TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-05-2016

    Ồ ạt nhập hàng từ các nước láng giềng

    hang thai dang xuat hien ngay cang nhieu tai vn

    Hàng Thái đang xuất hiện ngày càng nhiều tại VN


    Rau củ quả, ô tô, hàng điện gia dụng... từ Thái Lan, Singapore hay Malaysia nhập khẩu vào VN đang tăng mạnh.
    Xu hướng này được dự báo càng nhiều hơn khi các hệ thống bán lẻ lớn trong nước thuộc về các ông chủ Thái Lan bên cạnh việc các loại hàng hóa được tự do lưu thông trong khối ASEAN mà không phải đóng thuế.
     
    Nhập khủng rau quả, ngô, bánh, sữa...
    Trong 10 năm qua, VN luôn nhập siêu từ các nước thành viên ASEAN với giá trị ngày càng gia tăng. Nếu như năm 2005, VN chỉ nhập siêu 3,9 tỉ USD thì con số này tăng lên gần gấp đôi vào cuối năm 2015, khoảng 6 tỉ USD. Bước sang 3 tháng đầu năm nay, VN cũng tiếp tục nhập siêu 1,38 tỉ USD từ các nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia...
    Trên thị trường, không khó để người tiêu dùng có thể mua được hàng loạt sản phẩm có xuất xứ từ Thái Lan, Malaysia hay Indonesia. Đặc biệt, hàng Thái Lan đang ồ ạt theo chân các doanh nghiệp nước này vào VN khi nhiều hệ thống phân phối lớn như Metro, Big C đều rơi vào tay người Thái. Điều này thể hiện qua con số nhập khẩu như hàng rau quả, năm 2014 VN nhập của Thái Lan 142 triệu USD thì qua 2015 đã tăng lên 206 triệu USD, tương đương gần 4.600 tỉ đồng. Và theo số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm nay, VN nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan tới hơn 1,8 tỉ USD. Trong đó, nhập khẩu lớn nhất là hàng điện gia dụng có trị giá 244 triệu USD, máy móc phụ tùng có trị giá 179 triệu USD, chất dẻo nguyên liệu là 122 triệu USD...
    Bên cạnh đó, các sản phẩm tiêu dùng khác như thủy sản, sữa, rau quả, ngô, bánh kẹo... cũng chiếm giá trị từ 5 - 60 triệu USD. Đáng chú ý là mặt hàng rau quả từ giá trị nhập khẩu có 26 triệu USD trong quý 1/2015 đã tăng mạnh đến 60 triệu USD trong quý 1 năm nay. Đồng thời, trong 3 tháng đầu năm nay Thái Lan cũng vươn lên vượt qua mặt các nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc để trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất vào VN với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5% so với cùng kỳ năm trước, tổng giá trị nhập khẩu khoảng 140 triệu USD. Như vậy bình quân mỗi tháng VN chi khoảng 47 triệu USD nhập khẩu trên 2.600 chiếc xe từ Thái Lan, cao hơn 600 xe so với mức bình quân của năm 2015. Không chỉ hàng Thái đang lấn át, mà tại các thành phố lớn như TP.HCM, hàng hóa từ Campuchia, Lào cũng dần dần được người dùng trong nước ưa chuộng như gạo, thủy sản, hàng may mặc....
    Theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, hiện nay nhiều gia đình VN đang sử dụng từ một đến vài sản phẩm của Thái Lan. Với mẫu mã, chất lượng và giá cả phù hợp, nhiều sản phẩm Thái Lan đã cạnh tranh và đánh bật được hàng VN ngay trên thị trường nội địa.

    Tự cứu mình
    Dù cho rằng các ông chủ người Thái, Hàn hay Nhật của những siêu thị lớn, trung tâm thương mại tại VN đang và sẽ ưu tiên nhiều cho hàng hóa của nước họ nhưng ông Vũ Vinh Phú cho rằng, thị trường nói chung và bản thân người tiêu dùng sẽ quyết định hàng hóa nào được bán nhiều hơn. Vì vậy muốn hàng Việt được tiêu thụ mạnh thì đừng hô khẩu hiệu suông hay kêu gọi yêu hàng Việt mà phải đảm bảo hàng hóa có chất lượng, giá cả đủ sức cạnh tranh, từ đó người tiêu dùng sẽ lựa chọn.
    Còn theo Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) Hồ Xuân Lâm, qua nhiều lần tổ chức các đợt tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp (DN) VN tại các nước ASEAN, nhiều sản phẩm của VN chất lượng hơn nhưng lại bị chê vì hình thức quá xấu. Ví dụ xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng thơm ngọt hơn nhưng vỏ ngoài xù xì trong khi xoài Thái hình thức đẹp hơn nên được người dùng ở các nước biết đến. Vì vậy DN cần có sự nghiên cứu kỹ đến thị hiếu, sở thích của người dân từng nước khác nhau để cải tiến mẫu mã cho phù hợp và hấp dẫn hơn. Chẳng hạn muốn bán hàng ở các nước có đông người Hồi giáo thì sử dụng màu sắc nào là hợp nhất. Ngoài ra, cơ quan nhà nước như đại sứ, tham tán thương mại ở các nước cũng phải hỗ trợ, làm cầu nối cho DN đến với người mua ở các siêu thị, trung tâm thương mại tại các nước.
    Tương tự, TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa, nhận định lối thoát duy nhất cho hàng hóa VN là DN phải nâng sức cạnh tranh, tăng chất lượng và giảm chi phí bằng nhiều cách. Trong đó, giảm chi phí là câu chuyện cấp bách cần giải quyết ngay. Đó là tăng cường trang bị khoa học kỹ thuật cao, đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng. Đồng thời Chính phủ phải thúc đẩy việc hoàn thành hạ tầng cơ sở từ bến cảng, kho bãi cũng như tháo gỡ các khó khăn bức xúc của nền kinh tế để giảm các loại phí và lệ phí cũng như thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. Từ đó giảm được giá thành sản xuất cho hàng hóa trong nước.
     
    “Giảm các loại phí, từ đó tạo nên yếu tố mới để thúc đẩy DN phát triển, đây là lối thoát duy nhất cho hàng hóa VN. Nếu cứ theo cách quản lý như hiện nay với năng suất thua xa nhiều nước cũng như các loại phí chồng chéo quá nhiều thì sức cạnh tranh yếu kém là tất yếu. Nếu vậy thì chúng ta cứ phải chấp nhận đi sau và chậm thay đổi ngày nào thì rủi ro, mất thị trường càng nhiều”, TS Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh. (TN)
    VN nhập siêu 1,38 tỉ USD từ khối ASEAN
    Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa quý 1/2016 của VN với khu vực ASEAN đạt 9,4 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu của VN sang thị trường các nước ASEAN đạt 4,01 tỉ USD nhưng nhập khẩu hàng hóa từ các nước ASEAN đạt 5,39 tỉ USD. Với kết quả trên, cán cân thương mại hàng hóa giữa VN và các nước ASEAN trong 3 tháng đầu năm thâm hụt 1,38 tỉ USD, trong đó các nước có mức thâm hụt lớn nhất là với Thái Lan (trị giá 982 triệu USD), Singapore thâm hụt 806 triệu USD, Malaysia thâm hụt 318 triệu USD... Những mặt hàng nhập khẩu chính gồm xăng dầu, gỗ và sản phẩm từ gỗ, máy móc thiết bị phụ tùng, rau quả...

    Thị trường bất động sản TP.HCM 6 tháng đầu năm – Những điểm sáng

    Giữa quý II/2016, thị trường bất động sản (BĐS) phát triển tích cực và bình ổn đúng như dự báo của nhiều chuyên gia.

    Sự sôi động trong giao dịch trải rộng trên nhiều phân khúc, trong đó BĐS cao và trung cấp hoàn toàn chiếm ưu thế trên thị trường với 48% và 36% thị phần (nguồn CBRE).

    Một báo cáo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cũng cho biết trong 3 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh BĐS đã đạt mức tăng cao nhất kể từ năm 2012 cho tới nay, giao dịch thành công chủ yếu đến từ phân khúc căn hộ cao cấp. Báo cáo quý I của Savills Việt Nam cũng cho thấy, lượng giao dịch thành công tập trung phần lớn tại những dự án mới được triển khai với diện tích căn hộ đa dạng, những dự án mà chủ đầu tư uy tín, cam kết tiến độ thi công và tiến độ thanh toán hợp lý.

    Tại thị trường TP.HCM, xu hướng ưa chuộng các sản phẩm có chất lượng cao và có nhiều ưu đãi thiết thực cho khách hàng cũng thấy rõ qua hệ thống sàn giao dịch của Novaland. Tập đoàn Novaland đã và đang phát triển khoảng hơn 30 dự án trải khắp các vị trí trọng điểm tại TP.HCM, từ khu vực trung tâm (Q.1, Q.4), khu Đông (Q.2, Q.9), khu Nam (Q.7, Q.8) đến khu Tây (Q.Tân Bình, Q.Tân Phú, Q.Phú Nhuận). Các sản phẩm tập trung ở phân khúc trung – cao cấp.

    Đáng chú ý, tính đa dạng trong sản phẩm của Novaland gia tăng đáng kể từ đầu năm đến nay. Bên cạnh các dự án phức hợp căn hộ– Office-tel, Novaland vừa giới thiệu ra thị trường dự án khu đô thị khu đô thị hoàn chỉnh và đồng bộ tại Quận 2 – Lakeview City - với khoảng 900 sản phẩm đa dạng “nhà gắn với đất” thấp tầng, có mức giá từ 27 triệu đồng/m2 sử dụng.

    Điểm nhấn của dự án là hồ sinh thái rộng 3,6 ha, đóng vai trò điều hòa khí hậu và tạo cảnh quan. Nằm trên khu đất hơn 30ha, trong đó hơn 60% diện tích là cây xanh và công trình công cộng, có một mặt giáp sông Giồng Ông Tố, Lakeview City đem đến những ngôi nhà có cảnh sắc phong phú: biệt thự ven hồ, ven sông; nhà phố vườn; nhà phố thương mại ở mặt tiền đường Song Hành hay Đỗ Xuân Hợp. Dự án dự kiến bàn giao vào nửa đầu năm 2017.

    Mới đây nhất, Novaland tạo dấu ấn khi bước vào hàng ngũ những tên tuổi phát triển lớn trong làng bất động sản Việt Nam, qua việc giới thiệu dự án đặt tại trung tâm Sài Gòn - Madison (15 Thi Sách, Q.1).

    Để khách hàng và các nhà đầu tư có cái nhìn toàn cảnh về những dự án đang là điểm sáng trên thị trường BĐS TP.HCM, Novaland sẽ tổ chức sự kiện “Triển lãm dự án Novaland” tại sảnh Podium – Tầng trệt, Khu căn hộ Sunrise City – Central Towers, 25 Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Hưng, Q.7, TP.HCM vào các ngày 20,21,22/05/2016.

    Ngay trong ngày triển lãm, Novaland sẽ tiếp tục giới thiệu thêm những dự án mới có vị trí đẹp, thanh khoản cao, hứa hẹn làm tăng sức nóng cho thị trường BĐS trong thời gian tới. Khách tham quan Triển lãm và khách hàng chọn mua sản phẩm Novaland trong dịp này đều nhận được nhiều quà tặng giá trị như xe ô tô BMW 320i trị giá 1,5 tỷ đồng, xe Honda SHi 150cc trị giá 90 triệu đồng... Chương trình khuyến mãi này được áp dụng đồng thời với hầu hết các chương trình bán hàng ưu đãi hiện hành tại các dự án của Novaland.


    Xuất khẩu đường Việt sụt giảm, thế giới lo hụt cung 6,8 triệu tấn


    Giá cao su tăng 44% so với đầu năm

    Giá cao su trên thị trường trong nước hiện ở mức 40,4 triệu đồng/tấn, tăng 12,4 triệu đồng tấn, tương đương 44% so với mức giá của ngày 15-1.

    Theo trang thitruongcaosu.net, giá (FOB) chào bán ngày 13-5 cho sản phẩm SVR CV là 40,4 triệu đồng/tấn, SVR L gần 38 triệu đồng/tấn, SVR 10 gần 31,6 triệu đồng/tấn, SVR 20 gần 31,5 triệu đồng/tấn, mức tăng trung bình 100.000-200.000 đồng/tấn so với ngày 11-5. Còn so sánh với giá hôm 15-1, loại SVR CV chỉ có 28 triệu đồng/tấn, SVR L 26,87 triệu đồng/tấn, SVR 10 23,8 triệu đồng/tấn, SVR 20 gần 23,7 triệu đồng/tấn. Như vậy, trong vòng năm tháng qua, giá cao su đã tăng khá mạnh, trên 40%.

    Theo Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), giá cao su tăng một phần do yếu tố hạn hán, đặc biệt sau khi Thái Lan - một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất cao su - cho biết sản lượng của nước này giảm 50%. Điều này, ít nhiều đã khiến cao su tăng giá trong thời gian qua.

    Một lý do nữa là thời gian qua, tiêu thụ săm lốp ô tô trên thế giới có dấu hiệu tăng. Bên cạnh đó, sự tăng giá dầu cũng kéo giá cao su tăng lên.

    Cả ba yếu tố trên đã đẩy giá cao su liên tục tăng trong thời gian qua.

    Về phía Việt Nam, trong giai đoạn giá cao su xuống thấp do cung vượt quá cầu, VRA đã kêu gọi người trồng cao su và các công ty cao su tận dụng thời điểm này để tái canh vườn cao su già cỗi. Đây cũng là một yếu tố làm giảm nguồn cung toàn cầu, do Việt Nam là nước xuất khẩu cao su đứng thứ 4 thế giới hiện nay.

    Vào đầu năm nay, ông Trần Ngọc Thuận, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), cho biết nếu giá dầu tiếp tục giảm, giá cao su có thể xuống dưới mức 20 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy giá cao su đã tăng trở lại. Đây là tín hiệu tốt cho VRG khi doanh thu từ bán mủ cao su luôn chiếm hơn 50% tổng doanh thu của tập đoàn. Năm 2015, tổng doanh thu của VRG là 18.000 tỉ đồng, trong đó có 10.000 tỉ đồng từ bán mủ cao su. Giá mủ cao su trung bình trong năm 2015 là 30,5 triệu/tấn, bằng 82% của năm trước đó.

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong bốn tháng đầu năm nay, lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 318.000 tấn, giá trị thu về là 376 triệu đô la Mỹ, tăng gần 29% về lượng nhưng chỉ tăng 6,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá cao su xuất khẩu bình quân trong quý 1-2016 là 1.142 đô la Mỹ/tấn, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2015.


    Mua toàn bộ tro xỉ của Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1

    Công ty nhiệt điện Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) thuộc Tổng công ty phát điện 1 cho biết vừa ký hợp đồng mua bán tro xỉ có thời hạn 15 năm với liên danh Công ty CP dịch vụ kỹ thuật và thương mại Hoàng Quý - Công ty CP Việt Long.
    Theo đó, liên doanh này sẽ mua toàn bộ khối lượng tro bay (dự kiến 1 triệu tấn/năm) và toàn bộ khối lượng xỉ đáy lò (dự kiến 100.000 tấn/năm) của Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1.
    Song song quá trình thương thảo và ký kết hợp đồng với liên danh trên, Công ty nhiệt điện Duyên Hải cũng đã mời các đơn vị có nhu cầu sử dụng tro xỉ đến khảo sát, lấy mẫu thử nghiệm cũng như đàm phán, triển khai các phương án tiêu thụ nhằm tìm kiếm nguồn tiêu thụ đầu ra bền vững, ổn định cho lượng tro xỉ của các nhà máy thuộc công ty và 15 công ty có nhu cầu đã đến lấy mẫu thử nghiệm.
    Theo Công ty nhiệt điện Duyên Hải, tro xỉ được dùng làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, phụ gia bê tông, san lấp mặt bằng...

    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn