TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-09-2015

    Khi cần, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp

    khi can, ngan hang nha nuoc san sang ban ngoai te can thiep

    Khi cần, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp

     Ngân hàng Nhà nước vừa có thông cáo khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp khi cần thiết.

    Cụ thể, cơ quan này cho rằng khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất về cơ bản đã được phản ánh vào diễn biến lãi suất, tỉ giá trên thị trường tài chính quốc tế từ cuối năm 2014 đến nay. 

    Đặc biệt sự kiện này đã nằm trong kịch bản tính toán của Ngân hàng Nhà nước về mức tỉ giá bình quân liên ngân hàng và biên độ tỉ giá được điều chỉnh thời gian qua.

    “Như vậy, tỉ giá đồng Việt Nam đã có dư địa đủ lớn để linh hoạt trước các diễn biến bất lợi trên thị trường trong và ngoài nước không chỉ từ nay đến cuối năm 2015 mà cả những tháng đầu năm 2016. Do đó, thời điểm FED tăng lãi suất trong thời gian tới sẽ không ảnh hưởng đến định hướng ổn định tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước” - Ngân hàng Nhà nước nhận định.

    Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra cam kết sẽ tiếp tục phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp khi cần thiết nhằm đảm bảo cân đối cung cầu ngoại tệ, xóa bỏ các kỳ vọng sai lệch về tỉ giá để ổn định thị trường ngoại tệ và tỉ giá trong biên độ cho phép


    Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực len sợi

    viet nam - australia thuc day hop tac trong linh vuc len soi

    Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực len sợi

    Vừa qua, tại trụ sở Cơ quan đại diện Thương mại Việt Nam tại Australia đã diễn ra buổi làm việc giữa Cục Công nghiệp địa phương Bộ Công thương Việt Nam và Hiệp hội len Australia.
    Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi thông tin về tình hình ngành dệt may của Việt Nam, sản xuất, xuất khẩu len của Australia cũng như hoạt động hỗ trợ của Hiệp hội len Australia cho các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua. 

    Trưởng đoàn Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương Phan Văn Bản cho biết ngành dệt may có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, với hơn 1,1 triệu lao động, giá trị xuất khẩu trong năm 2014 đạt 23 tỉ USD. Khoảng 60% nguyên liệu phụ trợ cho ngành dệt may phải nhập từ nước ngoài và công nghệ hỗ trợ cho ngành này còn chưa nhiều. Hiện Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cải cách thủ tục hành chính nhằm tăng đầu tư nước ngoài như đơn giản hóa thủ tục đầu tư, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, giảm thời gian tiếp cận dịch vụ… 

    Đại diện Hiệp hội len Australia, ông Rajesh Bahl, cho biết sản phẩm len lông cừu của Australia trong các sản phẩm dệt may hiện có mặt rộng khắp trên thị trường thế giới. Len của Australia hiện chiếm 22% sản phẩm len toàn cầu, riêng len mịn chiếm tới 90%. Hiệp hội muốn thúc đẩy hợp tác hơn nữa với Việt Nam trong việc giới thiệu kiến thức về sản phẩm len tới người tiêu dùng và tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam về mặt kỹ thuật như công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực… 

    Kể từ khi Hiệp hội bắt đầu thực hiện dự án ở Việt Nam từ tháng 6/2012 tới nay đã thu được nhiều kết quả ngoài mong đợi. Từ con số ban đầu 20 người thuộc một số công ty Việt Nam tham gia dự án, đến nay Hiệp hội đã có hơn 90 đối tác ở nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Lạt… Ông Bahl cho rằng ngành dệt may của Việt Nam có tiềm năng lớn và có nhiều thuận lợi, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chuẩn bị hoàn tất và Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định Thương mại Tự do với các nước trong khu vực và trên thế giới. 
     

    Ngoài ra, đại diện Cục Công nghiệp địa phương Bộ Công thương Việt Nam và Hiệp hội Len Australia trao đổi về cách thức hoạt động, điều hành của Hiệp hội trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu len của Australia, kinh nghiệm có thể ứng dụng vào tình hình thực tế của Việt Nam cũng như tăng cường hiểu biết đôi bên, tạo thuận lợi cho thúc đẩy hợp tác.
     

    Miễn thuế cho máy sản xuất nông nghiệp

     Bộ Tài chính quyết định máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).

    Trong công văn vừa gửi cục thuế các tỉnh, thành phố và cục hải quan các địa phương, Bộ Tài chính nêu rõ máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).

    Cụ thể các loại máy, thiết bị cung cấp thức ăn, nước uống, thu gom trứng, dọn vệ sinh; máy móc thiết bị chăm sóc gia súc, gia cầm; thiết bị xử lý chất thải chăn nuôi, cải tạo môi trường chăn nuôi; máy sục khí; máy tự động cho cá, tôm ăn sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; máy gặt đập liên hợp... đều thuộc đối tượng trên.

    Ngoài ra, linh kiện NK được xác định là linh kiện đồng bộ để lắp ráp máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp và được áp dụng cùng một mã HS với máy móc, thiết bị chuyên dùng thì linh kiện đồng bộ này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.


    Nhật Bản muốn hỗ trợ công nghệ, vốn 
cho ĐBSCL

    Tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ mới đây, ông Narazaki Mikio, chủ tịch Hiệp hội Khai thác nhân lực (Bộ Ngoại giao Nhật Bản), đề nghị được hợp tác bằng hình thức hỗ trợ vốn, công nghệ cho nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật. 

    Ngoài ra, ông Mikio cũng quan tâm việc hợp tác với ĐBSCL thông qua hình thức cho thuê trang thiết bị hiện đại cho các bệnh viện trong vùng nhằm nâng cao năng lực chẩn đoán, khám chữa bệnh cho người dân.

    Ông Đào Anh Dũng, phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, đồng ý với đề nghị trên và cho biết tại TP Cần Thơ có nhiều bệnh viện mới xây dựng nhưng gặp khó khăn trong đầu tư trang thiết bị công nghệ cao (cả TP chỉ có hai bệnh viện có trang bị máy MRI), nên việc hỗ trợ của Nhật Bản không chỉ giúp việc chữa bệnh cho người dân TP Cần Thơ được tốt hơn mà còn cho cả vùng ĐBSCL


    Yêu cầu làm rõ thêm dự án xử lý chất thải 520 triệu USD

    Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín vừa kết luận chỉ đạo tại cuộc họp nghe báo cáo đề xuất dự án xử lý chất thải bằng công nghệ plasma của Công ty Trisun Green Energy, 100% vốn của Úc, nhà đầu tư cam kết xây dựng trong 33 tháng, chỉ sử dụng quỹ đất 10 - 15 ha.

    Theo giới thiệu của nhà đầu tư, họ sẽ dùng hệ thống đèn plasma đốt đưa nhiệt độ lên 3.000 - 7.000 độ C trong điều kiện thiếu ô xy để tạo năng lượng sét nhân tạo tiêu hủy các loại chất thải. Quá trình xử lý và nguyên liệu đầu ra không gây nguy hại, không thải ra chất thải phải xử lý tiếp. Từ cuối năm 2011 đề án xin xây dựng nhà máy đã trình UBND TP, đã được đánh giá và kiểm định. Nhà đầu tư đã hoàn chỉnh các yêu cầu thuyết minh dự án, chứng minh năng lực tài chính, thời gian vận hành...
    Ông Nguyễn Hữu Tín yêu cầu dự án làm rõ thêm về địa điểm xây dựng nhà máy; so sánh, đối chiếu thêm với đơn giá xử lý chất thải trong nước hiện nay và trong điều kiện ngân sách của TP; nguồn chất thải đầu vào của dự án tránh để tình trạng xây dựng nhà máy xong nhưng nguồn chất thải không cung ứng đủ... TP giao các sở ngành, đơn vị liên quan cùng làm việc nhà đầu tư để làm rõ các nội dung trên, báo cáo UBND TP và dự thảo công văn UBND TP báo cáo Thường trực Thành ủy xem xét, chấp thuận chủ trương nghiên cứu đề xuất dự án.

    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn