Tin kinh tế đọc nhanh 26-08-2015
Nhật Bản và 5 quốc gia Mekong thông qua công nghiệp hóa tiểu vùng
Bản đồ Hành lang kinh tế phía Nam tại khu vực phía nam sông Mekong, nối Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) với Bangkok (Thái Lan) qua Phnom Penh (Campuchia). (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo Kyodo, ngày 24/8, Nhật Bản và 5 quốc gia Đông Nam Á giáp khu vực sông Mekong - gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan - đã thông qua bản kế hoạch chi tiết nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa tại tiểu vùng này.
Bản kế hoạch này, mang tên “Tầm nhìn phát triển công nghiệp vùng Mekong,” đã được thông qua tại cuộc họp giữa Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nhiệp Nhật Bản (METI) Yoichi Miyazawa và những người đồng cấp Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia).
Cuộc họp này diễn ra bên lề Hội nghị thường niên bộ trưởng thương mại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với các đối tác đối thoại, trong đó có Nhật Bản.
Bản kế hoạch này đề ra một loạt định hướng chính sách như kết hợp hài hòa các tiêu chuẩn với giấy chứng nhận để nới lỏng lưu lượng hoạt động biên mậu, phát triển các đặc khu kinh tế dọc biên giới, phối hợp với các trường đại học và ngành công nghiệp Nhật Bản để thúc đẩy lực lượng lao động lành nghề cũng như tăng cường nghiên cứu và phát triển.
Những nỗ lực quy mô toàn khu vực này sẽ được thực hiện trước năm 2020.
Theo bản kế hoạch trên, một chương trình làm việc với những hành động và thời gian cụ thể sẽ được thiết lập trên cơ sở điều phối giữa các cơ quan như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETO) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để đưa ra bàn thảo tại Hội nghị bộ trưởng kinh tế Mekong-Nhật Bản kế tiếp vào năm 2016./.
Sản lượng thép thế giới giảm 3,8% trong tháng 7
Sản lượng thép của Ấn Độ đạt 7,7 triệu tấn, tăng 1,2% so với tháng 6/2014. Sản lượng thép thô Trung Quốc tháng 7/2015 là 65,8 triệu tấn, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Thế giới, sản lượng thép thô trên thế giới của 65 quốc là 133 triệu tấn trong tháng 7/2015, giảm 3,8% so với tháng 7/2014.
Sản lượng của Ấn Độ đạt 7,7 triệu tấn, tăng 1,2% so với tháng 7/2014. Sản lượng thép thô của Trung Quốc tháng 7/2015 là 65,8 triệu tấn, giảm 4,6% so với cùng kỳ tháng 7/2014.
Sản lượng thép thô của Nhật Bản là 8,8 triệu tấn trong tháng 7/2015, giảm 4,9% so với tháng 7/2014. Tại châu Âu, Đức sản xuất 3,6 triệu tấn thép trong tháng 7/2015, tăng 4,7% so với tháng 7/2014.
Sản lượng thép thô Thổ Nhĩ Kỳ tháng 7/2015 là 2,5 triệu tấn, giảm 10,4% so với tháng 7/2014. Trong tháng 7/2015, Nga đã sản xuất được 6 triệu tấn thép thô, giảm 2,8% so với tháng 7/2014. Ukraine sản xuất 1,9 triệu tấn thép thô, giảm 21,1% so với cùng kỳ năm 2014.
Tại Mỹ, sản lượng thép thô trong tháng 7/2015 là 7 triệu tấn, giảm 9,1% so với tháng 7/2014. Sản lượng thép thô tháng 7/2015 đạt 2,9 triệu tấn, giảm 3,1% so với tháng 7/2014.
Ở khu vực Trung Đông, Iran sản xuất được 1,3 triệu tấn thép thô trong tháng 7/2015, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ công suất sử dụng thép thô của 65 nước trong tháng 7/2015 là 68,4%. Con số này đã giảm 4,2 điểm phần trăm so với tháng 7/2014. So với tháng 6/2015, giảm 3,8 điểm phần trăm.
Đề xuất xây Cảng tàu du lịch sông Hồng
Dự kiến quy mô của cảng có diện tích nghiên cứu dự án là 10ha mặt đất và 2,5ha diện tích mặt nước đảm bảo làm cầu cảng neo đậu được tàu du lịch từ 250-500 chỗ ngồi và làm bến từ 3-5 nhà nổi diện tích từ 300-500m2.
Rau quả Thái Lan “soán ngôi” Trung Quốc tại Việt Nam
Theo đó, Thái Lan vượt lên trở thành nhà xuất khẩu rau quả lớn nhất vào VN với khi năm tháng đầu năm đạt 49,9 triệu USD, tăng hơn 62% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 26,6% thị phần. Các loại trái cây Thái Lan xuất nhiều sang VN là xoài, sầu riêng, măng cụt…
Theo các doanh nghiệp nhập khẩu trái cây, lý do VN chuyển sang nhập khẩu nhiều rau quả của Thái Lan do thời gian qua, thông tin một số loại rau quả nhập từ TQ có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép nên doanh nghiệp giảm nhập khẩu và tìm mặt hàng thay thế từ các nước trong khu vực.
Người tiêu dùng cũng không còn chọn trái cây TQ mà chuộng trái cây Thái vì chất lượng, hình thức đẹp và ăn ngon.
Nuôi cá biển xuất khẩu sang Mỹ
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết như trên tại hội nghị nâng cao năng lực nghề nuôi cá biển diễn ra ngày 24-8 ở TP.HCM.
Ông Dũng cho biết thêm trong ba năm qua, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã xây dựng mô hình nuôi cá biển hiện đại cho năng suất cao, hạn chế được nhiều rủi ro, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm rất lớn. Viện cũng đang thí điểm nuôi cá chim vây vàng và một số loài cá biển như cá chẽm, cá giò, cá bớp tại vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Trong đó, giá cá chim vây vàng bán trên thị trường trên 100.000 đồng/kg.
Hình thức nuôi cá biển đã thực hiện ở nhiều nước vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa có thể thu hút khách du lịch.