TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-03-2016

    Đến lượt Lazada Việt Nam đang rao bán?

    den luot lazada viet nam dang rao ban?

    Đến lượt Lazada Việt Nam đang rao bán?

    Sau EasyTaxi, Foodpanda và Zalora, đến lượt người anh em cuối cùng trong gia đình Rocket Internet tại Việt Nam chuẩn bị "ra đi"?

    Sau thông tin Zalora đang tìm đối tác để bán mảng kinh doanh của mình tại Việt Nam cách đây ít lâu, đến lượt Lazada cũng chuẩn bị cho một động thái tương tự.

    Một nguồn tin thân cận cho biết, quá trình bán Lazada đã được khởi động từ lâu. Hiện tại, Lazada là đại diện cuối cùng của Rocket Internet tại Việt Nam và sau khi thương vụ bán mình hoàn tất, Rocket Internet sẽ "thoái lui hoàn toàn" khỏi thị trường Việt Nam.

    Đây quả là thông tin không mấy vui cho ngành thương mại điện tử trong nước. Lazada hiện là trang thương mại điện tử trong top đầu tại Việt Nam, với khoảng 400.000 sản phẩm với 6.000 nhà bán hàng.

    Với tiềm lực mạnh mẽ từ nước ngoài và phong cách đầu tư ào ạt thời gian đầu, nhiều người từng nghĩ rằng Lazada sẽ làm nên chuyện.

    Tuy nhiên, ngay cả đại gia ngoại cũng không "chịu nổi nhiệt" với TMĐT Việt Nam. Những động thái lần lượt rút EasyTaxi, Foodpanda, Zalora và cuối cùng là Lazada tại Việt Nam cho thấy Rocket Internet đã không còn mặn mà gì với thị trường này.

    Việc TMĐT tại Việt Nam đòi hỏi đầu tư dài hơi, ít nhất từ 5 đến 7 năm mới nghĩ tới chuyện hoàn vốn đang làm nản lòng những doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Điều này cũng trái với nguyên tắc đầu tư ồ ạt, đánh nhanh thắng nhanh của Rocket Internet.

    Sự ra đi của 2, và có thể sắp tới là 3 cái tên của hãng công nghệ Đức cho thấy chiến lược của họ đang không phù hợp với thị trường Việt Nam.

    Thêm vào đó, hiện Rocket Internet cũng đang có dự tính bán đi cả mảng Lazada quốc tế của mình. Nhiều khả năng, Lazada quốc tế sẽ về tay một doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc.


    Thái Lan chấm dứt áp thuế thép cán nóng của Việt Nam

    Thái Lan chính thức dừng áp dụng biện pháp tự vệ đối với thép hợp kim cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam sau khi có kết luận đối với mức thuế đã ban hành cách đây ba năm.

    Ngày 11-3, Cục Quản lý cạnh tranh (VCA-Bộ Công thương) cho biết cục Ngoại Thương - Bộ Thương mại Thái Lan - DFT, đã ban hành thông báo Việt Nam không nằm trong đối tượng các nước bị áp thuế tự vệ sau đợt điều tra rà soát thuế được tiến hành từ tháng 7-2015.

    Lý do Việt Nam là nước đang phát triển có thị phần xuất khẩu sản phẩm bị điều tra vào Thái Lan nhỏ hơn 3%.

    Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thép hợp kim cán nóng của Việt Nam sẽ không còn bị mức thuế tự vệ 44,2-42,95% (giảm dần sau từng năm) khi xuất khẩu sản phẩm nói trên sang Thái Lan từ tháng 3-2016.

    Trước đó, tháng 11-2012, DFT đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm nêu trên.

    Đến tháng 9-2013, DFT ban hành quyết định cuối cùng về mức thuế tự vệ, áp dụng trong vòng ba năm, có hiệu lực từ ngày 15-9-2013 đến 26-2-2016 với mức thuế 44,2% cho năm thứ nhất, còn 43,57% cho năm thứ hai và về mức  42,95% cho năm thứ ba.  


    Doanh nghiệp Đồng Nai 
kêu bị làm khó

    Có hiện tượng doanh nghiệp gửi hồ sơ đến một số cơ quan chức năng nhưng không thấy trả lời hoặc trả lời chậm, làm doanh nghiệp mất thời gian chờ đợi. 

    Tại cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa UBND tỉnh Đồng Nai với các doanh nghiệp trên địa bàn được tổ chức ngày 10-3, nhiều ý kiến cho rằng thủ tục gây phiền hà, làm khó doanh nghiệp nhưng chưa được cải thiện.

    Ông Nguyễn Xuân Tuấn - tổng giám đốc Tổng công ty Vĩnh Phú (Đồng Nai) - cho biết đang thi công dự án cầu An Hảo, nhưng công ty nhận được thông báo phải giải tỏa cảng trong... ba ngày để bàn giao mặt bằng. “Thời hạn như vậy là gây khó khăn cho doanh nghiệp...” - ông Tuấn bức xúc.

    Theo ông Đặng Minh Đức - phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai, về nguyên tắc phải có thông báo thu hồi và có thời hạn từ 90-180 ngày để doanh nghiệp chuẩn bị. “Chúng tôi xin tiếp thu, đề nghị doanh nghiệp cung cấp văn bản gây khó khăn để chúng tôi rà soát, thông tin lại cho doanh nghiệp” - ông Đức nói.

    Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Quý - giám đốc Công ty TNHH gỗ Hố Nai (TP Biên Hòa) - cho biết việc vay vốn đầu tư gặp khó khăn do ngân hàng yêu cầu phải xong khâu giải phóng mặt bằng, có giấy phép xây dựng...

    Tuy nhiên, trao đổi tại buổi đối thoại, đại diện ngân hàng cho rằng về nguyên tắc, ngân hàng phải thẩm định các thủ tục, phải có giấy phép xây dựng mới có thể cho vay.

    Theo ông Châu Minh Nguyện - nguyên phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Nai, có hiện tượng doanh nghiệp gửi hồ sơ đến một số cơ quan chức năng nhưng không thấy trả lời hoặc trả lời chậm, làm doanh nghiệp mất thời gian chờ đợi.

    Đặc biệt, cán bộ thuế bắt doanh nghiệp giải trình vì sao giá bán xuất khẩu mỗi nơi khác nhau, trong khi giá cả là do doanh nghiệp quyết định, miễn là không vi phạm. “Theo tôi, cải cách hành chính chưa đủ đâu, mà phải cải cách thêm cán bộ nữa” - ông Nguyện đề nghị.

    Kết luận buổi đối thoại, ông Nguyễn Quốc Hùng - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - đề nghị các sở ngành có liên quan phải lưu ý những tâm tư, bức xúc của doanh nghiệp để trả lời thỏa đáng.

    “Đồng Nai đang nỗ lực cải cách hành chính. Nếu còn vướng mắc, doanh nghiệp tiếp tục phản ảnh, chúng tôi sẵn sàng tiếp thu ý kiến để gỡ khó cho doanh nghiệp...” - ông Hùng cho biết.


    Ngân hàng mập mờ thông tin gói 30.000 tỷ sẽ bị xử lý

    Xác nhận lại việc dừng gói vay hỗ trợ nhà ở từ 1/6 tới, song Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định các khoản tiền giải ngân trước thời điểm nêu trên đều được hưởng lãi suất ưu đãi trong suốt quá trình vay.
    ngan hang nha nuoc khang dinh viec dung giai ngan goi 30.000 ty da duoc thong tin rong rai tu dau chuong trinh. anh: thanh lan.

    Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc dừng giải ngân gói 30.000 tỷ đã được thông tin rộng rãi từ đầu chương trình. Ảnh: Thanh Lan.

     

    Thông tin xung quanh việc dừng giải ngân gói 30.000 tỷ đồng vừa được Ngân hàng Nhà nước phát đi chiều nay (11/3). Cơ quan này khẳng định, thời hạn chấm dứt giải ngân gói 30.000 tỷ là 1/6/2016 - đúng 36 tháng sau khi triển khai chương trình này. Như vậy, các hợp đồng vay được ký trước thời điểm nêu trên, nhưng giải ngân sau sẽ không được hưởng lãi suất ưu đãi.

    "Ngay từ đầu, Ngân hàng Nhà nước đã quy định rất rõ về thời hạn kết thúc giải ngân tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, lãi suất vay ưu đãi. Trong quá trình thực hiện, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục đăng tải quy định, hướng dẫn cụ thể về nội dung này trên phương tiện thông tin đại chúng", đại diện đơn vị này cho biết.

    Tuy vậy, nhà điều hành cũng bác bỏ thông tin cho rằng khách hàng vay vốn gói 30.000 tỷ đồng (giải ngân trước 1/6) chỉ được ưu đãi trong 3 năm đầu tiên, thời gian còn lại chịu lãi suất vay thương mại thông thường. "Phần dư nợ được giải ngân từ ngày 1/6/2016 trở về trước được hưởng lãi suất vay ưu đãi trong suốt toàn bộ thời gian khách hàng vay vốn (tối đa 15 năm)", Ngân hàng Nhà nước cho biết.

    Trước đó, một số khách hàng cho rằng họ không được nhân viên ngân hàng thông báo đầy đủ những khoản giải ngân sau ngày 1/6 phải chịu lãi suất thương mại thông thường. "Về thông tin nội dung hợp đồng tín dụng của một số ngân hàng còn mập mờ, khách hàng chưa hiểu rõ, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm tra ngay, yêu cầu các đơn vị báo cáo và có biện pháp xử lý phù hợp", cơ quan này khẳng định.

    Số liệu từ Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết gói 30.000 tỷ đã "tiêu hết" 90% nhưng đây mới là con số "cam kết giải ngân". Thực tế, số tiền chi trả cho người vay và doanh nghiệp hiện mới khoảng 60% của gói 30.000 tỷ đồng. Trong số 40% còn lại, những khoảng tiền giải ngân sau 1/6 tới nhiều khả năng sẽ phải chịu lãi vay thương mại thông thường.


    Kiều hối sẽ tăng theo bất động sản?

    kieu hoi se tang theo bat dong san?

    Kiều hối sẽ tăng theo bất động sản?

    Lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn trong năm 2016 dự báo tăng hơn so với mức 5,5 tỉ USD của năm ngoái.

    * Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốcNHNN chi nhánh TP.HCM, cho biết trong hai tháng đầu năm nay lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn ước khoảng 900 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

    Theo ông Minh, với tình hình bất động sản ấm lên và lãi suất huy động đang tăng, lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn trong năm 2016 dự báo tăng hơn so với mức 5,5 tỉ USD của năm ngoái.

    Trong khi đó, một số công ty kiều hối cũng cho biết sẽ tăng cường các chương trình khuyến mãi để thu hút thêm dòng kiều hối.

    Theo nhận định của ông Trần Văn Trung - giám đốc Công ty kiều hối Đông Á, chắc chắn kiều hối sẽ về nhiều hơn cùng với sự phục hồi của bất động sản. Hiện các thị trường truyền thống như Mỹ, Úc, Canada vẫn là thị trường kiều hối lớn nhất của VN. Xếp sau đó là các thị trường xuất khẩu lao động như Malaysia, Đài Loan và những năm gần đây là thị trường Nhật.

    * Tại buổi đưa vào hoạt động hệ thống kho bãi quy mô 13.000m2 ở TP.HCM và 5.000m2 tại Hà Nội cùng ngày, ông Gerald Glauerdt, giám đốc điều hành Lazada VN, cho rằng việc phát triển kho bãi tại VN nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của thị trường này, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống này tại Đà Nẵng.

    *Phát biểu tại “Hội nghị triển vọng đầu tư 2016 - sự trở lại của bất động sản” được tổ chức ở TP.HCM ngày 9-3, bà Nguyễn Thị Hồng - phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - khẳng định dự thảothông tư 36 chỉ nhằm phát tín hiệu cảnh báo tổ chức tín dụng về những rủi ro tiềm ẩn do hiện tượng dư nợ tín dụng trung - dài hạn đang tăng nhanh, trong khi phần lớn vốn huy động là ngắn hạn.

    “Dự thảo vẫn đang lấy ý kiến góp ý, còn lộ trình áp dụng để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, hệ thống tín dụng hoạt động hiệu quả là điều NHNN sẽ cân nhắc. Tuy nhiên đây chỉ là cảnh báo của NHNN, còn lựa chọn doanh nghiệp nào, dự án nào để cho vay là việc của các ngân hàng thương mại” - bà Hồng nhấn mạnh.

    * Trước đó trong thông cáo báo chí liên quan đến dự thảo thông tư 36, NHNN khẳng định dòng vốn tín dụng vào bất động sản sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Cụ thể, theo NHNN, tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung - dài hạn bình quân của hệ thống các tổ chức tín dụng tại thời điểm cuối năm 2015 là 31%.

    Nếu giảm tỉ lệ này từ 60% như hiện nay còn 40% như dự thảo thông tư 36, các tổ chức tín dụng vẫn còn có khả năng cấp cho nền kinh tế, trong đó có bất động sản, thêm 540.000 tỉ đồng vốn trung - dài hạn.

    Ngoài ra, theo NHNN, việc điều chỉnh hệ số rủi ro các khoản cho vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250% cũng ảnh hưởng không đáng kể đến tỉ lệ an toàn vốn.

    Với tỉ lệ an toàn vốn bình quân toàn hệ thống đến cuối năm 2015 là 13%, các tổ chức tín dụng vẫn còn có thể cho vay kinh doanh bất động sản với số vốn bổ sung lên đến khoảng 650.000 tỉ đồng.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn