TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-05-2016

    Vốn Nhật Bản đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam

    Sanyo Home (Nhật Bản) chính thức đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam bằng việc hợp tác với Công ty Tiến Phát (thuộc Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình - HBC) để đầu tư Dự án Ascent Lakeside tại quận 7 (TP.HCM).

    Trước đó, thông tin phát triểndự án25 triệu USD đã được Sanyo Home công bố trên Sàn giao dịchchứng khoánTokyo (Nhật Bản).

    Ông Lê Quốc Duy, Phó tổng giám đốc HBC, Chủ tịch HĐQT Tiến Phát cho biết, Sanyo Home đóng góp khoảng 50% tổng mứcđầu tưcủa Dự án. Đây là dự án căn hộ hướng đến phân khúc thị trường khá cao cấp tại quận 7.

    Trong khi Sanyo Home chuẩn bị đặt bước chân đầu tiên vào thị trườngbất động sảnViệt Nam, thì những nhà đầu tư đi trước đã tăng tốc đầu tư khá nhanh. Quỹ đầu tư Creed cùng với An Gia và Phát Đạt đã đầu tư Dự án River City, với tổng vốn đầu tư tới 500 triệu USD, trong đó, Phát Đạt góp 50% vốn, An Gia và Creed mỗi bên góp 25% vốn đầu tư. River City quy mô khoảng 8.000 căn hộ, với giá bán từ 1,3 tỷ đồng/căn, trong đó số căn hộ từ 54 đến 68 m2 chiếm đa số.

    phoi canh du an ascent lakeside.

    Phối cảnh Dự án Ascent Lakeside.

    Ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Phát Đạt cho biết, theo kế hoạch, Dự án mở bán 1.000 căn trong năm nay, nhưng chủ đầu tư kỳ vọng bán được gấp đôi, gấp ba con số đó. Ông Toshihiko Muneyoshi, Chủ tịch Quỹ đầu tư Creed Group chia sẻ, với dân số trẻ và thu nhập tăng lên, nhu cầu nhà ở thị trường Việt Nam là rất lớn. “Thị trường Việt Nam giống như Nhật Bản hơn 30 năm trước. Theo đó, phân khúc trung bình sẽ rất phát triển, vì thế, chúng tôi tập trung vào phân khúc này và muốn tìm thêm đối tác để hợp tác ở thị trường Việt Nam, có thể tham gia đầu tư cả sản phẩm nhà đất”, ông Toshihiko Muneyoshi nói.

    Cũng giống như Creed, hai công ty Nhật Bản là đối tác của Nam Long là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad đã rót thêm vài trăm tỷ đồng mua 50% vốn của Dự án Fuji Residence tại quận 9 (TP.HCM) của Nam Long để cùng phát triển. Fuji là dự án thứ 2, có quy mô lớn hơn, sản phẩm đa dạng hơn dự án thứ nhất là Flora Anh Đào mà hai bên đã hợp tác đầu tư thành công với 85% căn hộ đã chào bán thành công.

    Bà Nguyễn Thanh Hương, Giám đốc đầu tư Nam Long cho biết, khi đã thực hiện dự án đầu tiên thành công, thì các dự án tiếp theo sẽ đơn giản hơn nhiều, bởi đã có công thức tính toán đi đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư Nhật Bản với Nam Long và chắc chắn hai bên sẽ tiếp tục hợp tác triển khai thêm các dự án mới trong thời gian tới.

    Ông Toshihiro Matsuo, Giám đốc Khối kinh doanh nhà ở Công ty Nishi Nippon Railroad cho biết: “Chúng tôi quan tâm đến phân khúc nhà vừa túi tiền và đánh giá cao tiềm năng của phân khúc này ở thị trường Việt Nam”.

    Trong hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản nêu trên, có thể rút ra một công thức chung là, các nhà đầu tư này bỏ vốn vào thị trường một cách thận trọng, chỉ khoảng 100 tỷ đồng, để thăm dò thị trường cũng như xác thực năng lực của đối tác Việt Nam. Nếu thấy đối tác Việt Nam chứng tỏ được năng lực triển khai dự án, thì việc hợp tác ở các dự án sau sẽ rất thuận lợi và các nhà đầu tư Nhật Bản luôn muốn làm một chuỗi dự án tiếp theo.

    Ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sàn giao dịch của Nam Long chia sẻ, làm việc với đối tác Nhật Bản rất áp lực, vì họ khó lòng chấp nhận sai, điều chỉnh kế hoạch; khi đã lên kế hoạch thì cứ đúng như thế mà làm. Vì thế, bộ máy vận hành phải rất chuyên nghiệp và sáng tạo để đáp ứng, nhất là trong môi trường có nhiều yếu tố khách quan chi phối như ở Việt Nam.


    Vnsteel tiếp tục dẫn đầu thị phần thép xây dựng

    Báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết trong top 5 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng có thị phần lớn nhất trong 4 tháng năm 2016 thì Vnsteel dẫn đầu chiếm hơn 24%.

    Hiệp hội Thép cho biết, với mức sản lượng thép xây dựng bán ra cao kỷ lục vào tháng trước đạt hơn 1 triệu tấn, sản lượng bán hàng tháng 4 vẫn đạt hơn 0,73 triệu tấn.

    Trong tháng 3/2016 sản lượng thép dài bán ra tăng đột biến với 290.000 tấn thép được tiêu thụ do tác động tâm lý của các nhà đầu cơ tích trữ để đưa hàng ra cho các tháng sau. Nhưng tháng 4, sản lượng bán ra của các doanh nghiệp vẫn tăng 19,5% so với cùng kỳ.

    Cụ thể, sản xuất thép xây dựng của các thành viên VSA trong tháng 4 năm 2016 đạt 705.201 tấn, tăng 31,3% so với cùng kỳ 2015. Toàn tháng các thành viên VSA bán được 737.519 tấn, giảm 18% so với tháng trước, nhưng tăng 19,5% so với cùng kỳ 2015 ( tăng xấp xỉ 120.159 tấn).

    Mức tồn kho thép xây dựng ít hơn sơ với các tháng trước, tính đến ngày 30/4, lượng tồn kho là 248.761 tấn. Đang vào mùa cao điểm xây dựng nên dự báo lượng tồn kho sẽ giảm trong các tháng tới.

    Theo thống kê của VSA, top 5 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng dẫn đầu thị phần gồm: VnSteel, Hòa Phát, Pomina, Vinakyoei, Posco SS.

    Trong đó, Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel) bán được 664.645 tấn thép xây dựng trong 4 tháng đầu năm, chiếm 24,9% thị phần. Đứng thứ hai là Hòa Phát với 545.661 tấn, chiếm 19,7%. Bán được 321,573 tấn, chiếm 11,66% thị phần, Pomina đứng ở vị trí thứ ba. Hai doanh nghiệp đứng ở vị trí thứ 4, 5 chiếm thị phần rất it. Cụ thể, Vinakyoei chiếm 9,49% và Posco SS chiếm 4,27%.


    Indonesia phản đối Singapore truy xét doanh nghiệp

     Indonesia đã lên tiếng “phản đối mạnh mẽ” Singapore sau khi đảo quốc này yêu cầu những công ty Indonesia bị nghi liên quan đến cháy rừng gây khói mù phải giải trình các biện pháp chữa cháy.

    Theo báo Straits Times, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Arrmanatha Nasir tuyên bố: “Liên quan đến một số trường hợp doanh nhân Indonesia bị chất vấn, chúng tôi bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ nhất thông qua đại sứ Indonesia ở Singapore. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng luật của Singapore về cơ bản không nên gây tổn hại cho thương mại và sự hợp tác tốt đẹp giữa hai nước”.

    Các công ty giấy ở Indonesia bị đổ lỗi cho việc gây ra cháy rừng ở nước này, từ đó gây ra khói mù trong khu vực hồi tháng 9 và 10-2015. Kể từ đó, Cơ quan Môi trường quốc gia Singapore (NEA) đã thông báo cho 6 trong số các công ty Indonesia tại nước này, yêu cầu giải trình các biện pháp ngăn chặn và chữa cháy rừng trên khu đất của họ.

    Trong diễn biến mới nhất, NEA cho biết đã có lệnh bắt của tòa đối với giám đốc một công ty Indonesia không chịu trình diện chính quyền Singapore để giải trình khi ông này còn ở Singapore. Theo Straits Times, vị giám đốc này đã rời Singapore và có thể sẽ bị bắt giam nếu quay lại quốc đảo này để phục vụ điều tra.

    NEA nói hành động này phù hợp với Luật ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới của Singapore được Quốc hội thông qua năm 2014, trong đó cho phép chính quyền trừng phạt những ai gây ra cháy rừng làm phát sinh khói mù tại Singapore ở mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ông Arrmanatha lặp lại rằng Jakarta không ủng hộ luật này.

    Đến nay mới chỉ có 2 trong số 6 công ty Indonesia kể trên giải trình với chính quyền Singapore.


    Nhiều doanh nghiệp dệt may kín đơn hàng đến cuối năm

    Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 113 triệu m2, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Con số với vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 221 triệu m2, bằng với cùng kỳ. Quần áo mặc thường ước đạt 1.041,5 triệu sản phẩm, tăng 7,3% so với cùng kỳ.

    nhieu doanh nghiep det may da kin don hang den cuoi nam.

    Nhiều doanh nghiệp dệt may đã kín đơn hàng đến cuối năm.

    Xuất khẩu các sản phẩm dệt may cũng đạt 6,82 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ. Bộ Công Thương cho biết, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng xuất khẩu đến hết quý II, thậm chí lịch sản xuất tại một số đơn vị đã lên kín đến cuối năm. Đây được xem là tín hiệu tích cực trong phát triển ngành dệt may.

    Thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam lớn nhất là Mỹ, Nhật, Eu và Hàn Quốc...

    Với ngành da giày, tính chung sản lượng giày dép 4 tháng đầu năm đã đạt 77,9 triệu đôi, tăng 2,4%. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 3,68 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ.

    Theo Hiệp hội Da giầy Việt Nam (LEFASO), nhiều doanh nghiệp trong ngành đã có đơn hàng xuất khẩu ổn định đến tháng 5-6 và đang chuẩn bị cho mùa sản xuất mới. 


    Nissan chi 2,2 tỷ USD mua cổ phần Mitsubishi

    Hãng xe Nhật Bản – Nissan vừa quyết định chi 237 tỷ yen (2,2 tỷ USD) mua 34% đối thủ Mitsubishi Motors, vài tuần sau scandal gian lận tiết kiệm nhiên liệu.

    CEO Nissan -  Carlos Ghosn đã gọi thương vụ này là "một giao dịch đột phá và có lợi" cho cả 2 công ty. Dù vậy, việc này vẫn cần giới chức Nhật Bản và cổ đông Mitsubishi thông qua.

    Nếu được chấp thuận, thương vụ có thể kết thúc cuối năm nay, biến Nissan thành cổ đông lớn nhất của Mitsubishi Motors. Vai trò đối tác chiến lược cũng sẽ càng củng cố quan hệ hợp tác suốt 5 năm qua của 2 hãng. Họ sẽ hợp tác trong nhiều lĩnh vực, như mua hàng, công nghệ và các nền tảng chia sẻ.

    Ghosn cho biết: "Chúng tôi sẽ hỗ trợ Mitsubishi Motors trong khi họ giải quyết các vấn đề của mình, và sẽ chào đón họ gia nhập liên minh".

    Liên minh của Nissan được gây dựng thông qua thỏa thuận sở hữu chéo kéo dài 17 năm với đại gia xe Pháp - Renault. Nissan trước đó cũng đã mua cổ phần và ký thỏa thuận hợp tác với nhiều hãng xe khác, trong đó có Daimler.

    Osamu Masuko – CEO Mitsubishi Motors cho biết ông hy vọng Nissan sẽ giúp phục hồi niềm tin vào công ty mình. "Lấy lại niềm tin không phải là điều dễ. Vì thế, thông qua liên minh với Nissan, chúng tôi hy vọng sẽ bắt đầu một chặng đường mới để giải quyết nhiệm vụ khó khăn này", ông nói.

    Cuối tháng 4, Mitsubishi Motors thừa nhận thao túng số liệu tiêu thụ trên 625.000 thiết bị, trong đó có nhiều dòng xe cung cấp cho Nissan Motor. Theo đó, hãng xe Nhật đã can thiệp để kết quả kiểm tra cho thấy 4 dòng xe của hãng này tiêu thụ ít nhiên liệu hơn thực tế.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn