TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-03-2016

    Nasdaq rời bỏ Trung Quốc, hướng sang Nhật Bản, Ấn Độ

    sau nhieu nam tap trung vao trung quoc, san giao dich chung khoan nasdaq huong ve cac thi truong khac tiem nang hon trong khu vuc - anh: bloomberg

    Sau nhiều năm tập trung vào Trung Quốc, sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq hướng về các thị trường khác tiềm năng hơn trong khu vực - Ảnh: Bloomberg

    Sau nhiều năm tập trung vào Trung Quốc, sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq tìm kiếm tăng trưởng cao hơn ở các thị trường khác trong khu vực châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản.
    Phó chủ tịch mảng niêm yết Bob McCooey của hãng NASDAQ OMX Group, công ty sở hữu sàn giao dịch chứng khoán Mỹ Nasdaq, cho hay ông đã theo dõi chặt chẽ các công ty lớn hoặc công ty khởi nghiệp được định giá ít nhất 1 tỉ USD tại các nước trên, những doanh nghiệp mà ông kỳ vọng sẽ sớm lên sàn.
    Những năm gần đây, Nasdaq đã hưởng lợi từ một dòng chảy ồ ạt các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết ở Mỹ, song ông McCooey nhận định “có vẻ như dòng chảy này đang chuyển ra ngoài Trung Quốc”.
    “Khi bạn quan sát các doanh nghiệp lớn, nhiều trong số họ đặt tại châu Á. Khi họ muốn lên sàn, chúng tôi phải sẵn sàng”, ông McCooey nói.
    Ông McCooey ủng hộ các doanh nghiệp niêm yết tại thị trường chứng khoán nước nhà, song cho rằng niêm yết trên Nasdaq có thể giúp doanh nghiệp trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như công nghệ sinh học, được định giá cao hơn. Năm trong số tám đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) từ đầu năm đến nay ở Mỹ là thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học.
    Samsung BioLogics và Samsung Bioepis thuộc Tập đoàn lớn nhất xứ Hàn Samsung đang tìm nơi niêm yết. Samsung Bioepis hồi năm ngoái cho hay hãng đang xem xét việc niêm yết trên sàn Nasdaq nửa đầu năm 2016. Nếu Samsung Bioepis lên sàn Nasdaq, đây là sẽ lần đầu tiên tập đoàn Samsung chào bán cổ phiếu lần đầu bên ngoài thị trường Hàn Quốc trong suốt 78 năm hoạt động.
    McCooey cho biết thêm ông không quan tâm đến xu hướng hủy niêm yết trên các sàn ngoại của doanh nghiệp Trung Quốc để tìm kiếm khả năng định giá cao hơn ở nước nhà. Ông nhấn mạnh thị trường Mỹ ổn định hơn Đại lục - nơi đã cực kỳ biến động trong thời gian qua.

    Việt Nam cần cuộc cải cách thứ 2

    ba christine lagarde - tong giam doc quy tien te quoc te (imf) - anh: bloomberg

    Bà Christine Lagarde - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - Ảnh: Bloomberg

    Đó là khuyến nghị của bà Christine Lagarde - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại buổi làm việc với Bộ Tài chính ngày 16.3.
    Bà Christine Lagarde cho biết IMF đánh giá cao kết quả VN đạt được về ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, IMF cũng chỉ ra thách thức bắt đầu khi dân số quá ngưỡng tuổi vàng, lao động sụt giảm.
    “Cơ hội và thách thức TPP đem lại, chúng tôi nhận thấy VN cần đợt cải cách thứ hai cho các thế hệ sau”, Tổng giám đốc IMF khuyến nghị và khẳng định tổ chức này sẽ hỗ trợ VN cải cách, tái cấu trúc hệ thống, mở rộng thị trường vốn và phát triển thị trường bảo hiểm.
    Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cảm ơn sự hỗ trợ của IMF dành cho VN và mong muốn IMF tiếp tục hỗ trợ Bộ Tài chính trong các lĩnh vực như ngân sách nhà nước, thuế, hải quan, chứng khoán, bảo hiểm, doanh nghiệp nhà nước...

    Sản lượng cá tra giảm 17%

    Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (Vasep) cho biết trong 2 tháng đầu năm nay, sản lượng cá tra đã thu hoạch ước đạt 114.000 tấn, giảm đến 17% so với cùng kỳ năm 2015.
    Đồng Tháp là tỉnh có sản lượng giảm mạnh nhất, lên đến 43%. Kế đến là Bến Tre giảm 17%, An Giang giảm 13%. Sản lượng cá tra thu hoạch giảm là điều đã được dự báo từ trước vì diện tích tái thả nuôi trong dân sụt giảm mạnh do thua lỗ kéo dài; nông dân hết vốn để tái đầu tư.
    Năm 2015, giá cá tra sụt giảm mạnh, trung bình từ 2.000 - 2.500 đồng/kg vào thời điểm cuối năm so với đầu năm. Mức giá thấp nhất trong năm qua chỉ từ 18.000 - 19.000 đồng/kg, tương đương giá thành nên nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ thu hoạch đúng vào thời điểm này đã bị lỗ vốn phải treo ao. Nhiều khả năng năm nay ngành sản xuất cá tra sẽ rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu.

    Giá điều thô tăng xấp xỉ "đỉnh" cách đây 5 năm

    Theo các doanh nghiệp chế biến nhân điều, giá điều tăng mạnh do nguồn cung trong nước khan hiếm so với nhu cầu sản xuất của các nhà máy.

    Nhiều nông dân trồng điều tại Bình Phước cho biết giá điều tươi hiện lên tới 33.000 - 34.000 đồng/kg.

    Theo các doanh nghiệp chế biến nhân điều, giá điều tăng mạnh do nguồn cung trong nước khan hiếm so với nhu cầu sản xuất của các nhà máy.

    Với mức giá này, điều thô về đến kho nhà máy có giá thành lên đến 40.500 - 41.000 đồng/kg, cao nhất trong vòng năm năm qua, xấp xỉ mức “đỉnh” vào tháng 3-2011, lên tới 42.000 đồng/kg.

    Ông Đỗ Tấn, giám đốc doanh nghiệp Tấn Tài (Phước Long, Bình Phước), cho biết với giá này các doanh nghiệp không có lời khi xuất khẩu, chỉ một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng từ trước phải mua điều chế biến để giao hàng đúng thời hạn.


    Chứng khoán Việt Nam chưa đủ lớn để hấp thụ vốn nước ngoài

    Ngày 17/3, tại hội thảo "Đối thoại TPP: Cơ hội nào cho Doanh nghiệp tại Việt Nam," ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) nhận định, dưới tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), HOSE rất kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ có nhiều thay đổi tích cực.

    Dựa trên nền tảng phát triển chung, chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán cũng sẽ được cải thiện đáng kể, không chỉ đối với chứng khoán của các ngành hưởng lợi như dệt may, da giày, thủy sản, mà còn cộng hưởng đến các ngành phụ trợ khác.

    Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam sẽ gia tăng mạnh, tạo động lực tăng trưởng mới cho thị trường - ông Sinh dự báo.

    Đánh giá về thị trường chứng khoán Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh các cơ hội thì TPP cũng mang lại nhiều khó khăn, thách thức.

    Điển hình, quy mô hiện nay của thị trường chứng khoán chưa đủ lớn để có thể hấp thụ hết lượng vốn khổng lồ từ nước ngoài; sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp là không nhỏ trên sân chơi chung của quốc tế.

    Để chuyển cơ hội thành lợi ích kinh tế, không chỉ doanh nghiệp tích cực chuyển mình thay đổi mà các cơ quan quản lý, điều hành cũng cần đổi mới. Doanh nghiệp phải là chủ thể phản ánh sức mạnh và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

    Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, đồng thời là Trưởng đoàn đàm phán TPP Việt Nam cho biết, ngày 4/2 vừa qua, TPP đã chính thức được ký kết, đánh dấu việc hoàn tất toàn bộ quá trình hơn 5 năm đàm phán.

    Việt Nam là một nước năng động, dân số cao, nhiều tiềm năng trong việc mang lại giá trị gia tăng lớn cho các nước. Do đó, việc tham giaHiệp định TPP và có các mối quan hệ với các cường quốc lớn đã củng cố vị thế của Việt Nam trên trường khu vực và quốc tế.

    Cụ thể, với 12 quốc gia thành viên, TPP đang tạo ra một khu vực thương mại lớn nhất thế giới với tổng dân số hơn 800 triệu người, chiếm 11,2% dân số thế giới, sản lượng kinh tế tương đương 40% GDP toàn cầu và 30% tổng doanh thu xuất nhập khẩu thế giới.

    Dự kiến có hiệu lực từ năm 2018, Hiệp định TPP mở ra những cơ hội lớn cho cộng đồng các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, xuất nhập khẩu./.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn