TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh 04-03-2016

    Thương mại toàn cầu 2016: Đối mặt với những quan ngại

    Nguồn cầu yếu từ các thị trường mới nổi đã khiến 2015 trở thành năm tồi tệ nhất đối với thương mại thế giới kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, làm nổi bật những lo ngại gia tăng về sức khỏe của nền kinh tế thế giới. 

     
    anh minh hoa

    Ảnh minh họa

    Theo Cục phân tích chính sách thế giới Hà Lan, giá trị hàng hóa xuyên biên giới quốc tế năm ngoái đã giảm 13,8% theo giá USD – sự sụt giảm đầu tiên kể từ năm 2009 và phần lớn là do sự đi xuống của kinh tế Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác.

    Những con số này mới được công bố vào thứ Năm tuần trước, cho thấy những cái nhìn sơ lược đầu tiên về thương mại toàn cầu năm 2015, và làm dấy lên nhiều quan ngại

    Điều này đã phủ bóng tối lên cuộc họp diễn ra trong 2 ngày của các thống đốc NHTW và bộ trưởng tài chính G20. Ông Mark Carney, Thống đốc NHTW Anh đã đưa ra cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ “bị mắc kẹt trong tình trạng tốc độ tăng trưởng thấp, lạm phát thấp, cân bằng lãi suất thấp”.

    Những bình luận đó giống với cảnh báo của IMF vào tuần trước, rằng các nền kinh tế hàng đầu thế giới cần làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng.

    Chỉ số Baltic Dry dùng đo lường thương mại toàn cầu với hàng hóa số lượng lớn đã chạm mức thấp nhất trong lịch sử.

    Tuy nhiên, có một số dấu hiệu của tái cân bằng thương mại đang xuất hiện ở một số nơi như Brazil. Sự sụt giảm trong nhập khẩu từ Trung Quốc đi kèm với sự gia tăng xuất khẩu từ Brazil sang châu Á, một phần là do sự mất giá thực 40% của đồng nội tệ so với đồng USD trong 12 tháng qua.

    "Ở cấp độ toàn cầu, hầu hết các chỉ số cho thấy rằng sự tăng trưởng thương mại sẽ vẫn còn rất yếu. Tuy nhiên, chúng tôi không tin rằng thương mại thế giới đang nằm trên bờ vực”, Andrew Kenningham, nhà kinh tế cấp cao tại Capital Economics cho biết.

    Giá trị của cả xuất khẩu và nhập khẩu tại mọi khu vực trên thế giới giảm vào năm ngoái chủ yếu là do biến động tiền tệ và sự giảm mạnh của giá hàng hóa. Tại Mỹ, nơi đồng USD mạnh đang là thách thức lớn cho các nhà sản xuất, giá trị xuất khẩu giảm 6,3% trong năm 2015, trong khi giá trị xuất khẩu từ Châu Phi và Trung Đông giảm 41,4% phần lớn là do sự sụp đổ của giá dầu.

    Nếu đo lường bằng khối lượng, bức tranh toàn cảnh không ảm đạm đến mức như vậy. Thương mại toàn cầu tăng 2,5%. Trước cuộc khủng hoảng năm 2008, thương mại toàn cầu đã tăng trưởng gấp đôi so với tăng trưởng sản lượng toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Tuy thế, kể từ năm 2011, tăng trưởng thương mại đã giảm ngang hàng hoặc thậm chí thấp hơn.


    Tập đoàn Pháp là nhà đầu tư chiến lược duy nhất của siêu doanh nghiệp cảng hàng không

    Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) đang tích cực lựa chọn nhà thầu Tư vấn để tiến hành đàm phán với Tập đoàn Aeroports de Paris (ADP) để sớm kết thúc việc bán chiến lược.
    hien acv da chot duoc ngay to chuc dai hoi co dong lan dau la ngay 16/3/2016.

    Hiện ACV đã chốt được ngày tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu là ngày 16/3/2016.

    Theo thông tin của Báo Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có quyết định phê duyệt danh sách nhà đầu tư chiến lược với cái tên duy nhất được chọn là Tập đoàn Aeroports de Paris (ADP) của Pháp.

    “Đến thời điểm này, ADP đã có một số tài liệu, thông tin do ACV cung cấp và họ đang đề xuất ngay trong tuần này sẽ sang Việt Nam để làm việc với ACV về một số chủ trương, vấn đề cần làm rõ thêm” – ông Vũ Anh Minh – Vụ trưởng Vụ QLDN, Bộ GTVT cho biết.

    Theo lãnh đạo Vụ QLDN, trong quý II/2016, hai bên sẽ cơ bản đạt được những thoả thuận chính. Việc bán chiến lược của ACV dự kiến sẽ hoàn tất trong quý III năm nay. Bên cạnh đó, đến ngày 1/4/2016, ACV vẫn sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP như bình thường. Việc bán chiến lược sẽ được thực hiện song song.

    Hiện ACV đã chốt được ngày tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu là ngày 16/3/2016.

    Là tập đoàn toàn cầu trong ngành công nghiệp hàng không, ADP có số chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2014 là 4,81 tỷ USD, đang trực tiếp vận hành 37 cảng hàng không trên toàn thế giới thông qua công ty con là Công ty Quản lý Airports de Paris (ADPM), trong đó có những cảng hàng không lớn nhất châu Âu như Paris - Charles de Gaulle và Paris - Orly.  Thành công mới nhất của Tập đoàn này là việc nhượng quyền Cảng hàng không Zagreb (Croatia) vào năm 2013; Santiago de Chile (năm 2015) và Cảng hàng không Madagascar (năm 2015). Các cảng hàng không này đều kinh doanh tốt sau khi có sự tham gia của ADP với tư cách là nhà khai thác quản lý hoặc trên vai trò là cổ đông chiến lược.

    Trước đó, vào giữa tháng 12/2015, toàn bộ hơn 77,8 triểu cổ phần đem ra đấu giá tại Sở GDCK Tp.HCM của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đều đã được bán hết với giá đấu bình quân 14.344 đồng/cổ phần.

    Được biết, hình thức cổ phần hóa (CPH) ACV được phê duyệt là kết hợp vừa bán một phần vốn Nhà nước, vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ với quy mô vốn điều lệ của ACV là 22.430.985 tỷ đồng, tương đương 2.243 triệu cổ phần mệnh giá 10.000 đồng. Quy mô vốn này của ACV được đánh giá vào loại lớn nhất cả nước.

    Trong số này, Nhà nước nắm giữ 75% vốn điều lệ, tương đương với hơn 1.682 triệu cổ phần. Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là hơn 31,3 triệu cổ phần, chiếm 1,4% vốn điều lệ. Cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn là hơn 3 triệu cổ phần, tương đương 0,13% vốn điều lệ. Cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược là hơn 448 triệu cổ phần, tương đương 20% vốn điều lệ. Số cổ phần bán đấu giá công khai là hơn 77,8 triệu cổ phần, tương đương 3,47% vốn điều lệ.

    Được thành lập vào tháng 2/2012 trên cơ sở sáp nhập 3 tổng công ty cảng hàng không (miền Bắc, miền Nam, miền Trung), ACV là một trong những DN có quy mô vốn lớn nhất trong lĩnh vực hạ tầng giao thông. ACV đang khai thác, quản lý 22 cảng hàng không dân dụng, 3 công ty con. Bên cạnh đó, DN này còn góp vốn tại 10 công ty cổ phần - tất cả đều có chung lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải mặt đất.

    Đúng 2 tuần trước phiên đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng của ACV, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã ký Quyết định số 4225/QĐ – BGTVT phê duyệt tiêu chí, trình tự để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược khi thực hiện phương án CPH cho siêu doanh nghiệp nhà nước được định gia tới 38.000 tỷ đồng này.

    Cụ thể, nhà đầu tư là một tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý khai thác cảng hàng không phải quản lý, khai thác tối thiểu là 10 cảng hàng không, sân bay; doanh thu của doanh nghiệp tối thiểu là 1,5 tỷ USD; báo cáo tài chính năm 2014 không có lỗ lũy kế, lợi nhuận năm 2014 tối thiểu 10% doanh thu; vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không thấp hơn 2 tỷ USD hoặc tương đương. Những chỉ tiêu trên đều được chốt ở thời điểm đến 31/12/2014.

    Đối với các nhà đầu tư là tổ chức tài chính, điều kiện để có thể nắm 1 ghế trong hội đồng quản trị của ACV cũng khắc nghiệt không kém: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2014 không thấp hơn 5 tỷ USD hoặc tương đương; áo cáo tài chính năm 2014 không có lỗ lũy kế, lợi nhuận năm 2014 tối thiểu 5% doanh thu.

    Trong trường hợp nhà đầu tư là tổ hợp (tối đa là 3 tổ chức), điều kiện để lọt qua vòng sơ tuyển của ACV là phải có ít nhất một tổ chức là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý khai thác cảng hàng không.

    Đáng lưu ý là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý khai thác cảng hàng không trong tổ hợp ngoài việc có tình hình tài chính “sạch sẽ”, phải quản lý tối thiểu là 5 cảng hàng không, sân bay; doanh thu của doanh nghiệp năm 2014 tối thiểu là 1 tỷ USD, Các tổ chức còn lại trong tổ hợp phải có tổng mức vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2014 không thấp hơn 2 tỷ USD hoặc tương đương, báo cáo tài chính năm 2014 không có lỗ lũy kế.


    Đầu tư gần 50 tỷ đồng lắp đèn năng lượng mặt trời trên 9 km quốc lộ

    Dự án sẽ lắp đặt mới 300 đèn LED chiếu sáng đường sử dụng năng lượng mặt trời và thay thế 240 đèn LED tiết kiệm năng lượng sử dụng điện lưới tại một số tuyến quốc lộ.
    ca nuoc co 27.000 km duong do thi duoc chieu sang, giam dan bong den cao ap thuy ngan, tang cac loai bong den hieu suat cao hon nhu bong den compact, ballast dien tu 2 cap cong suat

    Cả nước có 27.000 km đường đô thị được chiếu sáng, giảm dần bóng đèn cao áp thủy ngân, tăng các loại bóng đèn hiệu suất cao hơn như bóng đèn compact, ballast điện tử 2 cấp công suất

    Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ GTVT thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư dự án thí điểm lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời và thiết bị an toàn giao thông (ATGT) dùng năng lượng mặt trời  trên một số tuyến quốc lộ và cao tốc nhằm tiết giảm tiêu thụ điện và chi phí khai thác.

    Nếu được Bộ GTVT chấp thuận, phê duyệt chủ trương đầu tư, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ thí điểm Dự án  với tổng chiều dài 9km trên một số tuyến đường quốc lộ và cao tốc tại miền Bắc, Trung và Nam trong thời gian 2016-2018. Dự án sẽ lắp đặt mới 300 đèn LED chiếu sáng đường sử dụng năng lượng mặt trời và thay thế 240 đèn LED tiết kiệm năng lượng sử dụng điện lưới; lắp đặt mới tổng số 2.718 các loại thiết bị ATGT  đường bộ trong đó có đèn LED nhấp nháy sử dụng năng lượng mặt trời.

    Ước tính sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án thí điểm là hơn 47,7 tỉ đồng từ vốn ngân sách nhà nước.

    Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, cơ quan này  đang  quản lý khoảng 21.278 km đường quốc lộ và 102km đường cao tốc. Hiện nay, hệ thống chiếu sáng trên các tuyến đường quốc lộ đang là các hệ thống chiếu sáng sử dụng điện và đèn sợi đốt truyền thống.  Do đó, chi phí tiền điện cho hệ thống đèn chiếu sáng hàng tháng rất cao, nên các đơn vị thường không vận hành theo đúng thiết kế (thường tắt bớt các đèn).

    Do vậy, việc ứng dụng năng lượng mặt trời cho hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời và tiết kiệm năng lượng sẽ giải quyết các vấn đề: Không phụ thuộc vào mạng lưới đường dây điện, thích hợp cho nhiều vùng, khu vực, đặc biệt là nlìững khu vực xa khu dân cư; Giảm nhân công vận hành hệ thống đèn chiếu sáng vì khả năng tự động vận hành của hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời; Không phải chi trả tiền điện hàng tháng…


    SHB và HDBank trở thành đối tác tài trợ thương mại của ADB

    chuong trinh tai tro thuong mai cua adb bat dau hoat dong tai viet nam tu nam 2009, da thuc hien 4.303 giao dich, ho tro cac hoat dong thuong mai tri gia 6,5 ty usd.

    Chương trình Tài trợ thương mại của ADB bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009, đã thực hiện 4.303 giao dịch, hỗ trợ các hoạt động thương mại trị giá 6,5 tỷ USD.

    Ngày 2/3, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank) ký thỏa thuận tham gia Chương trình Tài trợ thương mại (TFP) với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

    Chương trình Tài trợ thương mại của ADB bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009. Đến nay, chương trình này đã thực hiện 4.303 giao dịch, hỗ trợ các hoạt động thương mại trị giá 6,5 tỷ USD, với 9 ngân hàng đối tác ở Việt Nam.

    Ông Steven Beck, Trưởng ban tài trợ thương mại của ADB, cho biết, với những thỏa thuận ký với SHB và HDBank, ADB và các ngân hàng đối tác Việt Nam mới sẽ hỗ trợ các công ty xuất nhập khẩu, gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hướng đến mục tiêu góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

    Để được lựa chọn, cả SHB và HDBank phải đảm bảo tuân thủ các chỉ số tài chính và quản trị rủi ro do ADB quy định. Điều này đã chứng minh năng lực tài chính và mức độ cam kết của hai hướng tới việc quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, cũng như tăng cường tính minh bạch trong tài chính và hoạt động.

    Trước đó, ADB đã tiến hành thẩm định cả hai ngân hàng trên, và bước đầu được cấp hạn mức tài trợ thương mại ban đầu là 25 triệu USD.

    Tại lễ ký thỏa thuận, bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HDBank cho biết: “Tham gia vào TFP là điều kiện để HDBank nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, giúp khách hàng HDBank tiếp cận thị trường quốc tế thuận lợi hơn, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”.

    Chủ tịch HDBank cũng cam kết, ngoài việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, pháp luật Việt Nam, HDBank luôn quản trị hoạt động an toàn theo quy định của ADB.

    Ngoài chương trình trên, thời gian qua HDBank cũng là đầu mối được Chính phủ, Bộ Tài chính phê duyệt là ngân hàng cho vay lại hơn 3.000 tỷ đồng vốn vay ODA từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), cho vay lại 128 triệu USD vốn vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) theo chương trình hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện giai đoạn 3.

    Cũng tại lễ ký, bà Ngô Thu Hà, Phó tổng giám đốc SHB, đánh giá: “Hợp tác với ADB trong chương trình này sẽ góp phần phát triển mạnh mẽ hơn nữa hoạt động tài trợ thương mại của SHB trong thời gian tới. SHB cam kết sẽ tối ưu hóa việc sử dụng hạn mức được cấp bởi ADB. Thỏa thuận vừa ký kết cũng sẽ tạo cơ hội cho SHB tiếp cận và thiết lập quan hệ giao dịch với nhiều ngân hàng trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế”.

    Quy trình thủ tục biên phòng điện tử tại các cảng biển: Thế nào?

    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định quy định thực hiện thủ tục biên phòng điện tử tại các cảng biển do Bộ đội Biên phòng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.

    Quyết định nêu rõ, thủ tục biên phòng điện tử được thực hiện 24/24 giờ hàng ngày.

    Khi Cổng thông tin được kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia, người làm thủ tục thực hiện khai báo các bản khai điện tử và gửi hồ sơ điện tử cho Biên phòng cửa khẩu cảng, tiếp nhận xác nhận hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử cảng biển thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo các quy định về thủ tục điện tử đối với tàu, thuyền vào rời cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

    Trường hợp Cổng thông tin một cửa quốc gia có sự cố (thiết bị, phần mềm, cơ sở dữ liệu, đường truyền kết nối tại hệ thống xử lý dữ liệu điện tử biên phòng cảng biển bị hỏng, bị lỗi), người làm thủ tục thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển qua Cổng thông tin.

    Sau khi hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử, người làm thủ tục phải nộp và xuất trình các loại giấy tờ theo thời hạn quy định.

    Cụ thể, đối với tàu, thuyền nhập cảnh phải nộp (1 bản chính) gồm: Bản khai chung; Danh sách thuyền viên; Danh sách hành khách (nếu có); Bản khai hàng hóa nguy hiểm, vũ khí, vật liệu nổ (nếu có); Bản khai người trốn trên tàu (nếu có). Giấy tờ phải xuất trình (bản chính) gồm: Sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của thuyền viên; hộ chiếu của hành khách (nếu có).

    Đối với tàu, thuyền xuất cảnh phải nộp (1 bản chính) gồm: Bản khai chung; danh sách thuyền viên (nếu có thay đổi so với khi nhập cảnh); danh sách hành khách (nếu có thay đổi so với khi nhập cảnh); bản khai hàng hóa nguy hiểm, vũ khí, vật liệu nổ (nếu có thay đổi so với khi nhập cảnh). Giấy tờ phải xuất trình (bản chính) gồm: Sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của thuyền viên; hộ chiếu của hành khách (nếu có).

    Đối với tàu, thuyền quá cảnh thì tại cửa khẩu cảng nhập cảnh thực hiện các thủ tục quy định như tàu, thuyền nhập cảnh. Còn tại cửa khẩu cảng xuất cảnh thực hiện theo quy định như đối với tàu, thuyền xuất cảnh.

    Sau khi hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử, tàu, thuyền xuất cảnh, chuyển cảng đi tiếp tục được thực hiện các hoạt động phục vụ xếp, dỡ hàng hóa và các hoạt động khác theo chương trình, kế hoạch cho đến khi rời cảng.

    Trường hợp có sự thay đổi về thuyền bộ hoặc vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam phải xử lý thì phải làm lại thủ tục biên phòng. Tàu, thuyền chỉ được phép rời cảng khi mọi vấn đề liên quan đến con tàu, thuyền viên, hành khách, hàng hóa đã được xử lý, giải quyết xong.

    Quyết định nêu rõ, trường hợp người làm thủ tục phát hiện sai sót hoặc cập nhật được thông tin cần khai báo bổ sung, thông tin phải khai báo theo quy định nhưng phát sinh sau thời điểm đã nhận được xác nhận hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử, người làm thủ tục được phép sửa chữa, bổ sung nội dung khai báo trong hồ sơ điện tử theo thời hạn quy định tại Quyết định này, nhưng phải được sự chấp thuận của Biên phòng cửa khẩu cảng.

    Hiện nay, Cục Cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ Quốc phòng được giao bảo đảm an ninh trật tự, quản lý 30 khu vực cửa khẩu cảng thuộc 24 tỉnh, thành phố với 105 cảng.

    Theo thống kê, hằng năm có từ 5-6 triệu lượt người xuất nhập cảnh, 500-600 nghìn lượt phương tiện tàu của nước ngoài đến Việt Nam.

    Để tạo sự thông thoáng trong công tác quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 22/2011/QĐ-TTg, ngày 15/4/2011 cho phép Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện thí điểm thủ tục biên phòng điện tử cảng biển tại 7 đơn vị Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng biển Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM, Hòn Gai, Quy Nhơn và Khánh Hòa.

     heo thống kê, từ ngày 1/4/2014 đến ngày 30/11/2014, sau khi hoàn thành triển khai và đưa Cổng thông tin điện tử biên phòng cảng biển vào hoạt động, các cán bộ, nhân viên làm thủ tục của Bộ đội Biên phòng đã xác báo thành công 100% yêu cầu làm thủ tục của các đại lý doanh nghiệp hàng hải, chủ tàu.

    Cổng thông tin điện tử biên phòng cảng biển hoạt động thông suốt tại 7 cảng biển được chọn thực hiện thí điểm thủ tục biên phòng điện tử cảng biển, với 100% doanh nghiệp trên địa bàn có tàu biển thuộc đối tượng thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển đã đăng ký tham gia và thực hiện khai báo thủ tục cho tàu đến và rời cảng qua Cổng thông tin điện tử này.

     Thủ tục biên phòng cảng biển là việc đơn vị biên phòng cửa khẩu cảng và người làm thủ tục khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin và xác báo hoàn thành thủ tục biên phòng cảng biển cho tàu, thuyền, thuyền viên nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng qua cổng thông tin điện tử biên phòng./.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn