TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-07-2016

    Kịch bản “lạnh gáy” của đồng nhân dân tệ

    Đối với các nước mà kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa, khi đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc rớt xuống mức này, đây thực sự là nỗi lo ngại rất lớn.

    anh minh hoa: vcg

    Ảnh minh họa: VCG

    Truyền thông bằng tiếng Hoa cho biết từ tháng 5/2016 trở lại đây, đồng NDT liên tục mất giá với việc thiết lập nhiều đáy mới.

    Điều bất ngờ là cùng với việc đồng NDT rớt giá, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu trong, ngoài Trung Quốc vẫn không giảm mạnh như trước đây, ngược lại còn tăng trưởng mạnh, kể cả khi chịu thêm tác động từ sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu ÂU (EU).

     

    Bất ngờ hơn, dự trữ ngoại tệ tháng 6 của Trung Quốc đã đảo chiều, quay lại tăng thêm 13,426 tỷ USD, lên 3.205,1 tỷ USD (tương đương 80% so với mức đỉnh 4.000 tỷ USD đạt được hồi tháng 6/2014), là mức tăng mạnh nhất trong một tháng kể từ tháng 4/2015.

     

    Từ những cơ sở nêu trên, theo tờ Đa chiều, có thể phán đoán chỉ cần số liệu cho thấy không có dấu hiệu dòng tiền chảy mạnh ra ngoài Trung Quốc, việc điều tiết tỷ giá của đồng NDT có thể dự trên việc tham khảo rổ tiền tệ và tỷ giá đóng cửa.

     

    Đồng thời, chỉ cần tỷ giá giao ngay của đồng NDT không biến động quá lớn so với tỷ giá tham chiếu thì Bắc Kinh có thể để cho thị trường tự điều tiết.

     

    Điều đó có nghĩa, đồng NDT sẽ tiếp tục phá giá. Theo dự đoán của tập đoàn tài chính Nomura (Nhật Bản), cuối năm nay tỷ giá giữa đồng NDT và đồng USD đạt 6,94 NDT/USD và trong kịch bản cấp tiến của Ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) đưa ra vào hôm 4/7 là 7,2 NDT/USD.

     

    Đối với Trung Quốc, việc đồng NDT mất giá sẽ giúp tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nhưng vô hình dung sẽ khiến các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu cũng sẽ đi vào con đường phá giá đồng tiền của mình để cạnh tranh và một cuộc chiến tranh tiền tệ lại trực chờ.


    Giá gạo châu Á chịu sức ép từ các cuộc bán đấu giá của Thái Lan

    Giá gạo 5% tấm của Thái Lan ổn định ở 420-438 USD/tấn; Việt Nam bán 70.000 tấn gạo cho Malaysia; Thị trường theo dõi tình hình lũ lụt ở Trung Quốc.
    Giá gạo châu Á tuần này giảm do chịu tác động từ các cuộc bán đấu giá gạo dự trữ quốc gia của Thái Lan, trong khi khách hàng từ châu Phi đã quay trở lại Thái Lan để ký những hợp đồng mua mới.
    Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ tuần này giảm xuống 375-385 USD/tấn, FOB, từ mức 380-390 USD/tấn cuối tháng 6, do nhu cầu giảm trong bối cảnh chính phủ Thái Lan liên tiếp mở bán đấu giá gạo cũ.
    “Việc Chính phủ Thái Lan đang tích cực bán đấu giá gạo tồn trữ đang ảnh hưởng tới xuất khẩu của Ấn Độ. Chúng tôi phải giảm giá để duy trì sức cạnh tranh”, một nhà xuất khẩu ở Kakinada thuộc bang miền nam Ấn Độ Andhra Pradesh cho biết. Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, tiếp sau là Thái Lan và Việt Nam.
    Tháng này Chính phủ Thái Lan cho biết họ sẽ mở bán 2,48 triệu tấn gạo vì mục đích xuất khẩu và sử dụng trong công nghiệp, với nỗ lực giải phóng toàn bộ số gạo tồn trữ vào giữa năm 2017.
    Gạo 5% tấm của Thái Lan giá khoảng 420-438 USD/tấn, FOB Bangkok, so với 415-438 USD/tấn một tuần trước đây.
    “Gạo Thái Lan bán gần đây chủ yếu là gạo đồ, và các khách hàng châu Phi đã bắt đầu quay trở lại mua”, một thương gia ở Bangkok cho biết. Ông dự báo tồn trữ sẽ tăng trong 2-3 tháng tới khi thu hoạch vụ mới.
    Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm vụ Hè thu giảm xuống 360-370 USD/tấn, FOB, so với 365 -370 USD/tấn một tuần trước đây.
    Giá chào gạo cùng loại làm từ lúa Đông xuân đắt hơn khoảng 10-15 USD/tấn. Giá trả thấp hơn giá chào khoảng 10 USD/tấn.
    Một thương gia của công ty nước ngoài ở TP HCM cho biết: “Sau khi tăng nhẹ vào cuối tuần trước, giá gạo Việt Nam đã giảm trở lại bởi các khách hàng tận dụng cơ hội Thái Lan mở bán gạo tồn trữ để hạ giá mua”.
    Thái Lan đã bán 1,11 triệu tấn gạo từ kho dự trữ trong buổi bán ngày 15/6, theo thông tin từ Bộ Thương mại nước này.
    Tháng trước, Việt Nam đã bán 70.000 tấn gạo 5% tấm và 15% tấm cho Malaysia, nhưng hợp đồng nhỏ này không ảnh hưởng tới giá tgrên thị trường.
    Các thương gia cho biết họ đang theo dõi tình hình ở miền trung và nam Trung Quốc, nơi lũ lụt đã khiến 128 người thiệt mạng, ảnh hưởng tới hơn 1,9 triệu ha cây trồng và thiệt hại hơn 38 tỷ nhân dân tệ (5,70 tỷ USD).
    Một thương gia ở TP HCM cho biết: “Trung Quốc vẫn chưa nhập khẩu gạo trở lại. Nếu họ bắt đầu mua, giá sẽ tăng lên”. Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.(Vinanet)

    Thái Lan sẽ xả tiếp 9,5 triệu tấn gạo trong vòng 1 năm tới

    Tính đến hết thời điểm ngày 13/6/2016, Thái Lan đã xuất khẩu được tổng cộng 4,6 triệu tấn gạo, thu được 71,7 tỉ Baht (khoảng 2 tỷ USD).

    Thái Lan kỳ vọng vào lượng gạo bán ra trong 6 tháng cuối năm 2016. Về phía Chính phủ nước này, trong tháng 7/2016, nhiều đoàn công tác sẽ tiến hành các chuyến công tác đến Mozambique, Kenya và Singapore nhằm xúc tiến việc bán gạo tới các quốc gia trên.

    Tính đến ngày 13/6, Thái Lan đã xuất khẩu được tổng cộng 4,6 triệu tấn gạo, tăng 13% về giá trị, tổng số tiền thu được ở mức 71,7 tỉ Baht (khoảng 2 tỷ USD) cao hơn cùng kỳ năm ngoái.

    Khoảng 44% khối lượng xuất khẩu được vận chuyển đến châu Phi và 40% vận chuyển đến Trung Quốc, Indonesia, Philippines và phần còn lại đến Mỹ và Trung Đông. Theo dự kiến, mục tiêu của Chính phủ Thái Lan sẽ xuất khẩu khoảng 9,5 triệu tấn gạo.

    Trong phiên đấu thầu gạo mới nhất của Chính phủ Thái Lan, tổng khối lượng gạo bán ra đạt 1,99 triệu tấn và đã thu về số tiền khoảng 19,4 tỉ Baht (551 triệu USD). Mặc dù lượng gạo nằm trong kho dự trữ một thời gian dài nhưng mức giá chào bán tốt.

    Loại gạo trắng 5% tấm được chào bán với mức giá 10-11 Baht/kg (0,28 – 0,3 USD) trong khi giá thị trường đối với loại gạo mới thu hoặch được chào bán ở mức 13-14 Baht/kg (0,36 – 0,39 USD).

    Cũng liên quan tới tình hình xuất khẩu gạo của Thái Lan, việc nước này ồ ạt bán gạo ra thị trường có thể khiến giá gạo thế giới giảm. Trong cuộc họp mới nhất với Ủy ban Chính sách Quản lý Gạo Thái Lan, bà Chutima Bunyapraphasara, Bí thư thường trực Bộ Thương mại Thái Lan đã thông báo kế hoạch sẽ xả hoàn toàn 9,5 triệu tấn giữa thời điểm hiện tại và nửa đầu năm tới. Kế hoạch có mục tiêu tăng tính hiệu quả của việc quản lý gạo của nước này.

    Ủy ban này cũng cho biết, kế hoạch này sẽ không ảnh hưởng đến giá gạo toàn cầu do nhu cầu của thị trường vẫn cao trong khi sản lượng đầu ra giảm do ảnh hưởng của hạn hán.

    Trong bước đầu tiên của kế hoạch xả hàng, các nhà thương mại gạo được mời tham dự phiên đấu thầu 2,18 triệu tấn. Hạn chót nộp đơn tham dự phiên đấu thầu vào ngày 28/7/2016.(VOV)


    Nền kinh tế Trung Quốc có cần thêm các biện pháp hỗ trợ?

    Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố số liệu cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng Sáu vừa qua tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 2% ghi nhận trong tháng Năm.
    Giới quan sát nhận định đây là chỉ dấu cho thấy Bắc Kinh cần triển khai thêm các biện pháp kích thích nhằm hỗ trợ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
    Theo báo cáo của NBS, tính trong nửa đầu năm nay, CPI của Trung Quốc tăng 2,1%. Hiện lạm phát của nước này vẫn đang duy trì ở mức thấp nếu so với mục tiêu mà Bắc Kinh đặt ra cho cả năm nay ở mức khoảng 3%, phản ánh nhu cầu nội địa của nước này vẫn yếu.
    Giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm trong tháng Sáu chỉ tăng 4,6%, so với mức tăng 5,9% trong tháng trước đó. Trong khi đó, giá các mặt hàng phi lương thực trong tháng trước tăng 1,2%, nhỉnh hơn so với mức tăng 1,1% ghi nhận trong tháng Năm vừa qua.
    Trước tình hình trên, ông Zhou Hao, chuyên gia kinh tế cấp cao phụ trách mảng các thị trường mới nổi tại châu Á, thuộc Commerzbank (Singapore), cho rằng Bắc Kinh cần triển khai các chính sách kích cầu nội địa cần thiết nếu muốn hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay.
    Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu kinh tế nước này tăng trưởng 6,5-7% trong năm 2016. Sức tăng GDP của Trung Quốc trong năm ngoái đạt 6,9% - mức thấp nhất trong 25 năm qua.

    Báo cáo của NBS cũng chỉ ra rằng Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc trong tháng Sáu giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2015, giảm mạnh hơn so với mức dự đoán của giới phân tích đưa ra trước đó là 2,5%.(VN+)


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn