TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-03-2016

    Đồ "made in China" thực ra không rẻ như chúng ta tưởng

    Hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc không hề rẻ như mọi người vẫn nghĩ. Chi phí nhân công bình quân mỗi sản phẩm tại nước này chỉ thấp hơn 4% so với sản phẩm sản xuất tại Mỹ.

    do "made in china" thuc ra khong re nhu chung ta tuong

    Đồ "made in China" thực ra không rẻ như chúng ta tưởng

    Thậm chí kể cả khi đồng USD tăng giá, ngành sản xuất của Mỹ vẫn được hưởng lợi từ năng suất khổng lồ, thị trường lao động dồi dào, chi phí nhiên liệu thấp và một thị trường nội địa lớn đủ để tiêu thụ hết hàng hóa sản xuất ra.

    Báo cáo mới đây của Oxford Economics cho thấy ngành sản xuất tại Mỹ vẫn giữ vị trí hàng đầu trên thế giới bất chấp sự tăng trưởng mạnh mẽ gần đây của Trung Quốc.

    Bất chấp những ảnh hưởng từ việc đồng USD tăng giá và sự suy giảm trong ngành khai thác dầu đá phiến, mảng sản xuất của Mỹ vẫn là một trong những lĩnh vực kinh tế hàng đầu thế giới.

    Theo đó, sản lượng bình quân mỗi công nhân Mỹ đã tăng 40% trong khoảng 2003-2016, cao hơn tỷ lệ 25% của Đức và 30% của Anh.

     Chi phí nhân công bình quân mỗi sản phẩm (Mỹ=100)

    Chi phí nhân công bình quân mỗi sản phẩm (Mỹ=100)

     

     Năng suất sản xuất bình quân mỗi lao động (Mỹ năm 2003=100)

    Năng suất sản xuất bình quân mỗi lao động (Mỹ năm 2003=100)

    Ngoài ra, báo cáo cho thấy dù năng suất sản xuất của Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian trên nhưng vẫn thấp hơn đến 80-90% so với Mỹ.

    Nhờ năng suất sản xuất khổng lồ mà chi phí nhân công bình quân mỗi sản phẩm tại Mỹ giảm xuống.

    Trước tình hình tăng trưởng năng suất tại Trung Quốc thấp hơn so với mức tăng lương và đồng Nhân dân tệ đang tăng giá, chi phí nhân công bình quân mỗi sản phẩm tại Trung Quốc hiện chỉ thấp hơn 4% so với Mỹ.

    Tuy nhiên, ngành sản xuất tại Mỹ cũng đang có rủi ro khi năng suất những năm gần đây đang dần suy giảm và Mỹ đang có thâm hụt thương mại với Trung Quốc.

    Bên cạnh đó, nếu đồng USD tiếp tục tăng giá như hiện nay thì những nhà xuất khẩu Mỹ sẽ chịu thiệt hại lớn về lợi nhuận.

    Báo cáo của Oxford cho thấy nếu đồng USD tăng giá 20% nữa thì lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và khiến các mặt hàng Trung Quốc, Nhật Bản có ưu thế hơn về giá.

    Những tác động tiêu cực từ Trung Quốc đang là vấn đề nóng trong chính đàn Mỹ hiện nay. Ứng cử viên Donald Trump đã đổ lỗi cho Trung Quốc về việc khiến người dân Mỹ nghèo đi do chính sách “quản lý” thị trường tiền tệ và thặng dư thương mại với Mỹ.

    Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã bác bỏ những lời chỉ trích của tỷ phú Trump và cho biết mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ vẫn tốt đẹp dù ai được bầu lên làm tổng thống.


    Masan, Co.op mart cũng tham gia đấu giá mua BigC Việt Nam

    Nguồn tin thân cận cho thấy BigC Việt Nam có thể được định giá trên 1 tỉ euro.

    masan, co.op mart cung tham gia dau gia mua bigc viet nam

    Masan, Co.op mart cũng tham gia đấu giá mua BigC Việt Nam

    Đấu giá BigC Việt Nam đang rất "nóng" trong những ngày qua. Phiên đấu giá diễn ra ngày 10/3 với sự góp mặt của 10 DN lớn. Trong đó, 3 cái tên tâm điểm là Aeon (Nhật Bản), TCC Holding (Thái Lan) và Central Group (Thái Lan).

    Vừa qua, Aeon tuyên bố họ đang "tiến rất gần" tới chiến thắng khi đưa ra mức giá trên 800 triệu USD.

    Phiên đấu giá còn có sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam. Hai DN được nhắc tới đó là Masan Group và Co.opmart. Trong đó, Co.opmart là DN lớn nhất trên thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay, còn Masan là một trong những tập đoàn đa ngành có quy mô lớn nhất Việt Nam.

    "Sau khi vòng đấu giá đầu tiên diễn ra, Casino (chủ BigC Việt Nam) sẽ tiến hành đánh giá lại và sẽ chọn ra khoảng 5 công ty để bắt đầu tiến hành thẩm định. Thông tin chính thức về người dành quyền sở hữu BigC Việt Nam sẽ được công bố vào giữa tháng 4 này", một nguồn tin thân cận cho biết.

    Nguồn tin này cũng cho biết thêm, có "khá nhiều" DN trả giá BigC Việt Nam cao hơn 1 tỉ euro, cao hơn mức 800 triệu USD của Aeon.

    Về phía Casino, tập đoàn này hiện đang bán tài sản tại châu Á, Mỹ Latin để trang trải nợ nần và dồn sức vào hoạt động kinh doanh tại Pháp giữa bối cảnh chi tiêu tại thị trường quê nhà này đang suy yếu. Trong tháng 2, Casino đã bán Big C Thái Lan cho TCC Holding với giá 3,1 tỉ euro.

    Dự tính, Casino sẽ thu về khoảng 5 tỉ euro từ việc bán các tài sản ở những thị trường không trọng điểm.


    Tranh chấp nhãn hiệu Jet và Hero: Sumatra có thể kiện ra tòa quốc tế!

    Vinataba đuối lý trong câu chuyện tranh chấp nhãn hiệu thuốc lá Jet và Hero, dù đang giương cao ngọn cờ chống buôn lậu và bảo vệ lợi ích quốc gia.

    tranh chap nhan hieu jet va hero: sumatra co the kien ra toa quoc te!

    Tranh chấp nhãn hiệu Jet và Hero: Sumatra có thể kiện ra tòa quốc tế!

    Như VietnamFinance đã đưa tin, đang xảy ra vụ tranh chấp các nhãn hiệu thuốc lá Jet và Hero giữa Vinataba và Công ty Sumatra (Indonesia) và các bên hiện đang chờ phán quyết cuối cùng của Cục sở hữu trí tuệ.

    Cụ thể, tháng 6/2015, Vinataba đã quyết định dùng công cụ kỹ thuật là đăng ký sở hữu trí tuệ các nhãn Jet và Hero tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, đồng thời cũng đã nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam đình chỉ/ hủy bỏ hiệu lực các đăng ký nhãn hiệu JET và HERO đã cấp cho N.V. SUMATRA TOBACCO TRADING COMPANY (SUMATRA).

    Việc đăng ký và hủy bỏ này được mô tả là “dựa theo các điều khoản của Luật Sở hữu Trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009 (“Luật Sở hữu Trí tuệ”), và phù hợp với các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

    "Việc yêu cầu đình chỉ/hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu JET và HERO của SUMATRA, và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu JET và HERO dưới tên Vinataba nhằm mục đích hủy bỏ sự bảo hộ về pháp luật đã cấp trước đây cho SUMATRA liên quan đến các nhãn hiệu JET và HERO tại Việt Nam, ngăn chặn việc SUMATRA lợi dụng sự bảo hộ pháp lý này để che giấu hoặc tiếp tay cho hành vi nhập lậu sản phẩm thuốc lá JET và HERO vào Việt Nam...", thông cáo của Vinataba nhấn mạnh.

    Vinataba cũng cho biết sau khi "xác lập quyền nhãn hiệu đối với các nhãn hiệu JET và HERO dưới tên của Vinataba nhằm kiểm soát nghiêm ngặt việc sử dụng các nhãn hiệu đó. Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp đăng ký nhãn hiệu đối với các nhãn hiệu Jet và Hero tại Việt Nam, Vinataba mới tiến hành sản xuất, nộp thuế và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam",

    Ngoài ra, Vinataba cũng cho rằng hiện tại, các sản phẩm Jet và Hero chiếm hơn 80% lượng thuốc lá nhập lậu, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng/năm.

    Trước tình hình này, phía Sumatra đã có những phản ứng bước đầu rất đáng chú ý.

    Theo đại diện pháp lý của công ty này tại Việt Nam là công ty luật T&T Invenmark, trong suốt hơn 50 năm qua, công ty đã đầu tư công nghệ và tài chính phát triển nhãn hiệu JET và HERO cho sản phẩm thuốc lá nổi tiếng trên thế giới, đã tạo nên hương vị thuốc lá đặc trưng chỉ có ở thuốc lá JET và HERO, được người tiêu dùng tại Việt Nam và trên thế giới ưa chuộng.

    Sumatra đã quan tâm đăng ký nhãn hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam với hơn 60 Giấy chứng nhận đăng ký cho nhãn hiệu JET và HERO trong đó nhãn hiệu JET đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu lần đầu tiên theo số bằng 1359 cấp ngày 07/02/1990 và nhãn hiệu HERO được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu lần đầu tiên theo số bằng 1360 cấp cùng ngày.

    Nhãn hiệu JET và HERO do công ty Sumatra sáng tạo ra và đã được đăng ký sớm nhất trên thế giới từ năm 1957 và 1989 và hình ảnh JET & hình đã được đăng ký bản quyền sớm nhất tại Việt Nam vào ngày 12/02/1997 (Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số 1323 VH/BQ ngày 12/02/1997 cho hình ảnh “JET cigarrets và hình đầu sư tử” và Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số 1399 VH/BQ ngày 05/04/1997 cho hình ảnh bao gói “JET cigarrets và hình đầu sư tử” như một bằng chứng không thể chối cãi để khẳng định bản quyền của hai hình ảnh này thuộc về công ty Sumatra).

    Không chỉ vậy, nhãn hiệu JET và HERO cũng đã được đăng ký tại 108 quốc gia trên thế giới.

    T&T Invenmark cho rằng việc Vinataba tiến hành thủ tục đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực của các nhãn hiệu JET và HERO với lý do năm (05) năm không sử dụng kể từ ngày 01/01/2010 và chủ sở hữu nhãn hiệu không trung thực và có dụng ý xấu khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu là “thể hiện rõ ý đồ của Vinataba cố tình chiếm đoạt các nhãn hiệu này của Sumatra”.

    “Công ty Sumatra có thể xem xét kiện Vinataba ra tòa án quốc tế về việc Vinataba “vừa ăn cướp, vừa la làng” đối với nhãn hiệu JET và HERO của công ty Sumatra bởi lẽ, trong thời gian qua, công ty Sumatra đã sử dụng nhãn hiệu và cung cấp các sản phẩm mang nhãn hiệu JET và HERO vào thị trường Việt Nam thông qua các cửa hàng miễn thuế tại các sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất và thông qua kênh phân phối hợp pháp (có dấu của hải quan tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh) để bán trong chuỗi siêu thị miễn thuế của công ty TNHH Thế kỷ vàng”, luật sư Lê Xuân Thảo, đại diện công ty T&T Invenmark cho biết.

    Trước tình hình vụ việc chưa có hướng giải quyết, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo theo Công văn số 991/VPCP-V.I ngày 16/02/2016 của văn phòng Chính phủ, theo đó yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý vụ việc theo đúng quy định pháp luật và các cam kết quốc tế, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Sau chỉ đạo này, Bộ Khoa học công nghệ đã có văn bản trình lên Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các bên liên quan đang đợi quyết định cuối cùng của Chính phủ. Đáng chú ý là quan điểm của Bộ Khoa học công nghệ về cơ bản ủng hộ các lập luận của phía Sumatra.

    Theo văn bản này, nếu Vinataba không chứng minh được việc Sumatra "có liên quan đến việc buôn lậu thuốc lá" và Sumatra không sử dụng các nhãn hiệu Jet và Hero tại Việt Nam thì Bộ "sẽ không chấp nhận đề nghị của Vinataba".


    Nestle đầu tư 70 triệu USD xây nhà máy tại Việt Nam

    Nhà máy mới nằm trong chiến lược củng cố vị thế là đơn vị dẫn đầu trong mảng thực phẩm sức khỏe và dinh dưỡng tại Việt Nam của Nestle.

    nestle dau tu 70 trieu usd xay nha may tai viet nam

    Nestle đầu tư 70 triệu USD xây nhà máy tại Việt Nam

    Nestle Việt Nam vừa khởi công xây dựng một nhà máy mới trị giá 70 triệu USD tại khu công nghiệp Thăng Long II, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Nhà máy này sẽ được xây dựng trên diện tích 10 hecta nhằm phát triển các sản phẩm mới phục vụ thị trường địa phương.

    Thông tin về khoản đầu tư này cho thấy sự tin tưởng của Nestle vào thị trường Việt Nam trong dài hạn.

    Nhà máy mới nằm trong chiến lược củng cố vị thế là đơn vị dẫn đầu trong mảng thực phẩm sức khỏe và dinh dưỡng tại Việt Nam của công ty.

    Nhà máy mới dự kiến có thể tạo ra 300 việc làm cho người dân địa phương tính tới tháng 5/2017.

    “Đây sẽ là nhà máy thứ 6 của Nestle tại Việt Nam và là nhà máy thứ 2 tại tỉnh Hưng Yên”, theo Tổng giám đốc Nestle Việt Nam là Ganesan Ampalavanar. “Khoản đầu tư này cho thấy chúng tôi tin tưởng vào tốc độ phát triển nhanh chóng của kinh tế Việt Nam. Bằng cách này chúng tôi có thể tạo ra những cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm và giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam. Từ đó đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam".

    Trong suốt 20 năm qua, các khoản đầu tư của Nestle vào Việt nam đã tăng đáng kể từ 24 triệu USD vào năm 1995 lên 520 triệu USD vào năm 2016.

    Nestle hiện có 339.000 nhân viên trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, họ đang điều hành 5 nhà máy với hơn 2.000 nhân viên trên khắp cả nước.


    Toshiba phủ nhận tin bán mảng sản xuất điều hòa, tủ lạnh cho Trung Quốc

    Toshiba khẳng định những thông tin từ tờ Nikkei không phải do phía công ty cung cấp và hoàn toàn không có thật.

    toshiba phu nhan tin ban mang san xuat dieu hoa, tu lanh cho trung quoc

    Toshiba phủ nhận tin bán mảng sản xuất điều hòa, tủ lạnh cho Trung Quốc

    Ngày hôm qua, thông tin từ tờ Nikkei cho biết tập đoàn Toshiba của Nhật Bản đang trong quá trình thảo luận việc bán mảng kinh doanh Toshiba Lifestyle Products & Services với giá 10 tỷ yen (hơn 88 triệu USD) cho tập đoàn điện tử Trung Quốc Midea.

    Thỏa thuận được thực hiện thông qua cách thức bán một lượng lớn cổ phần cho phía công ty Trung Quốc.

    Mảng kinh doanh Toshiba Lifestyle Products & Services của Toshiba sản xuất đồ điện tử gia dụng như máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng…

    Tuy nhiên, sau thông tin này, phía Toshiba đã lên tiếng phủ nhận. Theo đó, Toshiba khẳng định những thông tin từ tờ Nikkei không phải do phía công ty cung cấp và hoàn toàn không có thật.

    Ngoài ra, họ cũng cho biết tập đoàn đang nỗ lực đẩy mạnh tái cấu trúc mảng kinh doanh đồ gia dụng. Kể từ cuối năm 2015, công ty vẫn đang trong quá trình thỏa thuận với hàng loạt công ty nhằm cải thiện hoạt động điều hành và tái cấu trúc doanh nghiệp.

    Ngoài ra, Toshiba cũng khẳng định đến thời điểm hiện tại học chưa có bất kỳ thỏa thuận chắc chắn nào được thực hiện với bất kỳ công ty nào cả.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn