TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-02-2016

    Tân Hiệp Phát bị đe dọa tung 1.000 chai nước có ruồi ra thị trường

    tan hiep phat bi de doa tung 1.000 chai nuoc co ruoi ra thi truong

    Tân Hiệp Phát bị đe dọa tung 1.000 chai nước có ruồi ra thị trường


    Anh Trần Ngọc Quý (Sơn Trà, Đà Nẵng) từ chối việc Tân Hiệp Phát mời bên thứ 3 bao gồm báo chí, chính quyền địa phương, Hội bảo vệ người tiêu dùng giám sát quá trình xử lý khiếu nại và đe doạ nếu công ty không đáp ứng số tiền 499 triệu đồng sẽ tung 1.000 chai nước có ruồi ra thị trường vào dịp năm mới.

    Thông tin từ Tập đoàn Number 1 (Tân Hiệp Phát) cho biết, từ ngày 15/1/2016 đến ngày 01/02/2016, anh Trần Ngọc Quý, còn gọi là Long (ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) đã sử dụng số điện thoại 012294626xx thực hiện 15 cuộc gọi tới số hotline của Tân Hiệp Phát yêu cầu tập đoàn này chuyển 499 triệu đồng nếu không sẽ tung 1.000 chai sản phẩm Trà xanh Không độ có ruồi ra thị trường vào ngay dịp đầu năm mới.

    Ngày 20/01/2016, bộ phận chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp này đã cử nhân sự trực tiếp đến làm việc với anh Trần Ngọc Quý tại Đà Nẵng để tìm hiểu và thống nhất phương án giải quyết khiếu nại. Tại đây, anh Trần Ngọc Quý đã cho nhân viên Tân Hiệp Phát “xem trước” một chai trà xanh Không độ có ruồi.

    Ghi nhận của bộ phận chăm sóc khách hàng cho biết chai Trà xanh Không độ do anh Quý cung cấp mang số hiệu 01NSX 03072015 /014HSD 03072016 bị sủi bọt, có “vật thể lạ” màu đen và kết tủa màu trắng dưới đáy chai.

    Cũng trong buổi làm việc, anh Trần Ngọc Quý đã yêu cầu Tân Hiệp Phát đáp ứng số tiền 499 triệu đồng để thu hồi 1.000 sản phẩm lỗi mà anh Quý đang sở hữu.

    Ông Nguyễn Phan Huy Khôi, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, nhân viên chăm sóc khách hàng của Tân Hiệp Phát đã giải trình đầy đủ về quy trình sản xuất của sản phẩm nhưng anh Quý không chấp nhận và thông báo nếu doanh nghiệp không giải quyết chi tiền thì sẽ công bố cho báo chí.

    Khi bộ phận chăm sóc khách hàng của Tân Hiệp Phát đã đề nghị anh Quý mời bên thứ 3 bao gồm báo chí, chính quyền địa phương, Hội bảo vệ người tiêu dùng để giám sát quá trình xử lý khiếu nại và tiến hành kiểm tra tính nguyên vẹn của sản phẩm nhưng anh Trần Ngọc Quý tiếp tục từ chối và đe doạ nếu công ty không đáp ứng sẽ tung… 1.000 chai nước có ruồi ra thị trường vào đúng dịp năm mới.

    Theo ông Khôi, Tân Hiệp Phát mong muốn được anh Quý hợp tác, trao đổi chai sản phẩm và đồng ý bố trí làm việc với sự giám sát của các bên thứ 3, đồng thời cùng Tân Hiệp Phát phối hợp tìm nguyên nhân con ruồi trong chai nước.

    Ông Khôi cũng cho biết, từ thời điểm anh Võ Văn Minh (Tiền Giang) bị bắt vào đầu năm 2015, đặc biệt là sau khi trên Youtube xuất hiện video “hướng dẫn cách bỏ ruồi vào chai Dr Thanh còn nguyên tem” hiện tượng sản phẩm của Tân Hiệp Phát có dị vật, bị lỗi, bị hỏng xuất hiện dày đặc.

    Ngoài ra, ông Khôi cũng cho biết, hiện có một số người lợi dụng tâm lí e ngại phiền phức, sợ ồn ào của các doanh nghiệp để đưa ra sức ép đòi hỏi về tiền bạc khi nắm được một “điểm yếu” hay một lỗi sản phẩm nào đó.


    Tăng cường quản lý mặt hàng vôi, đá vôi xuất khẩu

    voi, da voi xuat khau se bi kiem soat chat hon

    Vôi, đá vôi xuất khẩu sẽ bị kiểm soát chặt hơn


    Tổng cục Hải quan vừa chỉ đạo các đơn vị Hải quan địa phương tăng cường công tác quản lý đối với mặt hàng vôi, đá vôi, đôlômit XK.

    Theo đó, khi làm thủ tục hải quan, ngoài các thủ tục theo quy định, đối với trường hợp DN mua khoáng sản đã qua chế biến/vôi để XK (mua trực tiếp từ các đơn vị có đủ điều kiện theo quy định trong việc chế biến khoáng sản/vôi), cơ quan Hải quan thực hiện việc theo dõi, trừ lùi số lượng XK vào mặt sau bản chính hóa đơn thuế GTGT, lưu kèm hồ sơ 1 bản photocopy và trả bản chính hóa đơn thuế GTGT cho DN.

    Đối với trường hợp DN XK khoáng sản đã qua chế biến/vôi theo các văn bản cho phép của Bộ Xây dựng, cơ quan Hải quan thực hiện việc lập phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

    Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng đang kiến nghị Bộ Xây dựng cần có hướng dẫn cụ thể về hồ sơ XK cũng như cách thức quản lý số lượng để tránh tình trạng lợi dụng, quay vòng các chứng từ để buôn lậu, gian lận thương mại; đồng thời, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý hoạt động XK thay cho việc ban hành các văn bản chỉ đạo cá biệt thực hiện XK khoáng sản.


    Đầu năm 2016, UBCKNN phạt kỷ lục 2 tỷ đồng vi phạm trên thị trường chứng khoán

    dau nam 2016, ubcknn phat ky luc 2 ty dong vi pham tren thi truong chung khoan

    Đầu năm 2016, UBCKNN phạt kỷ lục 2 tỷ đồng vi phạm trên thị trường chứng khoán


    Mức phạt hàng trăm triệu đồng với những vi phạm hành chính giờ đây đã không còn hiếm hoi.

    Kết thúc năm 2015, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định xử phạt kỷ lục 705 triệu đồng đối với Thành viên HĐQT CTCP Cmistone Việt Nam (CMI) do ông này đã thao túng giá cổ phiếu công ty trong thời gian từ 26/9/2013 đến 13/1/2014. Tính đến nay, đó vẫn là mức phạt hành chính cao nhất mà UBCKNN đưa ra cho những sai phạm xung quanh giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam đối với các cá nhân và tổ chức.

    Việc phạt kỷ lục này hứa hẹn một năm đầy sóng gió đối với các thành viên TTCK Việt Nam.

    Hành vi thao túng giá cổ phiếu có vẻ ngày càng bị “soi” kỹ càng và mức phạt đưa ra cũng rất cao.

    Năm 2016, 2 nhà đầu tư cá nhân đầu tiên bị phạt với vi phạm Thao túng giá cổ phiếu là ông Trịnh Công Sơn và bà Võ Thị Thu Hằng. Mức phạt dành cho mỗi người lên tới 550 triệu đồng. 2 cá nhân này đã lập nhiều tài khoản giao dịch tạo cung cầu ảo đối với cổ phiếu (lần lượt làNHP và DLG). Thời gian thực hiện hành vi trong năm 2015.

    Điều này cho thấy, với những vi phạm thao túng giá cổ phiếu, sắp tới UBCK sẽ mạnh tay siết chặt. “Độ trễ” có thể đến nửa năm hay một vài năm, nhưng “hứa hẹn” mức phạt sẽ tương đối cao.

    Mức phạt hàng trăm triệu đồng với những vi phạm hành chính giờ đây đã không còn hiếm hoi.

    Chứng khoán Agriseco vừa qua cũng bị phạt tổng cộng 330 triệu đồng với nhiều sai phạm. Kinh Bắc KBC bị phạt 125 triệu đồng khi trở thành cổ đông lớn của SQC (Khoáng sản Sài Gòn Quy Nhơn) mà “quên” công bố thông tin. Giao dịch thực hiện từ cuối năm 2014. CTCP In và Bao bì Minh Phúc cũng mất 100 triệu đồng cho sai phạm phát hành cổ phiếu trả cổ tức mà không công bố thông tin.

    Theo thống kê của chúng tôi, trong hơn 1 tháng đầu năm 2016, UBCKNN đã có tới 15 quyết định xử phạt với số tiền phạt lên tới hơn 2 tỷ đồng. Các hành vi bị nêu tên thông thường đã xảy ra từ năm 2014, 2015. Trong thời gian tới, với việc thanh tra giám sát ngày càng gắt gao và nghiêm khắc, sẽ còn nhiều trường hợp bị cơ quan này “sờ gáy”.


    Nhà nước nắm 51% vốn điều lệ TCty Lâm nghiệp Việt Nam - CTy cổ phần

    Nhà nước nắm 51% vốn điều lệ TCty Lâm nghiệp Việt Nam - CTy cổ phần
    Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam với hình thức bán bớt một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp và kết hợp phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ.

    Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Công ty cổ phần có vốn điều lệ3.500 tỷ đồng tương ứng 350 triệu cổ phần theo mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.

    Trong đó, cổ phần nhà nước là 178,5 triệu cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ; 24.342.700 cổ phần bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư thông thường, chiếm 6,955% vốn điều lệ; 6.997.300 cổ phần bán ưu đãi cho người lao động thường xuyên, người nhận khoán trong doanh nghiệp, chiếm 2% vốn điều lệ; 160.000 cổ phần bán cho Tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp, chiếm 0,045% vốn điều lệ; 140 triệu cổ phần bán cho nhà đầu chiến lược, chiếm 40% vốn điều lệ.

    Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định tiêu chí và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện theo quy định của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

    Thời gian bán cổ phần trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày Phương án cổ phần hóa được phê duyệt. Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định và chịu trách nhiệm về mức giá khởi điểm bán đấu giá, chỉ đạo Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức, triển khai bán cổ phần ra công chúng.

    Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Công ty cổ phần chỉ đạo thực hiện việc đăng ký giao dịch và niêm yết cổ phiếu của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Công ty cổ phần theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Quyết định 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước.

    Về phương án sắp xếp lao động, tổng số lao động có tên trong danh sách người lao động thường xuyên tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 1.076 người; tổng số lao động chuyển sang Công ty cổ phần là 771 người; tổng số lao động không chuyển sang công ty cổ phần là 305 người.

    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam rà soát phương án sắp xếp lao động, xác định số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, phương án chia số dư các quỹ trên (nếu có) theo quy định và thực hiện chế độ đối với người lao động không chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần theo đúng chế độ nhà nước quy định. Nguồn kinh phí chi trả cho người lao động không chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần thực hiện theo quy định hiện hành, trường hợp quỹ hỗ trợ mất việc làm của doanh nghiệp thiếu thì sử dụng từ nguồn thu bán vốn nhà nước.


    NHNN mua USD trở lại cho dự trữ ngoại hối

    Theo nhận định của CTCK VCSC, NHNN đang kiên quyết ổn định tỷ giá ngoại hối và quan trọng hơn, là nỗ lực mua lại USD cho dự trữ ngoại hối.

    Theo báo cáo mới đây của CTCK Bản Việt (VCSC) cho biết, căng thẳng trên thị trường ngoại hối đã giảm bớt. Nguyên nhân là do nguồn cung USD dồi dào nhờ kiều hối tăng mạnh trước dịp Tết Nguyên Đán và giải ngân các khoản đầu tư của nước ngoài đã giúp tỷ giá liên ngân hàng giảm 1,1% trong tháng 1 và tỷ giá tự do lui về thấp hơn mức trần 1%.

    Ngày 02/02, NHNN đưa ra tỷ giá mua/bán USD cho các ngân hàng thương mại với giá mua là 22.300 đồng/USD, cao hơn 0,1% so với tỷ giá liên ngân hàng.

    "Một lần nữa, điều này cho thấy NHNN đang kiên quyết ổn định tỷ giá ngoại hối và quan trọng hơn, là nỗ lực mua lại USD cho dự trữ ngoại hối", báo cáo nhận định.

    Trước đó, báo cáo của HSBC dẫn dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nguồn dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã giảm 6,7 tỷ USD trong quý 3/2015, còn 30,3 tỷ USD vào cuối tháng 9 vừa qua. Với dữ liệu và dẫn chiều nguồn từ IMF nói trên, dự trữ ngoại hối của Việt Nam vừa có mức sụt giảm mạnh trong một khoảng thời gian ngắn.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn