TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-01-2016

    Đừng quá phụ thuộc “ông hàng xóm”

    dung qua phu thuoc “ong hang xom”

    Đừng quá phụ thuộc “ông hàng xóm”

    VN đã nhập siêu từ Trung Quốc hơn 32,3 tỉ USD và cứ trong khoảng 4 đồng nhập khẩu có 1 đồng nhập hàng từ Trung Quốc. 

    Trong năm 2015, VN đã nhập siêu từ Trung Quốc hơn 32,3 tỉ USD và cứ trong khoảng 4 đồng nhập khẩu có 1 đồng nhập hàng từ Trung Quốc. Chỉ trong vòng một thập kỷ, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gần 200 lần và chưa có dấu hiệu dừng lại.

    Thời gian qua, nhiều chuyên gia đã phải lên tiếng cảnh báo VN đang phụ thuộc vào hàng Trung Quốc.

    Tuy nhiên nhiều năm nay tình hình vẫn vậy, nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn ngày càng tăng. Trong đó, con số tổng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến gần 50 tỉ USD trong năm này chỉ mới tính kim ngạch nhập khẩu chính thức, chưa tính đến hàng tuồn qua đường mòn lối mở, hàng lậu... vô cùng lớn.

    Theo các chuyên gia, một phần không nhỏ xuất khẩu của VN là đang... xuất hộ (giùm) hàng Trung Quốc. Bởi VN chủ yếu giữ lại chút tiền gia công ít ỏi, còn lại là nhập máy móc, nguyên vật liệu Trung Quốc rồi xuất khẩu sang Mỹ, EU.

    Nhập nhiều từ Trung Quốc ai cũng biết là giá rẻ, hàng hóa đa dạng, thậm chí làm giả, làm nhái các sản phẩm khác cũng... tốt. Nhưng có những thứ mà cả nền kinh tế và các thế hệ sau sẽ phải gánh chịu. Đó là những mặt hàng dệt may nghi còn tồn dư formaldehyde có thể gây ung thư, đó là một số khu vực sản xuất trong nước có thể phải đóng cửa do hàng ngoại giá rẻ...

    Đặc biệt, việc nhập máy móc, thiết bị từ Trung Quốc vẫn áp đảo. Vậy nếu chỉ dùng đúng công nghệ Trung Quốc, liệu sản phẩm VN khi làm ra có cạnh tranh nổi hàng Trung Quốc, nhất là khi các dòng thuế dần về 0%? Nền sản xuất sẽ ra sao?

    Thậm chí đã có chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc cảnh báo việc nhập máy móc, thiết bị không phải từ khu vực có trình độ công nghệ nguồn sẽ khiến không thể làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế VN theo hướng hiện đại.

    Điều này sẽ tác động lâu dài đến khả năng nâng cấp công nghệ của doanh nghiệp để tăng năng suất, chất lượng... Nhiều chuyên gia và cả các doanh nghiệp đều khẳng định sự phụ thuộc nguyên vật liệu vào một đối tác, chủ yếu Trung Quốc, đang là một nguy cơ.

    Bởi nếu vì lý do nào đó, “ông hàng xóm” này ngừng cung cấp hoặc gây áp lực tăng giá... sản xuất của VN sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo đó là cuộc sống của hàng ngàn công nhân...

    Đã có nhiều lý do được đưa ra để biện minh việc nhập khẩu hàng Trung Quốc quá nhiều từ thượng vàng đến hạ cám, từ máy móc đến nguyên liệu... Doanh nghiệp sẽ không thể nhập khẩu nhiều thế nếu người tiêu dùng không mua.

    Rồi nhiều nhà thầu VN đã kêu tại các dự án quy mô lớn, nhà thầu Trung Quốc trúng thầu rồi họ nhập từ máy móc thiết bị đến các loại khung thép, thậm chí cả nhân công... Thế nhưng nếu ai cũng chấp nhận lý do để đảm bảo tiến độ, vì giá rẻ, phù hợp hay vì họ tài trợ vốn... thì nền sản xuất trong nước còn gặp khó.

    Có lẽ VN sẽ không thể không nhập siêu từ Trung Quốc, nhưng nhập loại hàng hóa gì, công nghệ nào... không chỉ cần doanh nghiệp tính toán cân nhắc, mà cơ quan chức năng cũng phải vào cuộc để có những biện pháp phòng vệ đối với hoạt động sản xuất trong nước.

    Ngoài việc ký các hiệp định để đa dạng hóa thị trường, trước mắt có lẽ cần nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn hạn chế nhập máy móc thiết bị cũ từ Trung Quốc, có cơ chế khuyến khích nhập công nghệ từ các nước tiên tiến, tăng thuế các mặt hàng nguyên phụ liệu VN đã sản xuất được... Đặc biệt, cần quản lý chặt hàng lậu giá rẻ đang tiêu diệt dần nền sản xuất trong nước.


    Cà phê Việt chính thức vào Stabucks

    Từ ngày 4-1, Starbucks Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm Starbucks Reserve® Việt Nam Đà Lạt, phục vụ cho người Việt.

    Đây là lần đầu tiên một loại cà phê Arabica trồng tại Cầu Đất (Đà Lạt, Lâm Đồng) được Starbucks chọn để bán tại Việt Nam. Loại cà phê này có hương vị với vị chua nhẹ, vị hạt cây kola, kẹo bơ cứng và vanilla.

    Trước đó, Starbucks Reserve® Việt Nam Đà Lạt được bán lần đầu tiên vào tháng 7-2015 tại một số cửa hàng chọn lọc tại Mỹ và vài nước khác.“Bảy năm qua Starbucks đã thu mua cà phê Aarbica vùng Cầu Đất nhưng sản lượng nhỏ nên chỉ bán trong các cửa hàng Starbucks cao cấp ở một số quốc gia. Đến nay sản lượng cà phê Arabica đã đủ, chất lượng đạt tiêu chuẩn cao… nên chúng tôi mới bán tại thị trường Việt Nam” - bà Patricia Marques, Tổng Giám đốc Starbucks Việt Nam, thông tin.


    10.000 búp bê đồ chơi Barbie của Trung Quốc bị tiêu huỷ

     Lệnh thu giữ và tiêu huỷ trên được chính quyền liên bang Puerto Rico đưa ra. Nguyên nhân thực sự đằng sau hành động này vẫn chưa được làm rõ.

    hinh anh bup be barbie duoc rao ban tren amazon voi gia gan 30 usd - anh: amazon

    Hình ảnh búp bê Barbie được rao bán trên Amazon với giá gần 30 USD - Ảnh: Amazon

    ABC News dẫn lời đại diện cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ ngày 4-1 cho biết lượng hàng hoá trên có giá trị tổng cộng là 41.000 USD, gồm 10.000 con búp bê Barbie cao khoảng 30cm, đi kèm với chó đồ chơi nhỏ.

    Với thiết kế giống đến 90% mẫu búp bê Barbie từ công ty đồ chơi Mattel của Mỹ (chỉ khác trang phục và kiểu tóc), những mẫu búp bê Barbie này từ Trung Quốc rất có thể đã bị cho là hàng “nhái”, và bị tiêu huỷ vì vi phạm luật sở hữu trí tuệ từ chính quyền thành phố Puerto Rico.

    Vào năm ngoái, chính quyền Puerto Rico cho biết họ cũng từng thu giữ gần 300 chuyến hàng tương tự từ Trung Quốc vì làm đồ giả và kém chất lượng, vi phạm nghiêm trọng luật sở hữu trí tuệ.


    Nhiều nước đề phòng máy tính Trung Quốc

    mot chiec may vi tinh cua lenovo - anh: laptopmag

    Một chiếc máy vi tính của Lenovo - Ảnh: LaptopMag


    Các hãng sản xuất máy tính của Trung Quốc luôn bị nhà chức trách nhiều quốc gia đề phòng và tẩy chay vì chứa phần mềm gián điệp.

    Lenovo là công ty Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh và North Carolina (Mỹ). Năm 2005, Lenovo mua lại mảng kinh doanh máy vi tính của IBM, sau đó tiến vào thị trường điện thoại thông minh. Tháng 1-2014, Lenovo mua hãng sản xuất điện thoại Motorola Mobility từ Google.

    Cổ đông lớn nhất của Lenovo là Legend Holdings, một công ty đầu tư Trung Quốc do Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) sáng lập. Giới an ninh và tình báo phương Tây khẳng định CAS là nơi các đơn vị chiến tranh mạng của quân đội Trung Quốc hoạt động.

    Theo trang Popular Science, hồi năm 2013 cơ quan tình báo nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Anh, Canada, New Zealand và Úc, đồng loạt ra lệnh cấm sử dụng máy tính của Lenovo vì chứa phần mềm gián điệp. Nhiều chuyên gia tình báo và quốc phòng của Mỹ và Úc cho biết phần mềm gián điệp của Lenovo cho phép tin tặc xâm nhập thiết bị từ xa mà người sử dụng không hề biết.

    Bộ Ngoại giao Mỹ từng mua 16.000 máy vi tính ThinkPad của Lenovo, nhưng sau đó quyết định không sử dụng vì lo ngại phần mềm gián điệp bên trong có thể xâm nhập các kênh thông tin mật của chính phủ Mỹ.

    Hồi đầu năm 2015, Lenovo cũng bị phát hiện cài mã độc Superfish bên trong máy tính của hãng. Superfish có thể thu thập thông tin từ các truy cập trên máy tính.

    Một số khách hàng Mỹ đâm đơn kiện Lenovo ở tòa án tại Nam California. Sau đó, Bộ An ninh nội địa Mỹ lên tiếng cảnh cáo Lenovo, yêu cầu hãng này phải gỡ bỏ phần mềm Superfish. Lenovo phải lên tiếng xin lỗi và cam kết gỡ bỏ phần mềm độc hại này.

    Nhưng không chỉ có Lenovo là hãng máy tính duy nhất của Trung Quốc cài phần mềm gián điệp vào sản phẩm của mình để phục vụ ý đồ do thám của Bắc Kinh. Hồi đầu năm 2015, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ ra lệnh cấm các cơ quan chính phủ sử dụng sản phẩm của hai hãng sản xuất điện thoại Trung Quốc là Huawei và ZTE.

    Năm 2009, chính quyền Trung Quốc ép các nhà sản xuất máy vi tính hoạt động tại nước này phải cài đặt phần mềm Lục Bá (đập xanh) để kiểm duyệt tin tức và theo dõi người dùng Internet. Lenovo có cài phần mềm Lục Bá trong các máy vi tính ThinkPad.

    Luật chống khủng bố mà Trung Quốc mới thông qua hồi cuối năm 2015 cũng ép các công ty công nghệ hoạt động tại nước này phải chia sẻ mã nguồn và cài đặt “cổng sau” trong các sản phẩm điện tử để an ninh Bắc Kinh dễ dàng tiếp cận thông tin.


    Giao dịch nhà đất tại Tp.HCM cao nhất trong lịch sử

    Giá bán ở phân khúc cao cấp tăng vọt 8,3% so với cùng kỳ năm trước, hiện ở mức trung bình là 2.025 USD/m2.

    Theo số liệu CBRE Việt Nam, cả năm thị trường đã chào bán 41.787 căn hộ từ 78 dự án, đa số tập trung ở phía Đông (47%) và phía Nam (27%) của thành phố, tăng 122% so với năm trước.

    Vinhomes Central Park ở Bình Thạnh (tính đến nay đã chào bán hơn 7.500 căn hộ) và dự án lớn Masteri Thảo Điền ở quận 2 (với hơn 3.700 căn hộ).

    Lượng giao dịch trên thị trường năm 2015 đạt kỷ lục 36.160 căn, cao nhất trong lịch sử, tăng 98% so với năm trước.

    Nếu không tính giao dịch bán lẻ thì lượng giao dịch thực cho người mua lẻ ước đạt 33.358 căn hộ, tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Chỉ tính riêng Quý 4/2015, ước tính tổng lượng giao dịch trên thị trường lên đến tương ứng 10.340 căn hộ (tăng 28% so với quý trước đối với giao dịch mua lẻ) và 8.128 căn hộ (tăng nhẹ 2% so với quý trước đối với giao dịch mua bán sỉ).

     

    Phân khúc căn hộ bán chạy nhất từ 1,3-5 tỉ đồng, chiếm hơn 75% thị phần.

    Giá bán trung bình thị trường sơ cấp 2.012 USD/m2, tăng 4,4% so với năm trước. Giá bán của sản phẩm cao cấp tăng vọt 8,3% so với cùng kỳ năm trước, hiện ở mức trung bình là 2.025 USD/m2, chủ yếu nhờ các dự án đang chào bán tại các ‘điểm nóng’ của thành phố. Một số dự án tăng từ 10% đến 15%.

    Nguồn cung tương lai ước tính khoảng 45.000 căn từ 90 dự án trong năm 2016


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn