TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh 11-05-2016

    Trung Quốc tức giận khi tàu hải quân Mỹ áp sát đá chữ Thập

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10-5 bày tỏ giận dữ sau khi tàu hải quân Mỹ tiến hành tuần tra tự do hàng hải gần đá Chữ Thập ở biển Đông.

    Phát biểu trong cuộc họp báo thường lệ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng tàu của Mỹ đã "đi vào vùng biển mà không có sự cho phép của Trung Quốc và động thái này đe dọa hòa bình và ổn định".
    trung quoc ngang nhien xay dung tren da chu thap mot duong bang dai hon 3.000m. anh chup tu may bay p-8a poseidon (my) thang 5-2015.

    Trung Quốc ngang nhiên xây dựng trên Đá Chữ Thập một đường băng dài hơn 3.000m. Ảnh chụp từ máy bay P-8A Poseidon (Mỹ) tháng 5-2015.

    Tuy nhiên, theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, Bill Urban, tàu của hải quân Mỹ USS William P. Lawrence thực hiện hoạt động tự do hàng hải. Tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường này đã đi vào khu vực 12 hải lý của Đá Chữ Thập - bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Đây là cuộc tuần tra lần thứ 3 trong vòng chưa đầy 1 năm qua mà Mỹ tiến hành tại biển Đông trong nỗ lực thách thức tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc đối với các đảo nhân tạo phi pháp ở biển Đông.

    Việc lựa chọn Đá Chữ Thập trong chuyến tuần tra lần này của chiến hạm USS William P. Lawrence được cho là một phần trong thông điệp phản ứng trực tiếp Mỹ muốn gửi tới Trung Quốc.

    "Đá Chữ Thập nhạy cảm bởi nó được cho là nơi Trung Quốc sẽ dùng làm trung tâm tương lai cho các chiến dịch quân sự của nước này ở biển Đông" – theo ông Ian Storey, chuyên gia biển Đông của Viện ISEAS Yusof Ishak (Singapore) cho biết.

    "Thời gian diễn ra cuộc tuần tra cũng rất thú vị. Nó cho thấy sự quyết tâm của Mỹ trước thềm chuyến thăm của TT Obama tới Việt Nam vào cuối tháng này" - ông Ian Storey nhận định thêm.


    Indonesia đặt tên cho 14 đảo để khẳng định chủ quyền

    Những hòn đảo nhỏ nằm ở biên giới với Timor Leste và Australia được Indonesia đặt tên để "chặn trước việc nước láng giềng tuyên bố chủ quyền". 
    he thong phong khong skyshield cua indonesia. anh: ihs

    Hệ thống phòng không Skyshield của Indonesia. Ảnh: IHS

    Chính quyền địa phương Đông Nusa Tenggara (NTT) ở Indonesia đặt tên cho 14 đảo nhỏ, Jakarta Post hôm nay đưa tin. Frans Lebu Raya, Thống đốc NTT sẽ tuyên bố danh sách tên gọi trong lễ nhậm chức hôm 14/5. 

    Những hòn đảo này đã được cộng đồng địa phương đặt tên, nhưng chưa đăng ký với chính quyền. Phát ngôn viên hải quân Johan Hariyanto cho biết việc đặt tên cho các đảo vô danh sẽ củng cố thêm tuyên bố đường cơ sở về đảo của Indonesia. Điều này khiến hải quân Indonesia dễ dàng hơn khi bảo vệ vùng biển quốc gia. 

    Johan cũng cho biết NTT có 5 đảo nằm ngoài cùng vùng lãnh thổ của Indonesia, giáp với Australia và Timor Leste.

    Indonesia có hơn 18.000 hòn đảo, trong đó chính phủ nước này đã đặt tên cho 8844 đảo. Trong số đảo được đặt tên, có 922 đảo có người ở. 


    4 tấm khiên bảo vệ nước Mỹ trước tên lửa đạn đạo

    Để đối phó với các loại tên lửa đạn đạo khác nhau, Mỹ xây dựng 4 hệ thống phòng thủ tên lửa phức tạp từ tầm gần đến tầm cao.
    my phong ten lua danh chan trong mot vu thu he thong phong thu thang 10/2013. anh: defenseone

    Mỹ phóng tên lửa đánh chặn trong một vụ thử hệ thống phòng thủ tháng 10/2013. Ảnh: Defenseone

    Các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ được thiết kế để bảo vệ lục địa nước này, các lực lượng quân sự được triển khai trên thế giới và đồng minh khỏi những cuộc tấn công bằng tên lửa chiến lược của đối phương, theo Defenseone.

    Thời Chiến tranh Lạnh, Lầu Năm Góc tìm cách phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo (BMD) để đối phó mối đe dọa hạt nhân từ Liên Xô, nhưng đến thế kỷ 21, Mỹ chuyển hướng tập trung vào việc phòng thủ trước nguy cơ tấn công từ các nước Triều Tiên và Iran. Những người ủng hộ BMD coi đây là công cụ quan trọng trong việc truyền tải sức mạnh Mỹ và giá trị răn đe của nó, trong khi những người chỉ trích tỏ ra hoài nghi về độ tin cậy và tốn kém.

    Lịch sử

    Năm 1972, trước tình hình kho vũ khí của Liên Xô và Mỹ gia tăng theo cấp số nhân, hai nước đã ký Hiệp ước Chống Tên lửa Đạn đạo (ABM) nhằm hạn chế số địa điểm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở mỗi nước xuống còn hai.

    Đầu thập niên 1980, chính quyền Reagan tăng cường nghiên cứu và phát triển các hệ thống phòng thủ trên mặt đất và trong không gian, đồng thời công bố Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (PDF), hay còn gọi là "Chiến tranh giữa các Vì sao". Những năm sau đó, quân đội Mỹ thử nghiệm thành công vũ khí đánh chặn phi hạt nhân tự động tìm diệt các đầu đạn đang lao tới trong chương trình Homing Overlay Experiment.

    Đến thời chính quyền George W.Bush, Lầu Năm Góc đề xuất lập một hệ thống phòng thủ đa tầng kết hợp có khả năng đánh bại tên lửa của đối phương trên phạm vi toàn cầu. Ngay đầu nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Bush rút khỏi hiệp ước ABM và chỉ thị cho Lầu Năm Góc thiết lập sơ bộ các hệ thống phòng thủ tên lửa. Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất đầu tiên được lắp đặt tại một căn cứ quân đội ở Alaska tháng 7/2014.

    Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) đang phát triển một loạt các hệ thống để tăng cơ hội vô hiệu hóa các vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo trong phạm vi hẹp. Các hệ thống này không được thiết kế để đối phó với các vụ tấn công hạt nhân quy mô lớn từ Nga và Trung Quốc. MDA đã chi khoảng 100 tỷ USD cho hệ thống phòng thủ tên lửa từ năm 2002 và dự kiến dành khoảng 8 tỷ mỗi năm đến 2017, chiếm khoảng 2% ngân sách cơ bản của Lầu Năm Góc.

    Cơ chế hoạt động

    Dựa trên tầm bắn tối đa, có 4 cách phân loại tên lửa đạn đạo phổ biến: Tên lửa tầm ngắn dưới 1.000 km, tên lửa tầm trung từ 1.000 đến 3.000 km, tên lửa tầm xa từ 3.000 đến 5.000 km, và tên lửa liên lục địa từ 5.500 km trở lên.

    Các tên lửa đạn đạo có ba giai đoạn hành trình: giai đoạn tăng độ cao bắt đầu từ lúc phóng đến khi động cơ đẩy sử dụng hết nhiên liệu giúp tên lửa xuyên qua bầu khí quyển; giai đoạn giữa là giai đoạn dài nhất khi tên lửa bay theo quỹ đạo parabol vào khoảng không vũ trụ, khi đạt độ cao tối đa đầu đạn sẽ được tách ra và dần mất độ cao; và giai đoạn cuối khi đầu đạn quay trở lại bầu khí quyển và thường lao tới mục tiêu trong thời gian chưa đến một phút (khác với tên lửa hành trình sử dụng động cơ phản lực để bay thấp và ngang mặt đất để tránh radar trước khi tấn công mục tiêu).

    Để đánh bại tên lửa đạn đạo cần 4 cơ chế: phát hiện, phân biệt (phân loại tên lửa khỏi những vật thể bay khác), điều khiển hỏa lực khóa mục tiêu (xác định chính xác điểm đánh chặn), và tiêu diệt (sử dụng một số vũ khí đánh chặn tấn công tên lửa). Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của hệ thống BMD trong những lần thử nghiệm vẫn chưa cho thấy độ tin cậy khiến nhiều người vẫn hoài nghi về giá trị của nó trong các điều kiện tác chiến thực tế.

    Mỹ sử dụng một loạt bệ phóng để khai hỏa các tên lửa đạn đạo gồm hầm ngầm, xe tải, xe lửa, tàu ngầm và tàu chiến, với 4 chương trình BMD chủ yếu đóng vai trò như những chiếc khiên bảo vệ nước này và đồng minh trước các mối đe dọa tên lửa.Hệ thống phòng thủ giai đoạn giữa trên mặt đất là chương trình phức tạp và tốn kém nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ, được thiết kế để phá hủy các tên lửa tầm trung và tầm xa trong không gian.

    he thong phong thu ten lua tam cao giai doan cuoi thaad cua my. anh: wikipedia

    Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD của Mỹ. Ảnh: Wikipedia

    Năm 2004, 26 hệ thống đánh chặn kiểu này đã được đặt ở Fort Greely, Alaska và 4 hệ thống khác ở căn cứ không quân Vandenberg, California, cùng các kế hoạch nhằm tăng lên 44 hệ thống vào năm 2017. Trong một vụ thử hồi tháng 6/2014, một tên lửa đánh chặn phóng từ căn cứ Vandenberg đã tiêu diệt tên lửa mục tiêu phóng từ quần đảo Marshall. Đây là lần đánh chặn thành công đầu tiên trong 4 lần thử nghiệm kể từ 2008. Ngoài ra, một số quan chức Mỹ hiện ủng hộ đề xuất xây dựng một điểm đánh chặn thứ ba trên Bờ Đông.

    Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis là chương trình được cho là đáng tin cậy nhất của toàn bộ hệ thống phòng thủ. Hệ thống phòng thủ trên biển này được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. MDA và hải quân Mỹ dự kiến tăng số lượng tàu chiến trang bị hệ thống Aegis từ 33 năm 2014 lên 43 vào năm 2019. Tháng 6/2014, Lầu Năm Góc cho biết hệ thống này đã 28 lần đánh chặn thành công trong số 34 lần thử nghiệm.

    Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) là hệ thống gắn trên xe có thể triển khai nhanh để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ở trong và ngoài bầu khí quyển. Đến giữa năm 2014, có ba hệ thống THAAD được vận hành nhưng Lầu Năm Góc muốn tăng số lượng lên 7 hệ thống.

    Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cải tiến PAC-3 là hệ thống hoàn thiện nhất trong kho vũ khí phòng thủ tên lửa của Mỹ. Hệ thống này có thể được triển khai nhanh nhờ được gắn trên xe và sử dụng các thiết bị cảm biến để bám bắt và đánh chặn các tên lửa đang bay ở giai đoạn cuối ở tầm thấp hơn so với hệ thống THAAD. Hệ thống PAC-3 từng được sử dụng trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2013 nhưng chưa gặt hái nhiều thành công. PAC-3 và các biến thể đã được triển khai đến Hàn Quốc, Afghanistan và hơn 10 quốc gia khác.


    5 đảo của Solomon biến mất vì nước biển dâng

    Các bức không ảnh và ảnh vệ tinh cho thấy tình trạng nước biển dâng đã làm 5 hòn đảo ở quần đảo Solomon, nam Thái Bình Dương hoàn toàn biến mất.

    Theo Digitaljournal, đây là những chứng cứ khoa học đầu tiên cho thấy ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu và tình trạng nước biển dâng đối với những quần đảo, khu vực nằm ở vị trí thấp.

    Một nghiên cứu mới công bố của các học giả Úc sử dụng các loạt không ảnh theo thời gian và hình ảnh vệ tinh chụp 33 hòn đảo, đá từ năm 1947 - 2014 cho thấy 11 hòn đảo thuộc quần đảo Solomon đã biến mất hoàn toàn trong nhiều thập kỷ gần đây hoặc đang trải qua tình trạng bị bào mòn nghiêm trọng do nước biển dâng.

    5 hòn đảo đã biến mất gồm: Kakatina, Kale, Rapita, Rehana và Zollies. Các đảo có kích thước đa dạng, từ 1 - 5ha và có thảm thực vật nhiệt đới rậm rạp ít nhất 300 năm tuổi.

    quan dao solomon tren ban do - anh: lagodaxnian

    Quần đảo Solomon trên bản đồ - Ảnh: Lagodaxnian

    Các tác giả của nghiên cứu viết: “Biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng được dự đoán là một trong những thách thức lớn nhất với nhân loại trong thế kỷ tới”.

    Nghiên cứu cũng cảnh báo khu vực Taro, thủ phủ tỉnh Choiseul của quần đảo Solomon sẽ trở thành khu vực thủ phủ đầu tiên của một tỉnh trên thế giới buộc phải di dời người dân trước tình trạng nước biển dâng.

    Quần đảo Solomon được xem là khu vực điểm nóng về tình trạng nước biển dâng do biến đổi khí hậu đã chứng kiến mức tăng mực nước biển gấp 3 lần so với mức tăng trung bình toàn cầu. Kể từ năm 1993, mỗi năm, mực nước biển ở đây tăng 1cm.


    Iran tuyên bố sẽ bắn chìm tàu chiến Mỹ nếu cảm thấy bị đe dọa

    Lãnh đạo Quân đội Iran đã đưa ra tuyên bố cứng rắn, đáp trả lại cuộc tập trận hải quân quy mô lớn do Mỹ tổ chức đang diễn ra trên vùng biển thuộc Vịnh Ba Tư.

    chuan do doc ali fadavi (anh: press tv)

    Chuẩn đô đốc Ali Fadavi (Ảnh: Press TV)

    "Ngày hôm nay có khoảng 60 tàu chiến nước ngoài hoạt động trong Vịnh Ba Tư, phần lớn là của Hoa Kỳ, Pháp và Anh. Các tàu chiến trên đang chịu sự giám sát từng giờ của Hải quân Iran". Chuẩn Đô đốc Ali Fadavi, Tư lệnh Hải quân Iran phát biểu trên truyền hình vào ngày hôm qua 9/5.

    "Nhìn vào bất cứ nơi nào trên Vịnh Ba Tư, người Mỹ cũng sẽ thấy chúng ta", ông bổ sung thêm. "Họ biết rằng chỉ một sai sót nhỏ của họ là chúng ta sẽ bắn chìm tàu chiến của họ ngay tại Vịnh Ba Tư, eo biển Hormuz, hay biển Oman".

    Iran trước đó đã ra tuyên bố có thể sẽ "đóng" eo biển Hormuz - lối vào vịnh Ba Tư với Mỹ và phương Tây nếu Hải quân Mỹ có hành động đe dọa an toàn hàng hải tại khu vực này.

    Thông cáo trên được đưa ra nhằm đáp trả một cuộc tập trận trên biển quy mô lớn do Mỹ tổ chức với sự tham gia của 30 quốc gia từ khắp các châu lục.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn