TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-07-2016

    Tân Hoa Xã: Trung Quốc giảm xây dựng các dự án năng lượng

    Cơ quan Tân Hoa Xã cho biết Trung Quốc sẽ cấm xây dựng các cơ sở hóa chất mới và nhà máy điện chạy than cho đến năm 2018 và tiếp tục giảm quá công suất trong khai thác than và lọc dầu.

    Là một phần của kế hoạch năng lượng 2016-2020, được dự kiến sẽ sớm công bố chính thức, các biện pháp mới này sẽ hạn chế tiêu thụ năng lượng quốc gia tổng cộng ở mức 5 tỷ tấn than chuẩn tương đương vào năm 2020, và đặt một mức trần lên liêu thụ than ở mức 4,1 tỷ tấn. Than tương đương đo năng lượng thoát ra bởi các nhiên liệu khác trong một cách chuẩn hóa bất kể loại gì như than, dầu và khí tự nhiên.
    Lệnh cấm các dự án sẽ giảm thị phần than trong tổng thể xuống 58% từ mức 64% hiện nay, và giúp đạt được mục tiêu của chính phủ giảm dần xuống 500 triệu tấn sản lượng than vào năm 2020.
    Một quan chức giấu tên liên quan tới kế hoạch này cho biết “việc kiểm soát của chính phủ đối về than và các nhà máy lọc dầu quá công suất sẽ bị siết chặt. Mức độ chấp thuận nhà máy mới trong giai đoạn 2019-20 sẽ phụ thuộc vào các kết quả của việc loại bỏ công suất”.
    Tiêu thụ năng lượng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng ở mức độ thấp kỷ lục 1,5% trong năm 2015, trong khi tiêu thụ tan sụt giảm 1,5%.
    Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đang hoạt động ở mức độ thấp hơn 15% với mức trung bình toàn cầu và chỉ các nhà máy lọc dầu mới mà thay thế công suất đã loại bỏ sẽ được chấp thuận.
    Chính phủ sẽ hạn chế lắp đặt các nhà máy điện chạy than mới khoảng 1.050 GW vào năm 2020. Sản lượng của than hóa dầu và than hóa khí đốt sẽ là khoảng 13 triệu tấn và 18 tỷ m3 tương ứng vào năm 2020.
    Nhà sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới cũng sẽ giảm tốc độ phát triển các nhà máy năng lượng mặt trời và gió mới do lưới điện truyền dẫn không tương xứng làm lãng phí khối lượng lớn điện sản xuất ra. Việc nâng cấp lưới điện quốc gia để cải thiện đường truyền tổng thể sẽ là một ưu tiên.
    Việc lắp đặt các nhà máy điện gió sẽ là khoảng 250 GW vào năm 2020 và năng lượng mặt trời sẽ là 150 GW.
    Việc xây dựng các dự án thủy điện thông thường sẽ đạt 340 GW vào năm 2020, trong khi công suất từ các nhà máy hạt nhân sẽ đạt tới 58 GW vào năm 2020, với 30 GW nữa được chấp thuận xây dựng.(Vinanet)

    Tập đoàn Trung Quốc đầu tư dự án pin mặt trời 1 tỷ USD tại Bắc Giang

    JA Solar là doanh nghiệp lớn nhất thế giới về sản xuất pin năng lượng mặt trời, đang triển khai xây dựng nhà máy ở Bắc Giang.

    Tại buổi diện kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chiều 11/7, ông Cận Bảo Phương, Chủ tịch Tập đoàn JA Solar (Trung Quốc) cho biết, JA Solar là doanh nghiệp lớn nhất thế giới về sản xuất pin năng lượng mặt trời, đang triển khai xây dựng nhà máy ở Bắc Giang với tổng vốn 300 triệu USD, nếu tính các giai đoạn, tổng vốn đầu tư có thể lên tới 1 tỷ USD.

    Ông Cận Bảo Phương tin tưởng đây là dự án đầu tư của tập đoàn lớn nhất ở nước ngoài, cũng là doanh nghiệp sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới tại Việt Nam, sản phẩm dành xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

    Do đó, Chủ tịch Tập đoàn JA Solar mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện để tập đoàn làm ăn thuận lợi tại Việt Nam.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, vấn đề năng lượng tái tạo luôn có ý nghĩa toàn cầu, do đó, hướng đi của Tập đoàn JA Solar là rất thích hợp trong thời đại này.

    Chính phủ Việt Nam đánh giá cao dự án đầu tư sản xuất pin năng lượng mặt trời của Tập đoàn JA Solar vào Việt Nam. Các Bộ, ngành và cơ quan chức năng của Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện cho Tập đoàn JA Solar nói riêng, các nhà đầu tư nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh thành công tại Việt Nam.(VOV)


    Đơn đặt hàng máy móc thiết bị của Nhật Bản bất ngờ giảm

     Đơn đặt hàng máy móc của Nhật Bản bất ngờ giảm trong tháng năm do đồng yên mạnh và nhu cầu yếu khiến cho lợi nhuận doanh nghiệp và kế hoạch chi tiêu giảm, thêm vào đó nền kinh tế đang phải vật lộn để thu hút sự đầu tư nhằm duy trì tăng trưởng.
    Dữ liệu của Văn phòng nội các công bố hôm thứ hai ngày (11/7) cho thấy đơn đặt hàng cốt lõi giảm 1,4%, một loạt dữ liệu biến động thuộc chỉ số chi tiêu vốn trong 6 đến 9 tháng tới, giảm so với dự báo của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát là 2,6%. 
    Trong một tuyên bố kèm theo các dữ liệu, Văn phòng nội các cho biết đơn đặt hàng máy móc thiết bị đã "đình trệ", giảm so với tháng 4.
    Chi phí vốn yếu tăng thêm áp lực cho Thủ tướng Shinzo Abe phải đưa ra nhiều biện pháp hơn nữa tăng tăng trưởng. Ông dự kiến sẽ đưa ra một gói kích thích kinh tế vào cuối năm nay sau khi đảng cầm quyền của ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Thượng viện ngày 10/7.
    Đơn đặt hàng máy móc thiết bị, mà loại trừ đóng tàu và điện, ở mức 785 tỷ yên (7,79 tỷ USD), mức thấp nhất kể từ tháng 6/2014.
    Chính sách kinh tế Abe đã tính đến chi phí vốn để giúp tạo ra một chu kỳ tăng trưởng lương cao hơn và thu nhập hộ gia đình và tiêu dùng tăng nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
    Sau cuộc bỏ phiếu gây sốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu khiến cho triển vọng kinh tế Nhật Bản ảm đạm, đồng yên trở thành nơi trú ẩn an toàn và tổn thương đến xuất khẩu của Nhật.
    "Đơn đặt hàng máy móc thiết bị chắc chắn suy yếu hơn là phục hồi. Hiệu ứng đồng yên tăng cao trong bối cảnh Brexit dự báo sẽ xuất hiện từ bây giờ", nhà kinh tế cấp cao Koya Miyamae tại SMBC Nikko Securities cho biết. 
    Đơn đặt hàng từ nước ngoài trong tháng 5, không bao gồm đơn đặt hàng lõi, giảm 14,8% so với tháng trước, tháng thứ hai giảm liên tiếp và phản ánh các đơn đặt hàng máy móc công nghiệp, xe tải và các loại xe khác giảm.
    Các nhà hoạch định chính sách trong mối quan hệ ràng buộc, với các công ty do dự đẩy mạnh đầu tư khi họ gặp khó khăn vì nền kinh tế yếu kém và đồng yên mạnh, trong khi ngân hàng của Nhật Bản áp dụng lãi xuất âm không thể thuyết phục các công ty đầu tư nhiều hơn.
    So với tháng trước, đơn đặt hàng từ các nhà sản xuất giảm 6,4 % gây áp lực cho các ngành công nghiệp như thông tin và truyền thông và máy móc thiết bị sản xuất, trong khi lĩnh vực dịch vụ giảm 0,3%.

    Cơ hội cuối cho các doanh nghiệp ngành thép phản đối áp thuế

    Cục Quản lý cạnh tranh tiếp tục để doanh nghiệp có liên quan đóng góp vào dự thảo lần cuối, hạn chót ngày 14-7, trước khi công bố kết quả cuối cùng.

    Báo cáo cuối cùng liên quan đến điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu đã hoàn tất vào cuối tháng 6-2016, sau hơn ba tháng điều tra.

    Ngày 11-7, cục Quản lý cạnh tranh (VCA - Bộ Công thương) cho biết thông tin trên.

    Tuy nhiên, để tạo tính công bằng và khách quan của vụ việc, VCA tiếp tục để các doanh nghiệp có liên quan đóng góp vào dự thảo lần cuối, hạn chót ngày 14-7 tới, trước khi công bố kết quả cuối cùng.

    Khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ vào ngày 7-3, đến ngày 22-3-2016, Bộ Công thương quyết định áp thuế tự vệ tạm thời trong vòng 200 ngày đối với thép dài (cây, cuộn) và phôi thép nhập khẩu, theo yêu cầu của 4 công ty gồm: Công ty CP thép Hòa Phát, Công ty TNHH MTV thép miền Nam, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên và Công ty CP thép Việt Ý.

    Tuy nhiên, đã có rất nhiều phản đối từ phía các doanh nghiệp sản xuất không thuộc nhóm nguyên đơn khi cho rằng mức thuế tự vệ tạm thời (dưới hình thức thu thuế nhập khẩu bổ sung) 14,2% đối với thép dài, 23,3% đối với phôi thép là quá cao, làm mất tính cạnh tranh khi một số doanh nghiệp phía nguyên đơn đã làm chủ được nguồn nguyên liệu khai thác trực tiếp từ trong nước, không phải nhập khẩu từ nước ngoài.

    Trong khi đó, theo Hiệp hội thép VN (VSA), tính đến cuối tháng 5-2016, các sản phẩm thép thuộc nhóm mã hàng bị điều tra vẫn có lượng nhập khẩu tăng “khủng”, ước đạt gần 1,36 triệu tấn, bằng 41,3% so với tổng lượng nhập khẩu của cả năm 2015.(TT)


    Giá dầu giảm, doanh thu của Petro Vietnam hụt gần 85.000 tỷ đồng

    Giá dầu thô bình quân đạt 40,5 USD/thùng, giảm 20 USD so với cùng kỳ đã giảm thu gần 85.000 tỷ đồng của Petro Vietnam.

    Sáng 12/7, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đã công bố tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016. Bước vào thực hiện kế hoạch năm 2016, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước phải ứng phó với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt giá dầu thô tiếp tục giữ ở mức thấp (thời điểm 18/1/2016 đạt mức 27 USD/thùng, thấp nhất trong 13 năm gần đây), đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Petro Vietnam.

    Cụ thể, sản lượng khai thác quy dầu đạt 14,57 triệu tấn, vượt 1,1 triệu tấn quy dầu tương đương vượt 8,2% kế hoạch 6 tháng và bằng 56,8% kế hoạch năm.

    Sản xuất và cung cấp cho lưới điện quốc gia 10,74 tỷ kWh. Sản xuất đạm đạt 826,5 nghìn tấn, sản xuất xăng dầu đạt 3,38 triệu tấn, vượt 15,8% kế hoạch 6 tháng.

    Tổng doanh thu toàn tập đoàn đạt 215,6 nghìn tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 2010), bằng 84% kế hoạch 6 tháng và 42% kế hoạch năm. Trong khi đó cùng kỳ năm 2015 doanh thu đạt 300,2 nghìn tỷ đồng. 

    Như vậy, với việc giá dầu thô trung bình là 40,5USD/thùng, giảm 20USD (tương ứng giảm 33,4%) so với mức giá trung bình 6 tháng 2015 (là 60,5 USD/thùng) Petro Vietnam đã thất thu gần 85.000 tỷ đồng.

    Nộp ngân sách Nhà nước của Petro Vietnam đạt 42,2 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.

    Tổng doanh thu hợp nhất tập đoàn đạt 110.600 tỷ đồng, hoàn thành 40% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 10.500 tỷ đồng.

    8 đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch của Tập đoàn là PTSC, PVTrans, PVI, PVC, Petrosetco, PVE , VPI và PVMTC.

    Dự báo giá dầu trung bình 6 tháng cuối năm dao động ở mức 45-50 USD/thùng và giá dầu trung bình cả năm 2016 dự báo đạt 45 USD/thùng, Petro Vietnam đặt kế hoạch năm 2016 khai thác 25,64 triệu tấn dầu khí quy đổi. Doanh thu 514.500 tỷ đồng, giải ngân 78.000 tỷ đồng. (VNECO)


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn