TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh 08-11-2015

    Doanh nghiệp Việt được dùng vải ngoài TPP trong 5 năm

    doanh nghiep viet duoc dung vai ngoai tpp trong 5 nam

    Doanh nghiệp Việt được dùng vải ngoài TPP trong 5 năm

    Dệt may Việt Nam có thể được hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định TPP trong một số trường hợp có nguyên phụ liệu có xuất xứ không thuộc các nước thành viên.

    Dệt may hiện tại là một trong ba mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam và dự kiến sẽ tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu sau khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Năm 2014, xuất khẩu dệt may sang các nước thành viên TPP đạt 13,4 tỷ USD, chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Nhóm hàng này cũng chiếm hơn một phần tư tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 11 quốc gia trong khu vực.

    Theo lộ trình gỡ bỏ thuế quan TPP vừa được công bố trong toàn văn hiệp định, hàng dệt may được xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, một số khác được giảm về 0% trong 10 năm. Để hưởng ưu đãi trên, hàng dệt may của Việt Nam phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ, song cũng có những trường hợp được ngoại trừ.

    Cụ thể, sản phẩm dệt, may mặc không đạt quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi trong TPP vẫn được xem là hàng hóa có xuất xứ nếu phần nguyên liệu, gồm vải và sợi, không có xuất xứ có trong lượng không lớn hơn 10% tổng trọng lượng của sản phẩm. Quy tắc này có thể được cân nhắc trong 5 năm kể từ thỏa thuận có hiệu lực.

    Tuy nhiên, những sản phẩm có chứa sợi đàn hồi sẽ phải đáp ứng quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi. Hiệp định cũng quy định phải chứng minh cụ thể nguyên liệu được dùng để sản xuất sản phẩm gì, như thuộc nhóm hàng hóa nào, mã số khai thuế hải quan HS..

    Trước đó, quy tắc xuất xứ là một trong những điều doanh nghiệp Việt Nam lo ngại khi tham gia hội nhập bởi hiện nay nguồn nguyên liệu trong nước vẫn chưa đủ đáp ứng, khoảng 70% vẫn phải đi nhập từ bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc - nước không tham gia đàm phán TPP.


    Xuất khẩu trứng vịt muối sang Brunei

    Ngày 5-11, Công ty TNHH Trại Việt (Vietfarm TP.HCM) đã xuất khẩu một container trứng vịt muối (120.000 quả) đầu tiên sang thị trường Brunei. 

    Ông Đàm Văn Hoạt, tổng giám đốc Vietfarm, cho hay để xuất khẩu được lô hàng này, công ty đã phải thiết kế lại toàn bộ chuỗi sản xuất trứng vịt theo tiêu chuẩn Halal (tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và các chất cấm sử dụng theo luật Hồi giáo).

    “Nếu phản ứng thị trường Brunei khả quan, khách hàng của chúng tôi sẽ đặt mua 2-3 container trứng vịt muối mỗi tháng”, ông Hoạt cho biết.

    Cũng theo ông Hoạt, Vietfarm đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xuất khẩu sản phẩm này sang Singapore và Malaysia trở lại vào cuối tháng này, sau nhiều năm hai thị trường này tạm ngưng nhập khẩu từ Việt Nam do liên quan đến tình hình dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Dự kiến công ty này sẽ xuất khẩu sang ba thị trường trên khoảng 20-24 container trứng vịt muối mỗi tháng.


    Các nước TPP nỗ lực ngăn chặn thao túng tiền tệ

    cac nuoc tpp no luc ngan chan thao tung tien te

    Các nước TPP nỗ lực ngăn chặn thao túng tiền tệ

    Theo Kyodo, ngày 6/11, Bộ Tài chính Mỹ cho biết các thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ gặp nhau ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo không có quốc gia thành viên nào thao túng tiền tệ để giành lợi thế xuất khẩu. 

    Theo Bộ Tài chính Mỹ, "các quan chức chính sách kinh tế vĩ mô của từng nước TPP sẽ gặp nhau ít nhất mỗi năm một lần để tham vấn về kinh tế vĩ mô và chính sách tỷ giá hối đoái của mỗi quốc gia thành viên, và đánh giá những nỗ lực ngăn chặn các hành vi tác động tiền tệ thiếu công bằng." 

    Kế hoạch này được cho là nhằm xua tan những quan ngại trong nội bộ nước Mỹ, đặc biệt giữa các nghị sỹ và trong ngành công nghiệp xe hơi, rằng Nhật Bản và các nước khác trong TPP có thể cố tình hạ giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu xe hơi. 

    Một khi có hiệu lực, TPP sẽ chiếm khoảng 40% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu.


    Hàn Quốc đã rót hơn 6 tỷ USD vào Việt Nam trong năm nay

    han quoc da rot hon 6 ty usd vao viet nam trong nam nay

    Hàn Quốc đã rót hơn 6 tỷ USD vào Việt Nam trong năm nay

    Bắc Ninh dẫn đầu trong số các tỉnh có vốn đầu tư từ Hàn Quốc với 5,973 tỷ USD, chiếm 96% tổng vốn đầu tư.

    Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), tính chung trong 10 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của Hàn Quốc tại Việt Nam là 6,221 tỷ USD.

    Nhà đầu tư Hàn Quốc đã đầu tư vào 16 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng số vốn là 5,633 tỷ USD, chiếm 90,5%.

    Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với hai với 3 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 200 triệu USD, chiếm 3,2%.

    Đứng thứ ba là lĩnh vực Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 94,2 triệu USD chiếm 1,5% tổng vốn đầu tư.

    Các dự án đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam trong 10 tháng đầu năm chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài.

    Bắc Ninh dẫn đầu trong số các tỉnh có vốn đầu tư từ Hàn Quốc với 5,973 tỷ USD, chiếm 96% tổng vốn đầu tư.

    Một số dự án lớn của Hàn Quốc được cấp phép trong 10 tháng năm 2015 là dự án Công ty Samsung Display Việt Nam, dự án Heesung Electronics Việt Nam, dự án Công ty TNHH MTV điện gió trà Vinh 1 (nhà máy điện gió Hàn Quốc - Trà Vinh giai đoạn I).


    Fitch: Việt Nam, Paraguay đứng đầu danh sách thị trường sơ khai yêu thích

    Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho rằng Vietnam, Paraguay và 3 quốc gia khác của Châu Phi đang có triển vọng tăng trưởng khả quan.
    fitch: viet nam, paraguay dung dau danh sach thi truong so khai yeu thich

    Fitch: Việt Nam, Paraguay đứng đầu danh sách thị trường sơ khai yêu thích

    Các chuyên gia phân tích của Fitch vừa đưa ra 5 thị trường sơ khai (frontier market) yêu thích của hãng này, trong đó Việt Nam.

    Theo phân tích này, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc có mức chi phí lao động thấp hơn so với Trung Quốc, đặc biệt là trong ngành chế biến chế tạo, cộng với đó là môi trường chính trị ổn định.

    Fitch cho biết đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã tăng gấp 4 lần trong một thập kỷ qua nhờ thương mại cải thiện.

    Đối với Paraguay, Fitch cho rằng xuất khẩu đậu tương, điện và thịt bò của nước này đang khiến họ trở nên đa dạng hơn so với nhiều nước xuất khẩu sơ khai khác. Thêm vào đó, quốc gia này có mức lạm phát tương đối thấp và tình hình tài khóa vững vàng ngay cả khi các đối tác thương mại lớn là Argentina và Brazil gặp trục trặc.

    Đối với tiểu vùng Sahara thuộc Châu Phi, Fitch nhấn mạnh rằng Mozambique sẽ được hưởng lợi từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là trong ngành khí đốt, trong khi Kenya đang đầu tư 4 tỷ USD vào hệ thống đường ray mới và tốc độ tăng trưởng kinh tế 7% của Rwanda có thể sẽ tiếp tục được duy trì.

    Cách đây 1 tuần, Fitch đã quyết định giữ nguyên bậc xếp hạng nhà phát hành trái phiếu chính phủ (IDR) bằng đồng nội tệ và ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức “BB-“, với triển vọng ổn định.

    Fitch cho biết xếp hạng của Việt Nam phản ánh sự đối trọng giữa 1 bên là sự ổn định trở lại của kinh tế vĩ mô cũng như triển vọng vĩ mô khả quan trong thời gian gần, và một bên là mức nợ công cao, thâm hụt ngân sách lớn và các chỉ báo về cơ cấu tương đối yếu.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn