TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-08-2016

    Khả năng EU dỡ bỏ trừng phạt đối với một bộ phận của nền kinh tế Nga

    Theo Sputnik, hãng tin Reuters ngày 30/7 dẫn lời một nhà ngoại giao châu Âu giấu tên cho biết nhiều khả năng trong năm tiếp theo Liên minh châu Âu (EU) sẽ dỡ bỏ trừng phạt đối với một trong những khu vực của nền kinh tế Nga.

    Nhà ngoại giao này cho biết: "Nhiều khả năng sẽ không dỡ bỏ tất cả biện pháp trừng phạt cùng lúc, tuy nhiên, có thể dỡ bỏ trừng phạt đối với một khu vực của nền kinh tế Nga vào năm tới." 
    Theo của vị quan chức này, quyết định của Chủ tịch Ủy ban châu Âu ông Jean-Claude Juncker, người từng thăm Nga để tham dự Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Peterburg (SPIEF) hồi tháng 6, là do thúc đẩy từ sự lo ngại rằng EU đang đánh mất tính thống nhất trong vấn đề trừng phạt chống Nga. 
    Quan chức này nói thêm: "Kết quả như chúng ta đang thấy, ngày càng nhiều nước trở nên hoài nghi, họ nói rằng cần phải phân tích lại lệnh trừng phạt và đánh giá tác động của những biện pháp này."

    Theo Reuters, về cơ bản, thay đổi lập trường trong vấn đề này là các nước EU chịu tác động nhiều từ động thái cấm vận phản trừng phạt của Nga và chịu áp lực ngày càng tăng do bị công dân trong nước phản đối trừng phạt.

    ICO: Xuất khẩu cà phê thế giới giảm 11% trong tháng 6

    Tổ chức Cà phê Quốc thế ICO cho biết xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 11% trong tháng 6 so với tháng 6/2015 xuống tổng cộng 9,03 triệu bao loại 60 kg/bao, trong khi xuất khẩu của cà phê robusta giảm 7,5% trong 12 tháng qua.

    Tuy nhiên xuất khẩu của thế giới trong 9 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê 2015/16 (bắt đầu trong tháng 10) tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

    Trong 12 tháng tính đến tháng 6, xuất khẩu cà phê robusta giảm xuống 41,69 triệu bao từ 45,07 triệu bao trong năm trước. Trong khi đó xuất khẩu cà phê arabia tăng lên 71,16 triệu bao, tăng 4% so với giai đoạn 12 tháng trước.

    Saudi Aramco cắt giảm giá dầu thô Arab nhẹ bán sang châu Á

    Công ty dầu nhà nước Saudi Aramco cho biết công ty này đã giảm giá bán tháng 9 là 1,3 USD/thùng đối với dầu thô Arab nhẹ cho các khách hàng châu Á, thiết lập giá thấp hơn trung bình của dầu Oman/Dubai là 1,1 USD.

    Động thái của Saudi Arabia giảm giá bán chính thức OSP có thể là tăng cường sự cạnh tranh với các đối thủ như Nga và UAE, những nước sản xuất dầu thô loại tương tự và cũng đang tìm kiếm tăng thị phần ở châu Á, khu vực tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới.

    Iraq đã vượt qua Saudi Arabia lần đầu tiên để thành nhà cung cấp dầu hàng đầu của Ấn Độ trong quý 1, được hỗ trợ bởi bởi việc bán dầu thô nặng giá thấp mà các nhà máy lọc dầu cũng đang sử dụng để làm nhựa đường xây dựng đường xá tại nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới này.
    Nhà sản xuất hàng đầu OPEC này đã trở thành ít thành công trong số các thị trường chủ chốt toàn cầu trong thị trường Trung Quốc, và cũng đang đối mặt với mối đe dọa từ Iran, nước đang tăng cường xuất khẩu sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
    Công ty dầu khổng lồ nhà nước đã nâng giá bán chính thức trong tháng 9 đối với dầu thô Arab nhẹ sang tây bắc châu Âu 0,25 USD/thùng so với mức trừ lùi 4,25 USD/thùng đối với giá dầu thô Brent trung bình.
    Giá bán chính thức dầu Arab nhẹ sang Mỹ giảm 0,2 USD thành mức cộng 0,25 USD/thùng so với chỉ số Argus Sour Crude Index ASCI.
    Giám đốc điều hành của Saudi Aramco cho biết trong tháng 7 công ty này không lo lắng về sự cạnh tranh với các nước sản xuất khác đang nâng doanh số dầu thô của họ tại châu Á, do số lượng khách hàng hợp đồng với công ty dầu nhà nước cũng ngày càng tăng.
    Giá bán chính thức dầu thô Saudi thiết lập xu hướng cho giá của Iran, Kuwait và Iraq, ảnh hưởng hơn 12 triệu thùng dầu thô mỗi ngày sang châu Á.(VITIC)

    Giá gạo Thái Lan giảm, gạo Ấn Độ tăng

    Trên thị trường châu Á, giá gạo xuất khẩu tuần qua biến động trái chiều: Gạo Ấn Độ tăng do nguồn cung hạn chế, trong khi gạo Thái Lan giảm bởi những cuộc đấu giá gạo dự trữ quốc gia trên quy mô lớn.

    Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giá tăng 1 USD/tấn lên 383-393 USD/tấn, FOB, trong bối cảnh nguồn cung trên thị trường trong nước sụt giảm.
    Tính tới 22/7, diện tích gieo trồng ở Ấn Độ đạt 13,1 triệu ha, tăng nhẹ so với 12,6 triệu ha cùng kỳ năm ngoái. Diện tích gieo trồng chắc chắn sẽ tăng trong năm 2016 bởi mùa mưa năm nay thuận lợi.
    Tại Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan, giá gạo 5% tấm làm từ lúa Hè Thu giảm biên độ còn 360 – 365 USD/tấn cuối tuần qua (FOB), từ mức 357 – 365 USD/tấn một tuần trước đó.
    Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết: “Lượng bán ra tuần này rất chậm”.
    Các thương gia cho biết hầu hết khách hàng châu Phi và một số nhà nhập khẩu Trung Quốc hiện đã chuyển hướng sang mua gạo Thái Lan bởi giá rẻ. Giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm xuống 415-432 USD/tấn, FOB, từ mức 420-435 USD/tấn, bởi Chính phủ đã tổ chức 2 cuộc bán đấu giá với khối lượng tổng cộng 3,91 triệu tấn từ kho dự trữ quốc gia.
    “Giá giảm nhẹ do các cuộc bán đấu giá”, một thương gia ở Bangkok cho biết. “Các thương gia đang chờ xem khối lượng gạo bán được qua 2 phiên này là bao nhiêu”.
    Chính phủ Thái Lan cho biết kết quả bỏ thầu của 2 phiên này sẽ được công bố vào hôm nay 1/8.
    Thái Lan có khoảng 9,5 triệu tấn gạo tích trữ từ nhiều vụ trước. Chính phủ Thái muốn giải phóng toàn bộ số gạo dự trữ này trước giữa năm 2017 qua các cuộc bán đấu giá.
    Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam chiếm tổng cộng khoảng 60% tổng thương mại gạo toàn cầu.(vinanet)

    Sản lượng dầu của OPEC trong tháng 7 có thể cao kỷ lục

     Một khảo sát của Reuters cho thấy sản lượng dầu mỏ của OPEC trong tháng 7 có thể để mức cao nhất trong lịch sử gần đây, do Iraq bơm thêm dầu và Nigeria cũng xuất khẩu thêm bất chấp các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ.

    Nhà xuất khẩu hàng đầu OPEC, Saudi Arabia giữ sản lượng gần mức cao kỷ lục, do họ đáp ứng nhu cầu trong nước cao hơn theo mùa và tập trung vào giữ thị phần hơn là hạn chế nguồn cung để tăng giá.
    Nguồn cung từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ này đã tăng lên 33,41 triệu thùng/ngày trong tháng 7 từ mức 33,31 triệu thùng/ngày đã được điều chỉnh trong tháng 6.
    Sản lượng của OPEC tăng đã bổ sung áp lực giảm lên giá. Giá dầu đã giảm từ mức cao 2016 gần 53 USD/thùng trong tháng 6 xuống mức 42 USD/thùng tính tới hôm 29/7, đồng thời giá cũng bị áp lực bởi lo ngại về nhu cầu yếu hơm.
    Sản lượng của OPEC có thể tăng hơn nữa nếu các cuộc đàm phán để mở lại một số cơ sở dầu mỏ của Libya thành công. Xung đột đã giữ sản lượng của Libya ở mức nhỏ so với những mức trước chiến tranh.
    Carsten Fritsch tại ngân hàng Commerzbank cho biết “điều này có thể trong một thời gian ngắn cung cấp thêm dầu vào một thị trường vốn dư cung”.
    Sản lượng của OPEC đã tăng do sự trở lại của cựu thành viên Indonesia trong năm 2015 và của một nước khác Gabon trong tháng này đang làm lệch sự so sánh. Nguồn cung trong tháng 7 từ các thành viên còn lại ở mức 32,46 triệu thùng, cao nhất trong ghi nhận của Reuters, bắt đầu từ năm 1997.
    Nguồn cung cấp cũng tăng lên kể từ khi OPEC từ bỏ vai trò lịch sử cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá trong năm 2014 do các nhà sản xuất chủ chốt Saudi Arabia, Iraq và Iran bơm thêm dầu.
    Trong tháng 7, nguồn cung tăng mạnh nhất 90.000 thùng/ngày đến từ Iraq, nước đã xuất khẩu thêm dầu mỏ từ các cảng phía bắc và nam của nước này bất chấp rò rỉ đã làm hạn chế xuất khẩu ở phía nam.
    Nigeria, nơi sản lượng đã bị thiệt hại bởi các cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở dầu mỏ, dù sao đã xuất khẩu tăng nhẹ trong tháng 7 so với tháng 6, mặc dù xuất khẩu dầu thô vẫn dưới đáng kể mức 2 triệu thùng/ngày được thấy trong đầu năm 2016.
    Sản lượng tại hai nhà sản xuất chủ chốt là ổn định. Iran, nguồn tăng trưởng nhanh nhất của OPEC trong năm nay sau khi được phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, đã bơm thêm chỉ 20.000 thùng/ngày.
    Sản lượng của Saudi trong tháng 7 ở mức 10,5 triệu thùng/ngày gần với mức đã điều chỉnh trong tháng 6 và mức kỷ lục 10,56 triệu thùng/ngày đã đạt được trong tháng 6/2015.
    Trong số các nước có sản lượng giảm, sản lượng của Libya giảm do việc đình trỉ làm việc tại một mỏ dầu lớn, Sarir.
    Nguồn cung của Venezuela bị áp lực giảm từ khủng hoảng tiền mặt. tiếp tục giảm trong tháng 7.
    Khảo sát của Reuters dựa trên số liệu vận chuyển cung cấp bởi các nguồn bên ngoài.(VITIC)
    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn