TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh 24-08-2015

    159.313 tỷ đồng nợ xấu ngân hàng

    thuc hien thong tu 02 va thong tu 09, no xau theo bao cao cua cac to chuc tin dung khong con khac biet nhieu so voi so lieu giam sat cua ngan hang nha nuoc.

    Thực hiện Thông tư 02 và Thông tư 09, nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng không còn khác biệt nhiều so với số liệu giám sát của Ngân hàng Nhà nước.


    Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật số liệu nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, tính đến 30/6/2015. Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng khá mạnh, con số nợ xấu tuyệt đối phản ánh mức độ so sánh cụ thể hơn.

    Số liệu của Ngân hàng Nhà nước chốt lại và công bố cho biết, tính đến 30/6/2015, tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đã lên tới 4.282.604 tỷ đồng, tăng trưởng 7,86% so với cuối năm 2014.

    Tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/6/2015 của hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức 3,72%, giảm nhẹ so với mức 3,81% cuối tháng 3/2015, nhưng tăng so với mức 3,49% tháng 1/2015.

    Theo Ngân hàng Nhà nước, từ tháng 3/2015 đến nay, số liệu nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng đã phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, không còn khác biệt nhiều so với số liệu giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

    Nguyên do, theo quy định của Thông tư 02 và Thông tư 09, các tổ chức tín dụng đã thực hiện tham chiếu kết quả phân loại nợ đối với từng khách hàng từ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) để phân loại lại nhóm nợ.

    Như vậy, tỷ lệ nợ xấu 3,72% tính đến cuối tháng 6/2015 là mức độ phản ánh sát thực hơn chất lượng tín dụng của hệ thống so với các con số báo cáo trước đây. Ứng với quy mô tổng dư nợ cùng thời điểm 6/2015, con số nợ xấu tuyệt đối là 159.313 tỷ đồng.

    So với cuối tháng 9/2012 - thời điểm Ngân hàng Nhà nước bắt đầu nhận diện một cách đầy đủ nợ xấu để lập đề án xử lý - quy mô nợ xấu đã giảm rất mạnh, 159.313 tỷ đồng so với gần 465.000 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, một phần nợ xấu của hệ thống đã được bán lại cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Quy mô bán lại lũy kế đến cuối tháng 6/2015 là khoảng 158.000 tỷ đồng.

    Bên cạnh 159.313 tỷ đồng nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tính đến cuối tháng 6/2015, lượng trích lập dự phòng rủi ro còn lại của toàn hệ thống cũng đã đạt ở mức 89.672,7 tỷ đồng.


    Ngân hàng Nhà nước sẽ giãn lực cầu ngoại tệ

    viec ngan hang nha nuoc som cong bo du thao tiep tuc cho vay ngoai te co the xem la mot “ngam y” gian luc cau, trong boi canh ty gia dang co bien dong.

    Việc Ngân hàng Nhà nước sớm công bố dự thảo tiếp tục cho vay ngoại tệ có thể xem là một “ngầm ý” giãn lực cầu, trong bối cảnh tỷ giá đang có biến động.


    Ngày 21/8, Ngân hàng Nhà nước công bố dự thảo thông tư quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú.

    Chính sách cho vay ngoại tệ phải đến cuối tháng 12/2015 mới kết thúc, nhưng việc Ngân hàng Nhà nước sớm công bố dự thảo thay thế có thể xem là một “ngầm ý” giãn lực cầu, trong bối cảnh thị trường ngoại tệ đang có biến động.

    Cụ thể, theo quy định hiện hành, Thông tư số 43/2014/TT-NHNN, đến 31/12/2015, phần lớn các khoản vay, nhu cầu vay ngoại tệ sẽ phải dừng lại. Điều này sẽ dồn một lượng lớn nhu cầu mua ngoại tệ để trả nợ, hoặc các nhu cầu ngoại tệ liên quan sẽ phải chuyển sang kênh thương mại thay vì tín dụng.

    Tại điều 3 của Thông tư 43, các khoản cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu năm 2015 để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi khách hàng vay không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay chỉ được thực hiện đến hết ngày 31/12/2015.

    Tương tự, các khoản vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay cũng chỉ được thực hiện đến hết ngày 31/12/2015.

    Đó là hai nhóm nhu cầu chính và lớn của tín dụng ngoại tệ hiện nay.

    Trong bối cảnh tỷ giá USD/VND biến động kể từ sau khi có sự kiện Trung Quốc liên tiếp phá giá đồng Nhân dân tệ, và Ngân hàng Nhà nước hai lần nới biên độ và điều chỉnh tỷ giá, các nhu cầu vay ngoại tệ đang đứng trước băn khoăn liệu cơ chế cho vay có tiếp tục mở sau thời điểm kết thúc là 31/12/2015 hay không.

    Một số tính toán cho thấy, quy mô tín dụng ngoại tệ trong hệ thống hiện ở khoảng trên dưới 23 tỷ USD. Riêng tại đầu mối lớn là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tính đến cuối tháng 6/2015, các khoản vay ngoại tệ được xác định là 13.520 tỷ đồng quy đổi.

    Trước những nhu cầu này, Ngân hàng Nhà nước đã sớm công bố dự thảo, cũng có thể xem là quan điểm của nhà điều hành, tiếp tục định hướng cho vay sau thời điểm 31/12/2015.

    Tại dự thảo thông tư vừa công bố, các nhu cầu được vay ngoại tệ hiện nay vẫn được giữ nguyên. Đáng chú ý, trong dự thảo không ấn định thời hạn phải dừng thực hiện như trong Thông tư 43.


    Giá vàng SJC, USD tự do đang khó lường

    gia vang sjc, usd tu do dang kho luong

    Giá vàng SJC, USD tự do đang khó lường

    Trước xu hướng tăng mạnh hai ngày qua của giá vàng thế giới, giá vàng SJC sáng nay một lần nữa tìm cách chinh phục ngưỡng 35 triệu đồng/lượng. 

    Giá USD tự do lên gần 22.600 đồng cũng là một nhân tố quan trọng “tiếp lửa” cho giá vàng trong nước.

    Lúc gần 10h trưa nay, tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 34,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 34,85 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 470.000 đồng/lượng.

    Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, công ty SJC báo giá vàng miếng ở mức 34,25 triệu đồng/lượng và 34,95 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.

    Trong vòng 10 ngày trở lại đây, giá vàng đã có hai lần chạm ngưỡng 35 triệu đồng/lượng nhờ lực đẩy của tỷ giá USD/VND và giá vàng quốc tế. 

    Xu hướng tăng mạnh của giá vàng từ đầu tháng 8 tới nay đã phá vỡ xu hướng giảm liên tục của 5 tháng trước đó.

    Giá USD tự do tại Hà Nội lúc đầu giờ sáng nay phổ biến ở mức 21.520 đồng (mua vào) và 21.570 đồng (bán ra). So với sáng qua, giá USD tự do hiện tăng 90 đồng. 

    Hơn 800 đồng là mức tăng tỷ giá USD/VND “chợ đen” tính tới thời điểm này sau hai lần Ngân hàng Nhà nước có động thái tỷ giá từ hôm 12/8 tới nay.

    Tại các ngân hàng thương mại, giá USD niêm yết có nơi đã lên 22.500 đồng. Ngân hàng Vietcombank lúc hơn 9h sáng nay báo giá USD ở mức 22.380 đồng (mua vào) và 22.480 đồng (bán ra), tăng 30 đồng và 50 đồng so với cùng thời điểm sáng qua. Eximbank niêm yết giá USD ở mức 22.380 đồng và 22.500 đồng, tương ứng giá mua và bán.

    Trong bối cảnh thị trường chứng khoán và hàng hóa cơ bản sụt giảm, bất ổn kinh tế toàn cầu gia tăng, và đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi lao dốc mạnh, giá vàng thế giới đang phát huy tốt vai trò kênh đầu tư “tránh bão”. Hôm qua, giá vàng có phiên tăng mạnh thứ hai liên tiếp, lên mức cao nhất trong 5 tuần.

    Lúc đóng cửa tại New York, giá vàng giao ngay tăng 19 USD/oz, tương đương tăng 1,7%, đạt mức 1.154,1 USD/oz. Phiên ngày 19/8, giá vàng đã tăng 1,6%.

    Lúc gần 10h trưa nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á đứng ở mức 1.163,4 USD/oz, tăng 9,3 USD/oz so với đóng cửa phiên Mỹ.

    Mức giá này quy đổi theo giá USD tự do và chưa tính chi phí liên quan tương đương khoảng 31,6 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán lẻ 3,3 triệu đồng/lượng.


    Ngành may mặc “kêu cứu” vì hàng giả, hàng nhái

    Cần cho phép doanh nghiệp được ghi nhận chi phí bảo vệ thương hiệu vào trong giá thành sản phẩm, để các thương hiệu trong nước cạnh tranh với những thương hiệu may mặc nước ngoài. 

    Ông Lê Tiến Trường, tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex), vừa có kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan về việc cần cho phép doanh nghiệp được ghi nhận chi phí bảo vệ thương hiệu vào trong giá thành sản phẩm, để các thương hiệu trong nước cạnh tranh với những thương hiệu may mặc nước ngoài. 

    Đồng thời đề xuất giảm thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may do bị phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu.

    Ông Trường cũng đề nghị cơ quan thực thi pháp luật cần tăng cường công tác kiểm tra, phản ứng nhanh khi tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm của doanh nghiệp và áp dụng khung hình phạt nghiêm minh hơn nữa đối với các trường hợp làm giả, làm nhái và vi phạm bản quyền các thương hiệu đã được bảo hộ.

    Theo ông Trường, những đề xuất nói trên được đặt trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất may mặc hàng nội địa có thương hiệu, uy tín của Vinatex đang bị làm giả, nhái tràn lan trên thị trường.

    Ngoài ra, trên thị trường xuất hiện tình trạng làm nhái thương hiệu nổi tiếng nước ngoài như Zara, Mango, H&M... với giá rẻ hơn nhiều so với hàng chính hãng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nội địa.


    Phụ thuộc thị trường Trung Quốc, giá thanh long giảm một nửa

    Một trong những nguyên nhân là đầu ra chủ yếu phụ thuộc thị trường Trung Quốc.

    Theo một số nhà vườn tại huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), hiện giá thanh long ruột đỏ bán cho thương lái có loại chỉ hơn 1.000 đồng/kg, loại đẹp hơn giá ở mức 3.000 - 5.000 đồng/kg, so với năm ngoái mức giá này đã giảm vài ngàn đồng.

    Còn so với đợt thu hoạch trước vào tháng 2 ở mức 13.000 - 17.000 đồng/kg, hiện nay giá thanh long chỉ còn chừng 1/3. Nông dân bán ra gần như không có lãi. Tình trạng này cũng diễn ra tại Bình Thuận, địa phương có diện tích trồng thanh long lớn của cả nước.

    Lý giải nguyên nhân rớt giá, chị Huỳnh Thị Uyên, nông dân trồng thanh long tại huyện Chợ Gạo, cho rằng do trồng quá nhiều nhưng không bán được nên giá đua nhau rớt. “Thanh long ở đây chủ yếu đưa đi Trung Quốc, ra đến cửa khẩu người ta không mua là coi như đổ bỏ ngay đó” - chị Uyên nói.

    Còn ở góc độ doanh nghiệp, ông Trần Ngọc Hiệp, giám đốc Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu (Bình Thuận), phân tích đầu ra của thanh long VN chủ yếu vẫn phụ thuộc thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch nên luôn rủi ro. Các thương lái Trung Quốc rất am hiểu tình hình mùa vụ thanh long tại VN, do đó họ có thể ép giá khi đang thu hoạch rộ.

    Một số doanh nghiệp vừa qua mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ, thế nhưng sản lượng xuất sang thị trường này đang chững lại. Hầu như các chuyến hàng vận chuyển bằng đường biển đã dừng lại. Các công ty xuất khẩu chỉ hoạt động cầm chừng bằng các chuyến hàng bay.

    Ông Nguyễn Hữu Đạt, giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu, cho biết tháng 7 và tháng 8 hằng năm là thời điểm thu hoạch vụ chính thanh long trong năm nên số lượng cung cấp ra thị trường rất lớn.

    Tuy nhiên, đây cũng là các tháng bắt đầu mùa mưa nên sâu bệnh nhiều, chất lượng thanh long xuống thấp. Do đó, các doanh nghiệp rất hạn chế xuất khẩu trong thời điểm này.

    Hầu như các lô thanh long xuất khẩu bằng đường biển đều bị ngưng lại, các doanh nghiệp chỉ chọn thanh long chất lượng cao và xuất khẩu bằng đường máy bay để đảm bảo chất lượng.

    Do vậy, giá bán loại thanh long đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ hiện còn 12.000 đồng/kg, trong khi thời điểm trước và sau tết lên đến 35.000 - 40.000 đồng/kg.

    Theo ông Vương Đình Khoát - giám đốc Công ty Hugo (TP.HCM), hiện các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long đều đang hạn chế đưa mặt hàng này đi Mỹ. Bởi cùng thời điểm thanh long VN thu hoạch rộ cũng là thanh long từ các vùng khác của Mỹ và thế giới thu hoạch.

    Do đó, nếu đưa thanh long VN sang Mỹ bây giờ sẽ khó cạnh tranh với hàng nội địa của Mỹ hoặc từ Mexico, Chile... “Tới tháng 9 khi chất lượng thanh long VN ổn định trở lại và hàng nội địa của Mỹ đã vãn, các doanh nghiệp mới đẩy mạnh xuất khẩu trở lại. Còn bây giờ chúng tôi chỉ tập trung đẩy mạnh xuất khẩu nhãn sang Mỹ” - ông Khoát cho biết.


    Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hồi Khu đô thị có vốn đăng ký 600 triệu USD

    UBND tỉnh đã ban hành công văn số 5554/UBND-VP thu hồi chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị mới Tóc Tiên, tại xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành) do Công ty TNHH Phát triển Đô thị Charm (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư.

    UBND tỉnh giao UBND huyện Tân Thành có trách nhiệm thực hiện công bố chủ trương thu hồi dự án trên cho người dân trong vùng dự án được biết và định hướng quy hoạch của khu đất sau khi thu hồi dự án.

    Được biết, dự án Khu đô thị mới Tóc Tiên được UBND tỉnh cấp giấy Chứng nhận đầu tư vào năm 2009, do Công ty TNHH Phát triển Đô thị Charm làm chủ đầu tư có tổng vốn đăng ký 600 triệu USD. Dự án có diện tích 183ha, đầu năm 2009 Sở Xây dựng đã có văn bản thỏa thuận địa điểm để Công ty TNHH Charm & Ci khảo sát lập quy hoạch 1/2000 và dự án Khu đô thị mới tại xã Tóc Tiên.

    Năm 2011, UBND huyện Tân Thành ra thông báo thu hồi đất và chấp thuận cho chủ đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát, lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, từ đó đến nay dự án vẫn chưa triển khai thực hiện.

     

    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn