TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh 19-02-2016

    Người Việt tiêu thụ hơn 23.000 ô tô trong tháng đầu năm 2016

    nguoi viet tieu thu hon 23.000 o to trong thang dau nam 2016

    Người Việt tiêu thụ hơn 23.000 ô tô trong tháng đầu năm 2016


    Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng đầu năm 2016, người Việt tiếp tục tiêu thụ 23.165 ô tô, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

    Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) vừa công bố tình hình tiêu thụ ô tô tháng đầu năm 2016. Theo đó, trong tháng 1/2016, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 23.165 xe, giảm 21% so với tháng 12/2015 và tăng 16% so với tháng cùng kỳ năm trước.

    Trước đó, báo cáo của VAMA cho biết, trong năm 2015 người Việt đã tiêu thụ 244.914 xe; tăng 55% so với năm ngoái.

    Trong mức tiêu thụ 23.165 xe của tháng 1 bao gồm bao gồm 14.090 xe du lịch; 8.200 xe thương mại và 875 xe chuyên dụng. Doanh số xe du lịch giảm 16%; xe thương mại giảm 28,4% và xe chuyên dụng giảm 24% so với tháng trước

    Trong khi đó, sản lượng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tiếp tục có diễn biến cùng chiều khi sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 17.379 xe, giảm 7,5% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 5.786 xe, giảm 45% so với tháng trước.

    Về phía các doanh nghiệp thành viên VAMA, tổng lượng tiêu thụ của nhóm này trong tháng 1/2016 đạt 21.879 xe; tăng 37% so với cùng kỳ năm 2015.

    Với lượng tiêu thụ đạt 8.910 xe; tăng trưởng 55% so với cùng kỳ năm trước - Thaco tiếp tục dẫn đầu thị trường ô tô Việt Nam năm 2016 với 40,7% thị phần.

    Toyota đứng thứ 2 với 22,9% thị phần; tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm 2015. Đứng ở vị trí thứ 3 là Ford với 11,8% thị phần; tăng trưởng 70%. GM Việt Nam đứng ở vị trí thứ tư với 3,8% thị phần; tăng trưởng 52% so với cùng kỳ.


    Ngăn chặn gian lận hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài

    ngan chan gian lan hoan thue gtgt cho nguoi nuoc ngoai

    Ngăn chặn gian lận hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài


    Để tránh gian lận, thất thu tiền hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài, Tổng cục Hải quan vừa gửi công văn đề nghị Hải quan một số tỉnh, thành phố tăng cường công tác giám sát hải quan đối với những hành khách xuất nhập cảnh nhiều lần trong tháng.

    Đặc biệt, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát đối với những hành khách xuất cảnh nhiều lần trong tháng, trong năm, những hành khách mỗi lần xuất cảnh có số tiền hoàn thuế lớn. Chú ý trong giám sát đối với hành khách xuất cảnh sang các nước gần Việt Nam sau đó nhập cảnh trong ngày có số tiền hoàn thuế GTGT lớn.

    Đối với những đối tượng nghi vấn… cần lập hồ sơ, kế hoạch theo dõi để phát hiện gian lận và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để giám sát những hành khách đã được hoàn số tiền lớn, đã vào khu cách ly, chuẩn bị ra máy bay để phát hiện khách có thể tuồn hàng đã hoàn thuế ra ngoài.

    Tại khu vực chuẩn bị ra máy bay, đối với những đối tượng nghi vấn, số tiền hoàn lớn, cán bộ Hải quan có thể yêu cầu kiểm tra hàng hóa của khách.

    Cơ quan Hải quan phải chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng, hãng hàng không tại sân bay để lấy thông tin về hành khách, phối hợp theo dõi khách có dấu hiệu khả nghi, kịp thời phát hiện đối tượng gian lận.

    Được biết, thời gian qua tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Hải quan TP.HCM đã phát hiện và lập biên bản vi phạm một số vụ việc khách hàng có hành vi gian lận trong việc hoàn thuế GTGT. Bằng các hình thức thông qua một đối tượng khác đem hàng hóa đã được hoàn thuế GTGT trở ngược lại nội địa, hoặc có hành vi đem hàng hóa đã được hoàn thuế GTGT ra nước ngoài, sau đó mang hàng còn nguyên đai nguyên kiện trở lại Việt Nam.

    Theo Hải quan TP.HCM, qua theo dõi về hành khách hoàn thuế, Cục đã phát hiện có một số hành khách xuất cảnh nhiều lần trong tháng, trong năm, hầu hết mỗi lần xuất cảnh đều làm thủ tục hoàn thuế GTGT với số tiền được hoàn rất lớn.


    Xuất khẩu của Việt Nam sang Úc giảm mạnh vì giá dầu

    xuat khau cua viet nam sang uc giam manh vi gia dau

    Xuất khẩu của Việt Nam sang Úc giảm mạnh vì giá dầu


    Theo đánh giá của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc trong năm qua giảm chủ yếu là do giá dầu thô giảm mạnh.

    Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2015, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Úc đạt 4,93 tỷ USD, giảm 19% so với năm 2014.

    Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt 2,91 tỷ USD, giảm 27,2%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Úc đạt 2,02 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ.

    Theo đánh giá của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc trong năm qua giảm chủ yếu là do giá dầu thô giảm mạnh. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm tới 69,4% (giảm gần 1,3 tỷ USD) và lần đầu tiên xuất khẩu dầu thô của Việt Nam chỉ đứng thứ hai trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Úc.

    Trong năm 2015, điện thoại các loại và linh kiện đã vượt lên trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Úc với kim ngạch đạt 579,8 triệu USD; tăng 32,5% so với năm trước.

    Trong mấy năm gần đây, xuất khẩu dầu thô chiếm khoảng 1/2 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc, do vậy với kim ngạch dầu thô giảm mạnh sẽ kéo tổng kim ngạch xuất khẩu giảm. Nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng phi dầu thô vẫn tăng 9,5% so với năm 2014.

    Như vậy, mặc dù giá dầu thô trong năm qua giảm mạnh nhưng Việt Nam vẫn xuất siêu khoảng 900 triệu USD sang Úc.

    Về phía các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Úc, kim loại thường các loại dẫn đầu với giá trị đạt 387,7 triệu USD, tăng 2,5% so với năm trước. Theo sau đó là các mặt hàng lúa mì, sữa và sản phẩm sữa, than đá, bông, phế liệu sắt thép, máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng…


    'Đường Việt' trước sức ép gia tăng của 'đường Thái'

    duong san xuat o nha may casuco. (anh: thanh phong)

    Đường sản xuất ở nhà máy Casuco. (Ảnh: Thanh Phong)


    Điều lo ngại nhất với đường Việt Nam trong thời gian tới sẽ là sự cạnh tranh mạnh mẽ của đường Thái Lan khi mà Việt Nam đã gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.

    Trước Tết Bính Thân, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có cuộc họp với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh đường để đánh giá tình hình tiêu thụ đường trước, sau Tết và cả niên vụ 2015/2016.

    Nhiều ý kiến tại cuộc họp cho thấy nếu không sớm nâng cao chất lượng, đường Việt Nam sẽ khó cạnh tranh được với đường Thái Lanngay trên sân nhà trong thời gian không xa.

    Theo đánh giá của các công ty thương mại, đầu niên vụ 2015/2016, do giá đường thế giới cao hơn năm trước, đường nhập lậu qua biên giới Campuchia được ngăn chặn khiến số lượng đường nhập lậu có giảm và nhu cầu sử dụng đường cho tiêu dùng trong dịp tết tăng lên, vì vậy hầu hết các nhà máy đường đều thuận lợi do giá đường ổn định ở mức cao, không có hiện tượng giảm giá như các vụ trước.

    Các công ty thương mại đều tiêu thụ tốt nhưng hiệu quả kinh tế thấp do ảnh hưởng của đường Thái Lan nhập lậu và các nhà máy trong nước bán ra với giá cao.

    Tuy nhiên sau Tết Bính Thân, tình hình tiêu thụ đường có khả năng sẽ không tốt, giá đường có thể giảm vì những nguyên nhân sau: Giá đường thế giới có khả năng giảm trong thời gian tới; đường lậu Thái Lan có chiều hướng gia tăng do giá rẻ hơn nhiều mà chất lượng lại cao hơn so với đường RS của các nhà máy trong nước bán ra trước tết;

    Đường tạm nhập tái xuất được chuyển đóng thành những túi 1kg để bán lẻ ra thị trường nội địa; XK tiểu ngạch sang Trung Quốc giảm do cấm biên, giá đường Trung Quốc giảm, đường Thái Lan sang Trung Quốc đã xuất qua các cửa khẩu Myanmar;

    Nhiều khả năng lượng đường NK theo hạn ngạch thuế quan sẽ được tổ chức đấu thầu sớm hơn năm 2015; đường từ Hiệp định thương mại Việt - Lào được nhập về Việt Nam không hạn chế số lượng, không rào cản kỹ thuật, thuế nhập khẩu 0% và VAT 0%.

    Điều lo ngại nhất với đường Việt Nam trong thời gian tới sẽ là sự cạnh tranh mạnh mẽ của đường Thái Lan khi mà Việt Nam đã gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.

    Hiện tại và trong những năm tới, sản xuất đường ở Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh được với sản xuất đường ở Thái Lan, do đó chưa có dấu hiệu các công ty đường Thái Lan nhắm vào mua lại các nhà máy đường Việt Nam.

    Tuy nhiên, người Thái đang quan tâm mạnh tới thị trường tiêu thụ đường Việt Nam. Với hơn 90 triệu dân, Việt Nam là một thị trường lớn, đầy hứa hẹn với ngành đường Thái Lan. Vì vậy, trong tương lai rất gần, cụ thể là tới năm 2018, khi thuế suất NK đường từ các nước ASEAN giảm xuống còn 5%, đường và sản phẩm sau đường của Thái Lan sẽ tràn vào gây khó khăn cho ngành đường Việt Nam ngay ở thị trường nước ta.

    Lâu nay, tuy có sự ngăn chặn của cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương dọc biên giới Tây Nam, nhưng đường Thái Lan từ Campuchia nhập lậu vào Việt Nam vẫn khá nhiều, đủ sức gây tác động tới giá đường trong nước và làm cho người tiêu dùng Việt Nam quen sử dụng đường Thái Lan.

    Chính vì vậy, để cạnh tranh được với đường Thái Lan sẽ tràn vào qua đường chính ngạch trong thời gian sắp tới, bên cạnh những giải pháp tổng thể nhằm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất mía đường…, ngành đường Việt Nam phải tập trung nâng cao chất lượng đường RS sao cho ngang bằng với loại đường này của Thái Lan.

    Trong niên vụ 2015/2016, chất lượng đường RS của các nhà máy đường đã được cải thiện đáng kể, nên được các công ty sản xuất thực phẩm trong nước tiêu thụ tăng lên so với năm trước. Tuy nhiên, nếu so với chất lượng đường RS nhập lậu từ Thái Lan thì vẫn chưa bằng.

    Bên cạnh đó, để giữ được thị trường nội địa, cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà máy với các công ty thương mại theo chuỗi sản xuất tiêu thụ nhằm cung cấp đều đặn đường nội địa để giữ thị phần, hệ thống thương mại nên kinh doanh theo phương thức chiết khấu thương mại giữa công ty đường và công ty thương mại.

    Đồng thời ngành mía đường cần tổ chức tìm hiểu, học hỏi phương thức điều hành chuỗi giá trị từ sản xuất đến thương mại của hai ngành đường Thái Lan và Trung Quốc.


    Robot sẽ 'cướp' 5 triệu việc làm của con người vào năm 2020

    Thị trường lao động chuộng robot và trí tuệ nhân tạo sẽ chiếm 5,1 triệu việc làm trong năm năm tiếp theo ở 15 quốc gia phát triển, theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ.
    Theo đó, 7,1 triệu việc làm sẽ nằm trong tay robot thay vì con người và xuất hiện thêm hai triệu việc làm mới.
    15 nền kinh tế được khảo sát chiếm 65% lực lượng lao động của thế giới.
    Tổ chức Lao động Quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc dự báo sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp toàn cầu lên đến 11 triệu người vào năm 2020. 2/3 số công việc bị robot thay thế dự kiến ở các lĩnh vực văn phòng và hành chính khi các máy móc thông minh tiếp quản nhiều nhiệm vụ hơn.

    WEF đã lấy "cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư" - một chủ đề bao gồm công nghệ nano, công nghệ sinh học và in ấn 3D - là chủ đề chính thức của hội nghị Davos năm nay, diễn ra từ ngày 20 đến 23-1.

    nhan vien cong ty robot nachi lap trinh mot canh tay robot tai trien lam robot quoc te o tokyo, nhat ban vao 2-12-2015. 

    Nhân viên Công ty Robot Nachi lập trình một cánh tay robot tại triển lãm Robot quốc tế ở Tokyo, Nhật Bản vào 2-12-2015. 

    Báo cáo có tiêu đề "Tương lai của việc làm" kết luận rằng công việc sẽ được di dời trong mọi ngành công nghiệp, mặc dù tác động sẽ thay đổi đáng kể, với những thiệt hại lớn nhất sẽ tác động đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe do sự phát triển của y học từ xa, tiếp đến là lĩnh vực năng lượng và các dịch vụ tài chính.
    Bên cạnh đó sẽ xuất hiện một nhu cầu mạnh mẽ về nguồn nhận lực thành thạo chuyên môn, bao gồm nhà phân tích dữ liệu và nhà đại diện bán hàng chuyên nghiệp.
    Phụ nữ sẽ gánh tổn thất nhiều nhất vì công việc của họ thường nằm trong lĩnh vực tăng trưởng yếu như bán hàng, văn phòng và các vị trí quản lý, báo cáo cho biết thêm.
    Trong khi cứ một người đàn ông có việc thì ba người đàn ông khác mất việc (vào tay robot) thì có đến năm phụ nữ mất việc.

    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn