    Singapore

    7.765.403

    7.130.119

    +8,91

    Ba Lan

    7.652.649

    7.809.047

    -2,00

    Thổ Nhĩ Kỳ

    7.593.659

    7.203.867

    +5,41

    Đan Mạch

    7.006.699

    7.792.586

    -10,09

    Mexico

    5.891.838

    3.380.050

    +74,31

    Campuchia

    5.713.779

    978.906

    +483,69

    Cô Oét

    3.475.884

    4.175.635

    -16,76

    Nam Phi

    2.911.948

    5.840.982

    -50,15

    Hy Lạp

    2.324.627

    3.339.007

    -30,38

    Nauy

    2.143.253

    3.732.063

    -42,57

    Bồ Đào Nha

    1.731.758

    954.791

    +81,38

    Nga

    1.652.121

    2.209.352

    -25,22

    Phần Lan

    993.700

    1.779.012

    -44,14

    Áo

    833.778

    1.484.867

    -43,85

    Thụy Sỹ

    672.001

    730.398

    -8,00

    Séc

    399.268

    478.776

    -16,61


    Theo Vinanet
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn