TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-03-2016

    Nguyên Thống đốc Lê Đức Thúy: Lãi suất có thể tăng 1-2% năm nay

    Ông Lê Đức Thúy cho rằng không thể đơn giản nói doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng sản xuất kinh doanh bình thường trong năm 2016 khi ngân hàng bắt đầu chịu áp lực thanh khoản, dâng cao lãi suất huy động.

    Những lo ngại về mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tăng trong năm 2016 một lần nữa được các chuyên gia nêu lên tại Hội thảo Tổng quan thị trường tài chính năm 2015, do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức sáng 14/3.Dù là khách mời nhưng ông Lê Đức Thúy - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - lại có một phần chia sẻ ý kiến hơn 20 phút với rất nhiều tâm tư. Một trong những lo ngại của vị chuyên gia này là câu chuyện lãi suất đang có chiều hướng tăng từ cuối năm 2015 và lan sang đầu 2016. "Áp lực thanh khoản đang có hiện tượng tăng lên. Lãi suất đang tiếp tục tăng và theo tính toán của chúng tôi, có thể tăng 1-2% so với mặt bằng năm 2015. Như vậy không thể đơn giản nói rằng doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng sản xuất kinh doanh một cách bình thường như năm ngoái được", ông Thúy nói.

    nguyen thong doc le duc thuy phat bieu tai hoi thao voi nhung tran tro ve lai suat ngan hang. anh: thanh lan.

    Nguyên Thống đốc Lê Đức Thúy phát biểu tại hội thảo với những trăn trở về lãi suất ngân hàng. Ảnh: Thanh Lan.

    Theo ông Thúy, cần có những phân tích về việc mất cân đối giữa huy động vốn nội, ngoại tệ với cho vay hiện nay. Vị chuyên gia này cũng nói, gửi đôla vào ngân hàng lãi suất 0% mà vẫn không làm cho người dân chuyển sang VND gửi chứng tỏ chính sách này vẫn chưa giúp huy động được hiệu quả các nguồn vốn.

    Không riêng ông Thúy, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Trương Văn Phước cũng nêu lên những bất cập trong việc vốn cho vay trung và dài hạn tăng nhanh, gây áp lực lên lãi suất. Tín dụng trung dài hạn năm 2015 tăng 31,1%, trong đó có nguyên nhân từ khu vực bất động sản và việc cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp theo Quyết định 780.

    Theo ông Phước, đáng lẽ lãi suất có điều kiện để giảm thêm nữa, khi lạm phát trong năm 2015 thấp. Tuy nhiên, do việc phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn, việc sửa đổi Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước có thể khiến lãi suất tăng.

    Thực tế từ sau Tết Nguyên đán, mặt bằng lãi suất liên tục dâng cao do các nhà băng tăng cường huy động vốn để đón đầu Thông tư 36 sửa đổi, với quy định giảm tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống 40%. Ở kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, nhiều nhà băng vẫn áp dụng chính sách "đi đêm" lãi suất khi trả thêm khoản chênh cho khách hàng. Trong khi đó, ở kỳ hạn dài, cuộc đua cũng rất gay gắt, lãi suất trên 13 tháng vượt lên trên 8% một năm. Không chỉ vậy, nhiều ngân hàng còn sẵn sàng trả thêm lãi suất cho khách gửi đôla trong khi vẫn khẳng định "thanh khoản không căng thẳng". Do đó, theo nhiều chuyên gia, điều này là không hợp lý.

    Cũng tại Hội thảo, ông Lê Đức Thúy còn mạnh dạn đặt vấn đề cần làm rõ lý do tại sao một ngân hàng lớn trong nước lại đi vay hàng trăm triệu đôla ở nước ngoài trong khi lãi suất huy động ngoại tệ trong nước chỉ 0%. Theo ông, cần có đánh giá đúng về chiều hướng của lãi suất. "Lãi suất huy động tăng lên, có thể mức lãi suất cho vay trung bình dài hạn sẽ lên 11% một năm. Mức trung bình như vậy thì chắc chắn sẽ có những khoản vay lãi suất cao hơn nhiều", ông Thúy nói.

    Mặc dù vậy, trả lời báo chí gần đây, đại diện Ngân hàng Nhà nước vẫn khẳng định việc lãi suất huy động dâng cao chỉ xảy ra ở một số ngân hàng và chưa gây sức ép tăng lên lãi suất cho vay.


    Thuế chống bán phá giá tôm vào Mỹ tăng mạnh

    Thuế sơ bộ cho các bị đơn tự nguyện là 3,56%, cao gấp gần 4 lần so với mức áp dụng với POR9 (0,91%). 

    Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản cho biết, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ban hành kết luận sơ bộ mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ trong lần rà soát hành chính lần thứ 10 (POR10) đối với các lô hàng tôm xuất khẩu từ ngày 1/2/2014 đến 31/1/2015.

    Theo đó, mức thuế chống bán phá giá mà DOC áp cho tôm Việt Nam đối với ba bị đơn bắt buộc gồm Minh Phú, Thuận Phước và Fimex lần lượt là 2,86% và 4,78%. Mức thuế sơ bộ cho các bị đơn tự nguyện là 3,56%, cao gấp gần 4 lần so với thuế chính thức của POR9 (0,91%). Mức thuế áp chung toàn quốc là 25,76%.

    Trao đổi với VnExpress, ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước cho hay, mức thuế này sẽ gây khó cho xuất khẩu tôm Việt Nam, đặc biệt, doanh nghiệp đang gặp khó khăn. "Hiện chúng tôi vẫn chưa biết nguyên nhân cụ thể về việc tăng thuế chống bán phá giá của DOC. Tuy nhiên, vào thứ Hai tuần sau các doanh nghiệp sẽ được giải thích căn kẽ từ luật sư", ông Lĩnh nói.

    Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), đây mới chỉ là kết quả sơ bộ, kết quả chính thức sẽ được công bố sớm nhất là vào đầu tháng 7.

    Mới đây, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) cũng đang rà soát lần thứ hai (5 năm một lần) đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm tôm của Việt Nam.

    Đợt rà soát này sẽ xác định xem, nếu Mỹ huỷ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm tôm liệu có dẫn đến nguy cơ tái diễn, gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của mình trong một khoảng thời gian hợp lý có thể thấy trước hay không.

    Theo thông báo của ITC, các bên liên quan phải nộp bản trả lời cung cấp các thông tin cụ thể được chỉ ra trong thông báo này cho ITC để được đảm bảo xem xét trước ngày 31/3/2016. ITC sẽ đánh giá tính đầy đủ của các bản trả lời này để xác định việc tiến hành rà soát theo thủ tục đầy đủ hay rút gọn.


    FPT chi gần 800 tỷ đồng trả cổ tức

    Cổ đông được nhận cổ tức tiền mặt năm 2015 với tỷ lệ 20%, cùng với 15% bằng cổ phiếu.

    Tập đoàn FPT (Mã CK: FPT) vừa công bố tài liệu họp Đại  hội cổ đông thường niên năm 2016. Theo đó, Hội đồng quản trị trình cổ đông thông qua mức trả cổ tức tiền mặt năm 2015 với tỷ lệ 20% (mỗi cổ phiếu nhận 2.000 đồng) và cổ phiếu 15%. Thời gian thực hiện là quý II/2016.

    Với khoảng 397,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Tập đoàn FPT dự kiến chi khoảng 795 tỷ đồng tiền mặt và 59,6 triệu cổ phần để trả cổ tức cho cổ đông trong năm 2015.

    Năm 2016, FPT dự định trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 20%. Tập đoàn cũng đặt kế hoạch doanh thu 45.796 tỷ đồng, tăng 14,5% và lợi nhuận 3.151 tỷ, tăng 10,5% so với năm 2015. Trong đó, lĩnh vực công nghệ, phân phối – bán lẻ vẫn đóng vai trò động lực tăng trưởng chính.


    Nhiều cổ phiếu “nóng” bị chốt lời, thanh khoản thị trường tăng vọt lên gần 6.000 tỷ đồng

    Nhóm dầu khí chịu áp lực điều chỉnh của thị trường chung nhưng nhiều mã vẫn tăng khá mạnh như PVD, PXS, PVC, PVT, PGS….

    Phiên giao dịch đầu tuần mới diễn ra không thực sự sôi động. Điểm nhấn đáng chú ý nhất là giao dịch thỏa thuận gần 45 triệu cổ phiếu MSN trị giá hơn 3.100 tỷ đồng, qua đó giúp thanh khoản toàn thị trường tăng vọt lên 231 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 5.824 tỷ đồng. Đây cũng là giá trị giao dịch kỷ lục của TTCK Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây.

    SBT tiếp tục thu hút lực cầu mạnh trong phiên hôm nay và tăng gần hết biên độ lên 29.900đ. Trong đó, khối ngoại mua vào hơn 1 triệu đơn vị, chiếm gần 1/4 tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu trong phiên.

    Ngược lại, PPC đã giảm 600đ trong phiên hôm nay do ảnh hưởng từ việc bị loại khỏi V.N.M ETF.

    Nhóm dầu khí cũng chịu áp lực điều chỉnh của thị trường chung nhưng nhiều mã vẫn tăng khá mạnh như PVD, PXS, PVC, PVT, PGS….

    Trong khi đó, nhóm cổ phiếu dệt may đã chịu áp lực điều chỉnh mạnh và TCM, TNG quay đầu giảm điểm.

    Phiên giao dịch hôm nay, khá nhiều cổ phiếu “nóng” đã tăng mạnh trong thời gian gần đây như CTD, SKG, VCS, DGC, DXP….. đã bị chốt lời mạnh.

    Đóng cửa phiên giao dịch, VnIndex tăng nhẹ 0,72 điểm (0,12%) lên 577,98 điểm nhờ sự hỗ trợ của các Bluechips như VCB, MSN, HPG, HSG, FPT, GAS…. Trong khi đó, Hnx-Index giảm nhẹ 0,06 điểm (0,08%) xuống 80 điểm.

    Phiên giao dịch buổi sáng diễn ra khá giằng co trong biên độ hẹp. Chỉ số VnIndex tăng 1,16 điểm (0,2%) lên 578,42 điểm, trong khi Hnx-Index giảm nhẹ 0,05 điểm (0,07%) xuống 80,01 điểm.

    Sôi động nhất trong phiên sáng phải kể tới nhóm cổ phiếu dầu khí với hàng loạt mã tăng mạnh như PXS, PVT, PVD, GAS, PVC…. Trong đó, PXS đã “trằng bên bán” và PVT cũng có thời điểm tăng kịch trần.

    Tương tự, nhóm cổ phiếu dệt may EVE, TNG, TCM, KMR….cũng thu hút dòng tiền khá tốt trong buổi sáng nay. Tuy vậy, EVE đã chịu áp lực chốt lời khá mạnh và hiện giảm 100đ dù có thời điểm tăng 800đ.

    Nhóm cổ phiếu thép HPG, VGS, VIS, TLH, POM….tiếp tục duy trì trạng thái tích cực sau thông tin áp thế tự vệ.

    Còn với SBT, sau thông tin lọt rổ V.N.M ETF, cổ phiếu nfay đã tăng mạnh 5,3% trong buối sáng nay lên 29.700đ. Khối lượng khớp lệnh cổ phiếu đạt 2,8 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại mua vào 353 nghìn đơn vị.

    Những tin tức tích cực về giá dầu cũng như các TTCK Thế giới đang mang đến luồng sinh khí mới cho TTCK Việt Nam. Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới, sắc xanh tiếp tục hiện diện trên cả 2 chỉ số. Tuy nhiên đà tăng điểm của thị trường vẫn có phần thận trọng khi VnIndex đang ở trong vùng kháng cự mạnh.

    Với sự hồi phục của giá dầu, các cổ phiếu dầu khí đang có giao dịch tích cực với hàng loạt mã tăng điểm như GAS, PVD, PVS, PVC….

    VNM sau phiên bùng nổ cuối tuần trước nhờ những tin tức liên qua ntới việc nới room đã chững lại và hiện giảm nhẹ 1.000đ. Trong khi đó, cũng liên quan đến câu chuyện nới room, TNG lại đang thu hút khá tốt dòng tiền và bật tăng mạnh.

    VGG tiếp tục có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp lên 74.000đ và cổ phiếu này hiện không còn dư bán.

    Tại thời điểm 9h50’, chỉ số VnIndex giảm nhẹ 0,94 điểm (0,16%) xuống 576,32 điểm. Trong khi đó, Hnx-Index vẫn tăng 0,12 điểm (0,15%) lên 80,18 điểm.


    Quỹ đầu tư Singapore hoàn tất thoái vốn khỏi Masan, thu về 3.100 tỷ đồng

    Trước đó, trong năm 2013, Orchid Capital Invesments cũng đã thoái toàn bộ hơn 29 triệu cổ phiếu FPT và thu về hơn 1.300 tỷ đồng.

    Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu MSN của Masan Group đã xuất hiện giao dịch thỏa thuận đột biến gần 45 triệu cổ phiếu tại mức giá 69.200đ, tương ứng tổng giá trị 3.100 tỷ đồng. Số cổ phiếu trên tương đương 6% cổ phần của Masan.

    Mức giá thỏa thuận này thấp hơn rất nhiều so với giá giao dịch trên sàn trong buổi sáng nay của MSN là 75.000đ.

    Đáng chú ý, lượng cổ phiếu MSN thỏa thuận sáng nay đúng bằng lượng cổ phiếu mà Orchid Capital Invesments nắm giữ. Như vậy, nhiều khả năng quỹ này đã thoái toàn bộ vốn khỏi Masan trong buổi sáng nay.

    Trước đó, trong năm 2013, Orchid Capital Invesments cũng đã thoái toàn bộ hơn 29 triệu cổ phiếu FPT và thu về hơn 1.300 tỷ đồng.

    Cách đây vài ngày, ông Bùi Minh Tuấn và ông Trần Anh Đức cũng đã bỏ ra khoảng 660 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng 8,9 triệu cổ phiếu MSN từ Credit Suisse (Hong Kong).

    Hiện Masan Group còn một cổ đông lớn nước ngoài là Quỹ PENM II thuộc BankInvest, sở hữu 5,4%.

    Biến động giá cổ phiếu MSN trong 1 năm
    Biến động giá cổ phiếu MSN trong 1 năm

    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn