TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin thế giới đọc nhanh trưa 02-05-2016

    Khi nào có thể bắt liên lạc với người ngoài hành tinh?

    Các nhà khoa học tại Đại học Tổng hợp Cornell tại Mỹ cho rằng nhân loại hiện thời không thể gửi tín hiệu đủ mạnh đến mức tới được một số hành tinh để chờ đợi phản hồi.

    anh minh hoa.

    Ảnh minh họa.

    Nhận định này được nêu trong công trình nghiên cứu đăng trên trang web khoa học arxiv.org. Theo lời các chuyên gia, để đạt được sự phát triển cần thiết trên bình diện kỹ thuật, nhân loại sẽ cần tối thiểu 1.500 năm. Vào thời điểm đó, theo dữ liệu của các nhà khoa học Mỹ, các tín hiệu từ Trái đất sẽ lan tới được chưa đầy 1% các hành tinh khác trong Thiên hà của chúng ta.

    Trong công việc của mình các nhà khoa học sử dụng phương trình Drake, cho phép ước tính số lượng của các nền văn minh trí tuệ trong Thiên hà hay vũ trụ. Các nhà khoa học thấy mục đích chính của nghiên cứu này là hạ bệ nghịch lý Enrico Fermi, mà theo đó trong trường hợp nếu trong vũ trụ hay Thiên hà hiện hữu vô số nền văn minh thông minh thì hẳn là đã có thể nhận thấy được. 

    Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy khoảng cách vũ trụ rất lớn trong khi xác suất phát hiện nguồn gốc sự sống trên các hành tinh giống Trái đất lại tương đối nhỏ ngay cả khi chấp nhận giải pháp của các nghịch lý.

    Trước đó, các nhà thiên văn học đã chứng minh một giải pháp khá đơn giản mà người ngoài hành tinh có thể sử dụng để che giấu hành tinh của họ hoặc các dấu vết sự sống. Giới nghiên cứu hành tinh tin rằng, các nền văn minh tiên tiến ngoài trái đất có thể trở nên "vô hình" trước nỗ lực quan sát của con người nếu họ chiếu sáng hành tinh của mình bằng hệ thống laser có công suất khiêm tốn 30 MW.


    Nga cho nổ tung nhà thờ Hồi giáo chứa bom

    Nga quyết định kích nổ bom trong một nhà cầu nguyện Hồi giáo bất hợp pháp và bắt giữ 53 người. 

    RT đưa tin nhà cầu nguyện Hồi giáo bất hợp pháp ở TP Samara, Nga hôm 30-4 bị giới chức kích nổ, sau khi chất nổ với sức công phá lớn được phát hiện trong tòa nhà.

    53 người bị bắt giữ, trong đó có ít nhất một người tuyên truyền cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trên mạng.  

    nga quyet dinh kich no can nha thay vi go chat no vi qua rui ro. nguon: rt

    Nga quyết định kích nổ căn nhà thay vì gỡ chất nổ vì quá rủi ro. Nguồn: RT

    Với sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ, lực lượng an ninh Nga phát hiện kho chứa hơn 1 kg chất nổ không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đội chuyên gia bom mìn quyết định gỡ chất nổ là một điều quá rủi ro, vì vậy họ kích nổ căn nhà từ bên ngoài, một nguồn tin thuộc Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) nói. 

    Căn nhà được sử dụng làm nơi tụ tập cho những người theo phái Salafis bảo thủ, một chi nhánh của Hồi giáo dòng Sunni. Tòa nhà không được đăng ký với cộng đồng Hồi giáo khu vực là nơi cầu nguyện chính thức. 

    Cao tốc cạnh ngôi nhà bị phong tỏa cả hai phía trong vài giờ và nhiều người dân sống ở các tòa nhà gần đó được sơ tán trước vụ nổ. 

    Nguồn tin của FSB cho biết những thành viên của cộng đồng Salafi hiện đang chiến đấu vì những kẻ thánh chiến ở Syria.


    Thêm nhiều người Anh ủng hộ ở lại EU

    Kết quả thăm dò trực tuyến do Công ty nghiên cứu thị trường Opinium Research tiến hành và công bố ngày 30/4 cho thấy số người Anh muốn nước này ở lại Liên minh châu Âu (EU) đã tăng lên trong 4 tuần qua.

    Theo kết quả trên, khoảng 42% người tham gia cuộc thăm dò muốn nước Anh ở lại EU, tăng 3% so với kết quả thăm dò được công bố hôm 2/4, trong khi 41% người tham gia muốn Anh rời khỏi "mái nhà chung" châu Âu, giảm so với mức 43% trước đó.
     
    “brexit” la chu de gay chia re trong xa hoi anh. anh: reuters

    “Brexit” là chủ đề gây chia rẽ trong xã hội Anh. Ảnh: Reuters

    Kết quả cuộc thăm dò dư luận trên được đưa ra trước thềm cuộc trưng cầu ý dân tại Anh về việc ra đi hay ở lại EU và hai phe đều đang tăng tốc các nỗ lực vận động. Một số nhà phân tích nhận định, việc nước Anh có tiếp tục ở lại EU hay không có thể sẽ phụ thuộc vào việc giới trẻ "Xứ sở sương mù" có tích cực đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân dự kiến diễn ra ngày 23/6 tới hay không.

    Một cuộc thăm dò khác do tổ chức YouthSight tiến hành ngày 19/4 cho thấy 76% số sinh viên được hỏi ủng hộ Anh ở lại EU, trong khi chỉ có 14% ngả theo hướng "Brexit" - tức là Anh rời khỏi EU. Cuộc thăm dò đối với 1.000 sinh viên cho thấy lo ngại thất nghiệp và giá cả tăng lên nếu Anh rời EU là nguyên nhân chính khiến giới trẻ ở Anh lựa chọn bỏ phiếu ở lại.

    Trung Quốc ép Malaysia trục xuất người Đài Loan về đại lục

    Chính quyền Đài Loan phẫn nộ vì Trung Quốc ép buộc Malaysia trục xuất 32 người Đài Loan bị bắt trong một đường dây lừa gạt qua điện thoại về đại lục thay vì Đài Loan.
    Hôm qua 30.4, những người Đài Loan này cùng với 65 người đại lục bị cảnh sát Trung Quốc hộ tống lên máy bay ở sân bay Malaysia để về Trung Quốc. Chuyến bay của họ đã đáp xuống sân bay quốc tế Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông tối cùng ngày, Tân Hoa xã cho hay.
    Sau khi đưa những nghi phạm về Trung Quốc, Bắc Kinh thông báo cho Đài Bắc và yêu cầu chính quyền Đài Loan gửi người sang cùng tham gia điều tra.
    Hãng tin của Đài Loan CNA cho biết chính quyền Đài Loan phản đối mạnh mẽ việc giam giữ người của đại lục, đồng thời bày tỏ sự thất vọng trước việc làm của Kuala Lumpur dù Đài Bắc đã gửi thông báo phản đối việc trục xuất cho giới chức Malaysia trước đó.
    “Chúng tôi đã liên lạc với Malaysia và cố thuyết phục họ không trục xuất người Đài Loan, nhưng họ vẫn quyết định giao cho đại lục vì sức ép của Bắc Kinh”, CNA dẫn thông báo của Cơ quan ngoại giao Đài Loan.
    Những người bị trục xuất về Trung Quốc nằm trong nhóm 52 người Đài Loan bị Malaysia bắt hồi tháng 3.2016. Hồi giữa tháng 4.2016, 20 người trong số này bị Malaysia trục xuất về Đài Bắc.
    nhung nghi pham dai loan bi truc xuat tu kenya ve trung quoc reuters

    Những nghi phạm Đài Loan bị trục xuất từ Kenya về Trung Quốc Reuters

    Đảng Dân tiến của tân lãnh đạo Thái Anh Văn, người sẽ thay thế ông Mã Anh Cửu vào hạ tuần tháng 5 này cũng ra thông cáo phản đối việc “trục xuất vì sức ép” và gọi hành động cứng rắn và đơn phương của Bắc Kinh là “không có lợi cho quan hệ 2 bờ eo biển Đài Loan”, theo South China Morning Post hôm nay 1.5.

    Trước đó, Trung Quốc cũng đã gây sức ép để buộc chính phủ Kenya đưa 76 nghi phạm người Đài Loan và Trung Quốc bị bắt hồi tháng 1.2016 ở nước châu Phi này về đại lục trong sự phản đối của chính quyền Đài Loan.
    Quan hệ giữa 2 bờ eo biển Đài Loan thời gian gần đây trở nên căng thẳng vì vấn đề nghi phạm Đài Loan bị trục xuất về Trung Quốc trước thềm thay đổi quyền lực ở lãnh thổ này.

    Rắc rối tuần tra chung giữa Indonesia, Philippines và Malaysia

    Ba nước Đông Nam Á gồm Indonesia, Philippines và Malaysia đang gặp rắc rối khi triển khai kế hoạch tuần tra chung vì sự khác biệt về khả năng của hải quân và cả vùng biển tuần tra.
    Ý tưởng tuần tra chung trên biển do Indonesia khởi xướng nhằm đối phó với tình trạng hải tặc và bắt cóc trên vùng biển Đông Nam Á, một trong những vùng biển có nạn cướp và bắt cóc gia tăng đáng lo ngại.
    Cuộc tuần tra chung dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 5.2016 cũng là thời điểm ngoại trưởng ba nước sẽ nhóm họp ở Jakarta. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng các ngoại trưởng sẽ phải đau đầu khi lên kế hoạch cho tuần tra chung, theo Channel News Asia ngày 30.4.
    “Nếu chính phủ đồng ý tuần tra ở biển Sulu, Indonesia cần thêm nguồn lực như tàu và kinh phí. Hải quân Philippines cũng vậy, nhưng hiện nay nước này có nhiều hạn chế. Hải quân Philippines chỉ tập trung vào Biển Đông trong khi vùng biển phía Nam như Sulu và Mindanao lại rất yếu”, nhà phân tích an ninh hàng hải Almak Helvas Ali nhận xét.
    Để vượt qua khó khăn này, các nhà phân tích đề nghị việc tuần tra của hải quân nên được tăng cường thêm lực lượng trên không. Như thế, cả 3 nước có thể huy động đủ lực lượng để cùng tham gia tuần tra.
    Tuy nhiên, khi vượt qua được trở ngại này, các nhà phân tích lại lo ngại đến một vấn đề khác là vùng biển tuần tra; bởi có những vùng biển trùng nhau nhưng lại khác nhau.
    khong quan duoc de nghi tang cuong cho tuan tra chung afp

    Không quân được đề nghị tăng cường cho tuần tra chung AFP

    Indonesia không có biên giới chung trên biển với Philippines ở vùng biển Sulu nhưng Malaysia thì có. Trong khi Jakarta chia sẻ biên giới chung với Kuala Lumpur ở biển Sulawesi nhưng Manila thì không. Và vấn đề được đặt ra là 3 nước sẽ tuần tra chung ở vùng biển nào mà cả ba đều có chung biên giới.

    Câu trả lời có lẽ là vùng biển quốc tế và sẽ khó thực hiện trong khi các nước chỉ quan tâm đến sự an toàn ở vùng biển của nước mình hoặc vùng biển có liên quan. Đó là chưa nói đến cả 3 nước có những vùng biển chồng lấn đang tranh chấp.
    Indonesia và Malaysia đều tuyên bố chủ quyền đối với Ambalat, ngoài khơi bờ biển Borneo. Trong khi đó, Philippines và Malaysia tranh chấp ở Bắc Borneo.
    Khi đưa ra ý tưởng tuần tra chung, Jakarta hy vọng những vấn đề tranh chấp lãnh hải không gây khó cho cả 3 nước cùng là thành viên của ASEAN.

    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn