TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-01-2016

    Hàng nhái của Trung Quốc bị tịch thu tại CES 2016

    mau van truot mot banh tu can bang phien ban "xin" - anh: future motion

    Mẫu ván trượt một bánh tự cân bằng phiên bản "xịn" - Ảnh: Future Motion


    CES là sự kiện triển lãm hàng điện tử tiêu dùng uy tín tại Mỹ, chính vì thế việc một gian hàng có trưng bày hàng nhái đã nhanh chóng bị cảnh sát "hỏi thăm".
    Theo CNET, một công ty có trụ sở ở Thường Châu (Trung Quốc) đã trưng bày mẫu ván trượt một bánh tự cân bằng với giá 550 USD. Tuy nhiên, qua xác minh ban đầu, đây chỉ là hàng nhái.

    Cụ thể, sản phẩm này bị tố là rất giống với sản phẩm của công ty khởi nghiệp Mỹ Future Motion. Công ty này đã ra mắt xe tự cân bằng một bánh Onewheel tại CES 2014.

    Ngoài ra, Future Motion cũng đã được cấp một bằng sáng chế cho công nghệ tự cân bằng vào tháng 8.2015. Chính vì thế, khách tham quan đã nhanh chóng xác định gian hàng này đã làm "xấu" hình ảnh tại triển lãm CES 2016.

    Ngoài ra, sản phẩm nhái của công ty Trung Quốc có giá cũng khá rẻ, chỉ khoảng 550 USD. Trong khi đó, sản phẩm chính hãng của Future Motion có giá khởi điểm lên tới 1.500 USD.

    Future Motion cho biết, họ từng gửi thư cho công ty Trung Quốc từ hồi tháng 12 qua, yêu cầu dừng bán sản phẩm nhưng không nhận được phản hồi. 

    Sau khi cảnh sát Mỹ nhận được cảnh báo từ khách hàng và Future Motion, họ đã tiến hành kiểm tra gian hàng nhái tại CES, và toàn bộ hàng hóa tại gian hàng đã bị tịch thu.

    Tháo gỡ ách tắc biên mậu do thiếu hướng dẫn

    thao go ach tac bien mau do thieu huong dan

    Tháo gỡ ách tắc biên mậu do thiếu hướng dẫn


    Theo nguồn tin từ Bộ Công thương ngày 9.1, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, kiêm Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo thương mại biên giới T.Ư vừa ký văn bản khẩn gửi UBND các tỉnh biên giới và các bộ, ngành liên quan về việc giải quyết các vướng mắc, gây ách tắc trong hoạt động xuất khẩu biên giới do thiếu hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định 52/TTg về quản lý biên mậu.
    Những ách tắc trong hoạt động xuất, nhập khẩu ở một số vùng biên vừa qua xảy ra do Quyết định số 52/QĐ-TTg ban hành ngày 20.10.2015 có hiệu lực từ 1.1.2016 nhưng thiếu hướng dẫn thế nào là doanh nhân đủ điều kiện quy định về pháp luật để mua bán hàng hóa qua cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở...
    Để tháo gỡ cho việc thiếu hướng dẫn trên, văn bản do Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú gửi UBND các tỉnh biên giới quy định: thương nhân đã có hoạt động mua bán hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong năm 2015 được tiếp tục thực hiện mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa theo các quy định trước đây của các bộ, ngành. Riêng đối với thương nhân mới thực hiện mua bán qua cửa khẩu phụ, lối mở trong năm 2016, phải làm thủ tục đăng ký mua bán hàng hóa theo quy định mới. Về danh mục, hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 52/QĐ-TTg.

    Thanh khoản thị trường sẽ tăng mạnh sau thông tư 203?

    thanh khoan thi truong se tang manh sau thong tu 203?

    Thanh khoản thị trường sẽ tăng mạnh sau thông tư 203?


    Theo CTCK HSC, động thái cho phép giao dịch trong ngày và bán chứng khoán trước khi về tài khoản có thể sẽ giúp thanh khoản thị trường tăng đáng kể từ tháng 7 sau khi Thông tư có hiệu lực.

    Ngày 21/12/2015 vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 203/2015/TT-BTC thay thế cho Thông tư 74/2011/TT-BTC hướng dẫn giao dịch trên TTCK.

    Điểm chủ yếu của Thông tư 203 là tạo ra khung pháp lý cho hoạt động giao dịch trong ngày và mở ra khả năng bán khống ở mức độ hạn chế.

    Thông tư 203 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2016 và có những nội dung chính:

    (1) Cho phép NĐT giao dịch trong ngày – NĐT được phép giao dịch mua và bán cùng một loại chứng khoán với cùng một khối lượng giao dịch trong cùng một ngày giao dịch. Nội dung mới ở đây là NĐT có thể bán cổ phiếu và sau đó mua lại cổ phiếu đó sau. Với điều kiện là phải mua lại đủ khối lượng đã bán trong cùng ngày giao dịch.

    (2) NĐT có thể bán cổ phiếu đã mua nhưng chưa về tài khoản.

    Ngoài ra, thông tư cũng đưa ra một số quy định và điều kiện đối với công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ giao dịch trong ngày chẳng hạn như phải có giấy phép, có hệ thống phù hợp; Không trong thời gian thực hiện M&A, tái cơ cấu, giải thể hay bị đặt trong diện kiểm soát; Lỗ lũy kế không vượt 50% vốn điều lệ; Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu ở mức an toàn, vốn chủ sở hữu phải cao hơn vốn pháp định.

    Theo CTCK HSC, động thái cho phép giao dịch trong ngày và bán chứng khoán trước khi về tài khoản có thể sẽ giúp thanh khoản thị trường tăng đáng kể từ tháng 7 sau khi Thông tư có hiệu lực.

    Yếu tố này sẽ làm tăng cầu đối với tiền margin vì thanh khoản thị trường nói chung sẽ tăng. Ngoài việc đây sẽ là thông tin tích cực cho các công ty chứng khoán thì Thông tư sẽ làm tăng thanh khoản, đặc biệt là ở cổ phiếu vốn hóa trung bình có tiềm năng tăng trưởng; và từ đó NĐTNN sẽ chú ý hơn đến các cổ phiếu này.

    Tuy nhiên, thông tư cũng chưa đề cập tới quy định chính xác về giao dịch trong ngày và việc bán chứng khoán trước khi về tài khoản sẽ xác định mức cho phép là bao nhiêu. Ngoài ra, thông tư liệu có khả năng ảnh hưởng đến quy định phải có tiền khi đặt mua chứng khoán đối với các tổ chức lớn hay không cũng là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

    Nội dung về room ngoại không có trong thông tư

    Thông tư 203 mới ban hành đã bỏ nội dung trong dự thảo trước đó về định nghĩa công ty nước ngoài khi giao dịch chứng khoán khi room vượt 65% trong 12 tháng liên tiếp.

    Room là một trong những câu chuyện lớn đằng sau đợt tăng của thị trường từ cuối Q3 đến Q4 năm ngoái và việc thiếu bất kỳ một tiến triển liên quan đến room nào trong Thông tư được ban hành cũng có thể gây ra lực bán.

    Tuy vậy, CTCK HSC dự đoán định nghĩa này có thể chưa được thống nhất và sẽ được đưa vào một thông tư hay quy định nào đó trong tương lai.


    Cục thuế TP.HCM tuyên bố sẽ "làm tất cả để Uber nộp thuế"

    thanh tra giao thong kiem tra mot chiec taxi uber tai khu vuc duong le hong phong, q.5 - anh: tien long

    Thanh tra giao thông kiểm tra một chiếc taxi Uber tại khu vực đường Lê Hồng Phong, Q.5 - Ảnh: Tiến Long


    Vị đại diện Cục Thuế TP cũng cho biết trong thời gian tới nếu Uber còn tiếp tục im lặng thì cơ quan thuế sẽ làm các bước tiếp theo.

    Mới đây, trao đổi với chúng tôi đại diện Cục thuế TP.HCM cho biếtUber VN chỉ là doanh nghiệp mang tính chất hoạt động tư vấn, quản lý về các hoạt động của Uber Hà Lan và họ chỉ nhận tiền được trả từ Hà Lan cho phí quản lý của họ tại VN.

    Còn hoạt động điều tiết với các đối tác mà sử dụng phần mềm của Uber Hà Lan đối với các hãng vận tải là do Uber Hà Lan điều tiết thông qua phần mềm trên hệ thống thiết bị thông minh, điện thoại...

    Đó là giao dịch điện tử, thanh toán quốc tế về thương mại bằng thẻ nên việc kiểm soát rất khó đối với cơ quan quản lý, ngay cả phía ngân hàng.

    Đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết Tổng Cục Thuế đã chỉ đạo Cục Thuế TP rà soát hệ thống này, cơ quan thuế cũng phối hợp với Sở Giao Thông vận tải để thu thập danh sách và từ 2014 Cục Thuế TP.HCM đã rà soát danh sách các tổ chức, hợp tác xã (chứ chưa rà soát đến phần cá nhân có đăng ký kinh doanh) có tham gia hoạt động vận tải này.

    Đến nay Uber VN chỉ mới chỉ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp về phần chi phí quản lý mà bên Uber Hà Lan trả cho họ để họ làm công việc quản lý khách hàng, giao dịch giải đáp thắc mắc của các khách hàng của Uber và thuế thu nhập cá nhân phát sinh.

    Còn toàn bộ vận tải do Uber Hà Lan quản lý nhưng đến nay Uber Hà Lan chưa kê khai thuế theo quy định của pháp luật VN.

    Cơ quan thuế đã có văn bản gửi yêu cầu Uber VN phải thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua một đại diện của Uber Hà Lan được ủy quyền tại VN. Tuy nhiên đến nay Uber chưa có hồi đáp nào.

    Trước đó, theo Sở GTVT TP.HCM, hiện có khoảng 4.000 taxi Uber hoạt động tại TP.HCM do doanh nghiệp taxi Uber tại Hà Lan điều hành, ước tính đã thu được khoảng 1 tỉ đồng lợi nhuận đưa về Hà lan.

    Thế nhưng, đến nay doanh nghiệp taxi Uber tại Hà Lan vẫn không đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải bằng taxi tại TP, trong khi doanh nghiệp taxi Uber tại VN chỉ đăng ký marketing tiếp thị cho taxi Uber.

    Các sở, ngành đã đặt nhiều vấn đề xung quanh hoạt động taxi Uber chưa đúng pháp luật VN và đang góp ý để Sở GTVT báo cáo UBND TP về hoạt động của taxi Uber.

    Cũng theo đại diện Cục thuế TP, Cục Thuế TP đã làm việc trực tiếp với đại diện của Uber và xác định với Uber là tất cả hoạt động của doanh nghiệp này tại VN với bất cứ hình thức nào đều phải có trách nhiệm nộp thuế.

    Tuy nhiên theo đánh giá của cơ qua thuế Uber khá “khôn ngoan” nhằm tránh được sự điều tiết của pháp luật, nhất là nghĩa vụ thuế vì VN không phải là nơi kinh doanh đầu tiên của Uber do vậy họ có kinh nghiệm về tổ chức kinh doanh, thành lập, hợp đồng ký với taxi, thuế khóa...

    Cũng trong buổi làm việc cơ quan thuế đã yêu cầu Uber kê khai các khoản tiền thu ở VN dưới tất cả hình thức.

    “Chúng tôi khẳng định rõ Uber có trách nhiệm kê khai và nộp thuế với tất cả khoản thu nhập tại VN. Còn nếu Uber trong quá trình thực thu nghĩa vụ thuế có gặp bất cứ khó khăn vướng mắc nào về thủ tục cần sự trợ giúp của Cục thuế TP thì Cục Thuế sẵn sàng làm tất cả để Uber nộp thuế tại VN”, vị đại diện này nói.

    Vị đại diện Cục Thuế TP cũng cho biết trong thời gian tới nếu Uber còn tiếp tục im lặng thì cơ quan thuế sẽ làm các bước tiếp theo vì tất cả DN kinh doanh đều phải nộp thuế, không có lý do gì Uber đến đây kinh doanh lại không thực hiện các nghĩa vụ thuế.

    Như vậy là không thể chấp nhận được. Uber sẽ phải trả tất cả khoản phí và phạt (nếu có) theo quy định của pháp luật VN. “Cục Thuế TP không đánh giá cao tính tuân thủ và sự tự giác tuân thủ pháp luật VN của Uber”, đại diện Cục Thuế TP nói.

    Ông Lê Hoàng Minh - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết hiện nay các doanh nghiệp như Mai Linh taxi, Vinasun cũng đang ứng dụng phần mềm công nghệ để hành khách sử dụng dịch vụ như Uber taxi. Tuy nhiên, công nghệ phần mềm của các doanh nghiệp trên vẫn chưa đạt tính năng cao. Vi vậy các doanh nghiệp taxi TP cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng lượng phục vụ hành khách. Đồng thời, Sở GTVT cũng đang góp ý Bộ Giao thông vận tải về đề xuất thí điểm Grab taxi hoạt động tại TP HCM.

    Ông Phạm Đình Đức - trưởng phòng quản lý vận tải Sở Giao thông vận tải TP HCM trong năm 2016 sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý các phương tiện không có giấy phép kinh doanh vận tải nhưng lại sử dụng phần mềm Uber taxi, Grab taxi hoạt động taxi.


    Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Gia và đồng bọn chiếm đoạt hơn 152 tỷ đồng

    hiep (hang dau) va dong pham.

    Hiệp (hàng đầu) và đồng phạm.


    Hoàng Minh Hiệp (41 tuổi, ở phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) thành lập hai công ty tư nhân rồi đưa vợ và những người thân quen vào làm việc. Hiệp chỉ đạo các thành viên trong hai công ty làm giả giấy tờ để chứng minh hai công ty của Hiệp có nhiều tài sản, sau đó “qua mặt” ngân hàng để vay và chiếm đoạt số tiền hơn 152 tỷ đồng.

    Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, Hiệp là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Kinh tế Hoàng Gia (viết tắt là Công ty Kinh tế Hoàng Gia). Trương Ánh Diệp (35 tuổi, ở phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội - vợ chưa kết hôn của Hiệp) là Giám đốc Công ty TNHH Kim loại Hoàng Gia (viết tắt là Công ty Kim loại Hoàng Gia), nhưng Hiệp đều điều hành và quyết định mọi hoạt động kinh doanhcủa hai công ty.

    Quá trình hoạt động, Hiệp đã sử dụng pháp nhân của hai công ty trên để ký hợp đồng mua bán thép khống, xuất hóa đơn giá trị gia tăng khống, biên bản giao nhận hàng hóa khống, làm giả hợp đồng thuê kho và biên bản xác nhận hàng hóa để thực hiện hành vi lừa đảo ngân hàng nhằm mục đích vay tiền.

    Để có cơ sở lập hồ sơ vay tiền của Phòng Giao dịch trung tâm Ngô Quyền (viết tắt là PVFC Ngô Quyền), thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam, Hiệp đã chỉ đạo Vũ Thị Thuận (33 tuổi) là Kế toán Công ty Kinh tế Hoàng Gia và Đinh Minh Ngọc (27 tuổi) là Kế toán Công ty Kim loại Hoàng Gia trực tiếp tạo dựng các tài liệu khống liên quan đến tài sản của Công ty Kinh tế Hoàng Gia và Công ty Kim loại Hoàng Gia.

    Từ những hồ sơ khống do Ngọc tạo lập, mặc dù biết rõ đó là những hồ sơ không có thật, nhưng Diệp vẫn ký các hợp đồng mua bán thép khống, phiếu nhập kho, hợp đồng gửi giữ hàng hóa khống, các bảng kê hàng hóa tồn kho, ký xác nhận vào biên bản giao nhận hàng hóa khống, ký các khế ước nhận nợ, phương án sử dụng vốn vay, phụ lục hợp đồng đảm bảo, hợp đồng bảo vệ kho hàng của bên có hàng hóa, biên bản kiểm tra hàng hóa, biên bản thỏa thuận giá trị tài sản đảm bảo để giúp Hiệp hoàn thiện hồ sơ vay tiền của PVFC Ngô Quyền.

    Giúp sức vào hành vi phạm tội của Hiệp còn có Nguyễn Thị Mai Hương (42 tuổi) là Phó Tổng giám đốc Công ty Kinh tế Hoàng Gia. Hành vi phạm tội của Hương thể hiện qua việc duyệt và ký các hợp đồng mua bán thép khống, phiếu nhập kho, hợp đồng gửi giữ hàng hóa khống và ký xác nhận vào biên bản giao nhận hàng hóa khống để giúp Hiệp hoàn thành hồ sơ vay vốn của PVFC Ngô Quyền.

    Đối tượng cuối cùng trong vụ án này là Đặng Ngọc Sơn (35 tuổi) là nhân viên kinh doanh Công ty Kinh tế Hoàng Gia. Sơn được Hiệp giao nhiệm vụ đưa nhân viên PVFC Ngô Quyền đi kiểm tra hàng hóa là sắt thép dùng làm tài sản đảm bảo tại hai kho hàng do đi thuê là Shengli và Animex.

    Mặc dù biết rõ Công ty Kinh tế Hoàng Gia và Công ty Kim loại Hoàng Gia không có hàng hóa gửi tại hai kho này, nhưng Sơn vẫn tìm cách giúp Hiệp thực hiện được mục đích, qua đó Hiệp đã hoàn thành hồ sơ vay vốn và chiếm đoạt của PVFC Ngô Quyền số tiền hơn 152 tỷ đồng. Hiệp và đồng bọn bị truy tố theo điểm a, khoản 4, Điều 139 BLHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khung hình phạt của điều, khoản này từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    Quá trình điều tra còn xác định, liên quan đến vụ án này có ông Đỗ Mạnh Tùng, Trưởng phòng giao dịch PVFC Ngô Quyền và một số nhân viên khác của PVFC Ngô Quyền tham gia vào việc tiếp nhận, nghiên cứu và thẩm định hồ sơ vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo và ký duyệt giải ngân cho Công ty Kinh tế Hoàng Gia và Công ty Kim loại Hoàng Gia vay vốn.

    Trong quá trình kiểm tra không phát hiện được Hiệp làm giả hồ sơ và tính sở hữu đối với tài sản đảm bảo dẫn đến việc ngân hàng đã cho hai công ty của Hiệp vay số tiền rất lớn. Tuy nhiên khi phát hiện ra hành vi gian dối của Hiệp, các nhân viên của PVFC Ngô Quyền đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế hậu quả, sau đó chủ động tố giác sự việc tới cơ quan Công an. Vì vậy, cơ quan điều tra không đề nghị xử lý hình sự đối với một số nhân viên của PVFC Ngô Quyền.

    Ngày 9- 1, TAND TP Hà Nội đã mơ phiên tòa xét xử vụ án này. Tuy nhiên, một số người được Tòa triệu tập với tư cách là người tham gia tố tụng đã vắng mặt không có lý do. Để đảm bảo tính khách quan cho việc xét xử nên Hội đồng xét xử đã tạm hoãn phiên tòa.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn