TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-07-2016

    Truy thu trên 2,7 tỷ đồng tiền thuế từ mặt hàng đá nhập khẩu

    Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 vừa tiến hành kiểm tra sau thông quan về mã số hàng hóa mặt hàng đá Marble thô, đá Granite đã đẽo và cưa thành khối do một công ty tại Đồng Nai nhập khẩu, truy thu trên 2,7 tỷ đồng tiền thuế. 

    da nhap khau qua chi cuc hai quan cua khau cang sai gon khu vuc 1. anh: t.h

    Đá nhập khẩu qua Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1. Ảnh: T.H

    Qua kiểm tra 41 tờ khai hải quan nhập khẩu, doanh nghiệp khai báo mặt hàng đá Marble thô, đá Granite đã đẽo và cưa thành khối mã số 2515.11.00, '2516.11.00, thuế suất nhập khẩu 0%. Đối chiếu với Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành theo Thông tư 182/2015/TT-BTC ngày 16-11-2015 của Bộ Tài chính, mặt hàng trên là loại đã được đẽo và cưa thành khối phù hợp áp mã số 2515.11.00 (nếu là đá Marble), 2516.11.00 (nếu là đá Granite) thuế suất nhập khẩu 2% .

    Theo giải trình của doanh nghiệp, do sơ xuất nên việc khai báo cũng như kết quả kiểm tra chứng từ, kiểm tra thực tế hàng hóa đều thể hiện là loại đã được đẽo và cưa thành khối. Doanh nghiệp chấp nhận áp mã 2515.12.10 (nếu là đá Marble), 2516.12.00 (nếu là đá Granite) thuế suất nhập khẩu 2%. Doanh nghiệp đề nghị cơ quan Hải quan xem xét ghi nhận nhầm lẫn vô ý, các tờ khai phát sinh sau ngày 9-3-2016 doanh nghiệp đã khai báo đúng mã số 2515.12.10 (nếu là đá Marble), 2516.12.00 (nếu là đá Granite).

    Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 chấp thuận cho doanh nghiệp được khai bổ sung cho 41 tờ khai nhập khẩu mặt hàng Đá Marble thô, đá Granite đã đẽo và cưa thành khối về đúng mã số 2515.12.10, '2516.12.10,  thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các tờ khai mở từ ngày 1-1-2016 là 2%, đối với các tờ khai mở từ ngày 1-1-2015 đến 31-12-2015 là 3%, đồng thời truy thu trên 2,7 tỷ đồng tiền thuế.


    Điều kiện để được kinh doanh hàng miễn thuế

    Để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về vị trí đặt cửa hàng miễn thuế.

    cua hang mien thue

    cửa hàng miễn thuế

    Quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế được nêu cụ thể tại Nghị định 68/2016/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hai quan, tập kế, kiểm tra, giám sát hải quan. Cụ thể, để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, DN phải đáp ứng các điều kiện về vị trí như: Trong khu vực cách ly của cửa khẩu đường bộ quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển loại 1; trong khu vực cách ly và khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế. Trong nội địa. Trên tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế của hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Kho chứa hàng miễn thuế đặt tại vị trí cùng với cửa hàng miễn thuế hoặc trong khu vực cách ly, khu vực hạn chế hoặc thuộc địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu…

    Ngoài ra, doanh nghiệp phải có phần mềm đáp ứng các tiêu chí: Quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong cửa hàng miễn thuế theo từng mặt hàng, đối tượng mua hàng, tờ khai hải quan; đáp ứng yêu cầu sao lưu, kết xuất dữ liệu để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ và được nối mạng trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

    Đồng thời, phải có hệ thống camera quan sát được các vị trí trong kho chứa hàng miễn thuế, cửa hàng miễn thuế; hình ảnh quan sát được vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ).

    Nghị định cũng quy định tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế trong 2 trường hợp: Theo đề nghị tạm dừng hoạt động của doanh nghiệp. Các trường hợp thuộc đối tượng thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế.

    Trong thời gian tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, cơ quan Hải quan thực hiện giám sát lượng hàng tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế. Doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế chịu trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế.

    Thời hạn tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế không quá 6 tháng kể từ ngày thông báo tạm dừng hoạt động.

    Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế gồm: Theo đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của doanh nghiệp; quá thời hạn 6 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế nhưng doanh nghiệp không đưa cửa hàng miễn thuế vào hoạt động; Cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế không duy trì các điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế; trong vòng 12 tháng doanh nghiệp ba lần vi phạm hành chính về hải quan liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế và bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; quá thời hạn tạm dừng hoạt động quy định tại Nghị định này.

    Nghị định về điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016.


    Cơ quan Hải quan có thể truy thu thuế trong thời hạn 10 năm

    Trước kiến nghị của nhiều DN trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh về việc cơ quan Hải quan nên kiểm tra sau thông quan cho DN theo từng năm để tạo điều kiện cho DN hạch toán tài chính, theo Tổng cục Hải quan, quy định kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 5 năm là phù hợp với quốc tế và cơ quan Hải quan vẫn xem xét, xử lý việc truy thu thuế trong thời hạn 10 năm nếu phát hiện hành vi vi phạm của DN.

    cong tac phuc tap ho so tai co quan hai quan. anh: tu lieu

    Công tác phúc tập hồ sơ tại cơ quan Hải quan. Ảnh: Tư liệu

    Theo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, nhiều DN trên địa bàn phản ánh, với quy định hiện nay, nếu cơ quan Hải quan để đến 5 năm mới thực hiện kiểm tra sau thông quan và truy thu thuế (nếu có) thì thực sự gây khó khăn và thiệt hại về uy tín cho DN, cho lãnh đạo người nước ngoài của DN. Các DN lý giải, vì kết thúc năm tài chính các DN đã hạch toán lời, lỗ và báo cáo về công ty mẹ ở nước ngoài nên không có khoản chi nào để nộp khoản truy thu sau nhiều năm. Do đó, các DN kiến nghị cơ quan Hải quan nên tạo điều kiện để kiểm tra sau thông quan cho DN theo từng năm.

    Giải quyết kiến nghị này của DN, theo Tổng cục Hải quan, thời hạn kiểm tra trong 5 năm được quy định tại Luật Hải quan. Luật Quản lý thuế quy định nếu gian lận thuế, trốn thuế trong 10 năm vẫn truy thu số tiền thuế trốn, tiền thuế thiếu. 

    Đồng thời, quy định thời hạn 5 năm về cơ bản phù hợp với quốc tế, cơ quan Hải quan tập trung kiểm tra hồ sơ hải quan trong thời hạn này. Việc quy định thời hạn kiểm tra trong vòng 5 năm xuất phát từ đặc diểm, tình hình gian lận, trốn thuế, sai sót về thuế còn diễn ra phổ biến, phức tạp ở Việt Nam. Mặt khác, cần nhận thức rằng nếu cơ quan Hải quan phát hiện, chứng minh hành vi vi phạm nghiêm trọng số tiền thuế thất thoát lớn, thời gian vi phạm kéo dài, thì cơ quan Hải quan vẫn xem xét, xử lý việc truy thu thuế trong thời hạn 10 năm. 

    Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, cơ quan Hải quan chưa thể kiểm tra theo từng năm như kiến nghị của DN vì số lượng các cuộc kiểm tra sẽ tăng, điều này liên quan đến bố trí nguồn nhân lực, gây ra lãng phí. Bên cạnh đó, kiểm tra theo từng năm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của DN. Việc kiểm tra chỉ áp dụng trong các trường hợp khi có dấu hiệu vi phạm, khi DN có độ rủi ro cao hoặc khi cần thiết để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của DN. Mục đích kiểm tra sau thông quan phải mang lại hiệu quả trong đó tạo điều kiện cho DN ngày càng tuân thủ tốt pháp luật.

    Đồng thời, pháp luật hải quan quy định những nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể đối với DN để DN không mắc sai sót, vi phạm (do lỗi vô ý, cố ý) . Nếu DN chấp hành tốt pháp luật sẽ không bị xử lý và tránh được những thiệt hại (nếu có). Vì vậy, những khó khăn mà DN nêu sẽ phụ thuộc chính vào việc tuân thủ pháp luật của DN.(HQ)


    DN bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 171.000 tỷ đồng

    Đó là một trong số những kết quả tích cực mà thị trường bảo hiểm đạt được trong 6 tháng đầu năm 2016.

    chi tra quyen loi bao hiem 6 thang dau nam 2016 dat 16.045 ty dong. anh: internet.

    Chi trả quyền lợi bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2016 đạt 16.045 tỷ đồng. Ảnh: internet.

    Theo thống kê của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm- Bộ Tài chính, tính trong 6 tháng đầu năm, tổng tài sản toàn thị trường đạt 218.219 tỷ đồng, trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ là 61.000 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ là 157.219 tỷ đồng. 

    Số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế là 171.171 tỷ đồng, trong đó các DNBH phi nhân thọ đạt khoảng 32.868 tỷ đồng; các DNBH nhân thọ đạt khoảng 138.303 tỷ đồng.

    Tổng dự phòng nghiệp vụ 129.568 tỷ đồng, trong đó dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ ước đạt 114.448 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 15.120 tỷ đồng. 

    Tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 38.613 tỷ đồng (tăng 25,92% so với cùng kỳ năm 2015), trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 17.580 tỷ đồng (tăng 15%); doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 21.033 tỷ đồng (tăng 36,78%).

    Các DNBH cũng đã tiến hành chi trả quyền lợi bảo hiểm số tiền lên tới 16.045 tỷ đồng, trong đó các DNBH phi nhân thọ là 7.735 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ là 8.310 tỷ đồng .
     

    Theo thống kê của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm- Bộ Tài chính, tính trong 6 tháng đầu năm, tổng tài sản toàn thị trường đạt 218.219 tỷ đồng, trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ là 61.000 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ là 157.219 tỷ đồng.

    Cũng trong 6 tháng đầu năm 2016, Bộ Tài chính đã chấp thuận về nguyên tắc đề nghị chuyển nhượng vốn góp của 1 DNBH nhân thọ; cấp Giấy phép điều chỉnh chấp thuận tăng 3.264 tỷ đồng vốn điều lệ cho 8 DNBH và chấp thuận giảm 80 tỷ đồng vốn điều lệ cho 1 DNBH phi nhân thọ.

    Một trong những chính sách lớn của Nhà nước là chính sách bảo hiểm thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đã được triển khai khá thuận lợi sau khi Bộ Tài chính ban hành các công văn hướng dẫn các DNBH và các địa phương xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. 

    Tính đến ngày 31-5, có 28/28 tỉnh, thành phố ven biển phát sinh doanh thu phí bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ và bảo hiểm tai nạn thuyền viên. Tổng giá trị bảo hiểm ước đạt 37.412 tỷ đồng; tổng số phí bảo hiểm ước đạt 387 tỷ đồng; tổng số tàu tham gia bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ ước đạt 14.977 tàu; tổng số lượng thuyền viên được bảo hiểm ước đạt 137.899 thuyền viên; tổng số tiền bồi thường ước đạt 59,8 tỷ đồng.  

    Đặc biệt, 6 tháng qua, các DNBH nhân thọ đã đấu thầu thành công 431 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 20 năm và 6.466 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 30 năm (lần lượt tương ứng 3,6% và 53,9% kế hoạch phát hành cả năm của Kho bạc Nhà nước).

    Kết quả đấu thầu thành công khẳng định bảo hiểm là kênh thu hút vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế, góp phần tái cơ cấu nợ công và ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời thể hiện lòng tin và cam kết mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài đối với Chính phủ và công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.(HQ)

    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn