TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-08-2015

    Sức ép phá giá tiền Đồng còn lớn

    Thị trường tiền tệ Châu Á vừa trải qua một giai đoạn sóng gió sau khi Trung Quốc mạnh tay phá giá đồng Nhân dân tệ hôm 11/8. Lo ngại những tác động tiêu cực đến xuất khẩu của quốc gia, nhiều nước trong khu vực phản ứng bằng việc tiếp tục để đồng nội tệ giảm giá so với USD. Điều này  làm trầm trọng hơn xu hướng phá giá đã hình thành trước đó trong khu vực.

    Bản tin về thị trường nợ Châu Á của ADB hôm 24/8 đã cập nhật về biến động tỷ giá của khu vực so với USD. Indonesia nổi bật với mức độ mất giá đông Rupiah khoảng 35% so với USD từ đầu năm 2012 tới nay.

    Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đồng loạt giảm giá so với USD mạnh hơn từ đầu năm 2015. Trong đó, đồng Ringgit của Malaysia mất giá hơn 20% chỉ trong chưa đầy 12 tháng qua.

    bien dong ty gia dong tien mot so nuoc chau a voi usd, 2/1/2007 = 100( nguon: adb asian bonds online, bloomberg)

    Biến động tỷ giá đồng tiền một số nước Châu Á với USD, 2/1/2007 = 100( Nguồn: ADB Asian Bonds Online, Bloomberg)

    Tiền đồng của Việt Nam là nhân tố “ổn định” nhất so với USD trong biểu đồ này kể từ lần phá giá đầu năm 2011. Mặc dù vậy nếu tính từ thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008), VND vẫn mất giá mạnh so với USD (gần 30%), chỉ thấp hơn đồng Rupiah của Indonesia.

    Sau lần tăng tỷ giá VND/USD thêm 1% và nới rộng biện độ lên +/-3% mới đây của Ngân hàng Nhà Nước, Việt Nam đồng đã giảm khoảng 5% tính từ đầu năm. Trong khi đó, nhiều nước trong ASEAN đã phá giá trên 10% đồng nội tệ.

    Việc các nước lân cận phá giá mạnh trong khi Việt Nam mới chỉ thực hiện các điều chỉnh nhẹ, sẽ khiến cho tiền Đồng chịu nhiều áp lực. Tuy nhiên Việt Nam có thể sử dụng nhiều công cụ khác để ổn định tỷ giá, trước khi lựa chọn giải pháp phá giá đồng tiền thêm một lần nữa trong những tháng còn lại của năm 2015.


    NHNN khẳng định sẽ không điều chỉnh tiếp tỷ giá

    Đại diện NHNN khẳng định tỷ giá trên thị trường biến động mạnh chủ yếu do tâm lý và có thể do tin đồn để đầu cơ trục lợi.

    Tỷ giá trên thị trường liên tục biến động mạnh sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tỷ giá thêm 1% và nới biên độ từ 2% lên 3% hôm 19/8.

    Đến chiều nay 24/8, tỷ giá tại các ngân hàng đã tăng lên mức kịch trần là 22.547 đồng, trong khi giá mua tại các ngân hàng cũng đẩy lên sát giá bán, phổ biến trên 22.500 đồng, thậm chí có ngân hàng còn niêm yết giá mua bằng giá bán như DongABank.

    Ngoài thị trường tự do, nếu như đầu giờ chiều giá USD vẫn giao dịch ở mức 22.700 - 22.760 đồng, thì đến cuối giờ chiều nay đã được đẩy lên 22.830 đồng - mức cao kỷ lục.

    Trước diễn biến này, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, với mức điều chỉnh vừa qua là đã rất mạnh rồi và NHNN đã lường đón trước những biến động kể cả biến động phá giá đồng NDT và khả năng Fed điều chỉnh tăng lãi suất. Đây là một biện pháp đi trước một bước, cho nên NHNN khẳng định với việc điều chỉnh như vừa rồi là đã tạo ra vị thế cạnh tranh của Đồng Việt Nam và cũng đủ mức độ để linh hoạt, để đáp ứng với những diễn biến của thị trường.

    Cũng theo bà Hồng, vừa qua trên thị trường, tỷ giá biến động chủ yếu do tâm lý và có thể là do tin đồn để đầu cơ, trục lợi. Do vậy, NHNN khẳng định sẽ không tiến hành điều chỉnh tỷ giá nữa và sẽ áp dụng tất cả các biện pháp để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối từ nay đến cuối năm 2015 cũng như những tháng đầu năm 2016.


    Euro, yên đồng loạt lên cao nhất 7 tháng

     

    euro, yen dong loat len cao nhat 7 thang

    Euro, yên đồng loạt lên cao nhất 7 tháng

     Euro, yên tăng mạnh so với USD do giới đầu tư lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc, dẫn tới rút lui khỏi các giao dịch kinh doanh chênh lệch lãi suất và đầu tư trở lại vào những đồng tiền lãi suất thấp. 
    Chỉ số đôla ICE, theo dõi biến động tỷ giá giữa USD và 6 đồng tiền mạnh khác, giảm xuống đáy 7 tháng ở 92,621 điểm, chủ yếu do giới đầu tư mất niềm tin vào khả năng Fed nâng lãi suất trong tháng 9/2015. 

    Trong đó, euro tăng 1,8% so với USD lên 1,1598 USD sau khi chạm mốc cao nhất từ giữa tháng 1/2015 ở 1,1711 USD trong đầu phiên. 

    Ngược lại, USD xuống thấp nhất 7 tháng so với yên ở 116,47 yên trước khi phục hồi nhẹ về 118,44 yên. Trong cả phiên, USD igarm 2,9% so với yên.  

    Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới 2% cũng khiến sức hấp dẫn của USD giảm mạnh. 

    Trong vài tháng gần đây, việc Eurozone và Nhật Bản vẫn duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục trở thành động lực để giới đầu tư tăng cường vay vốn bằng euro và yên để đầu tư vào các đồng tiền có lợi nhuận cao hơn, như đôla Australia và New Zealand. 

    Tuy nhiên vào thời điểm căng thẳng tài chính leo thang như hiện nay, giới đầu tư bắt đầu bán những đồng tiền cho lợi nhuận cao và mua vào euro và yên.

    USD suy yếu là sự phản ánh rõ nhất những nghi ngờ của giới đầu tư về thời điểm Fed nâng lãi suất. Trong khi Fed vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng về thời điểm thắt chặt chính sách thì các đồng tiền của khối thị trường mới nổi và những nước xuất khẩu hàng hóa sẽ vẫn chật vật. 

    Vingroup mua lại Công ty Blue Star sở hữu dự án StarCity Centre

    Ngày 24/8, Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC) công bố thông tin đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của tại Công ty cổ phần đầu tư Kinh doanh và Phát triển Đô thị Ngôi Sao Xanh (được tách từ Công ty cổ phần đầu tư Đại Dương Thăng Long - OLT) cho công ty cổ phần Vincom Retail - Công ty con của Tập đoàn Vingroup (VIC).

    Với việc mua lại số cổ phần này thì Vincom Retail sở hữu tới 90% OTL và cũng chính thức trở thành ông chủ của Dự án “đất vàng” Đông Nam Trần Duy Hưng.

    Được biết, khu “đất vàng” Đông Nam Trần Duy Hưng có vị trí đắc địa khu vực Trung Hòa Nhân Chính khi sở hữu 3 mặt tiền đường gồm đường Trần Duy Hưng, đường Khuất Duy Tiến và đường Hoàng Minh Giám, dự án còn tiếp giáp với dự án công viên hồ điều hòa Nhân Chính rộng tới 13,5ha.

    Khu đất này ban đầu do Vinaconex quản lý. Sau đó, năm 2010, Vinaconex đã hợp tác với Ocean Group để cùng triển khai đầu tư dự án StarCity Centre. Đến tháng 7 năm 2013, Ocean Group và Vinaconex đã được giao đất để triển khai dự án. Tuy nhiên, vào năm 2014, nên HĐQT Ocean Group đã quyết định bán dự án này để tái cấu trúc công ty.

    Mới đây, Ocean Group đã thực hiện việc tách CTCP Đầu tư Đại Dương Thăng Long (OTL) thành 2 pháp nhân để chuyển nhượng cổ phần mà công ty này cho đối tác mới. Được biết, Ocean Group sở hữu 89,2 triệu cổ phần trên tổng số 116 triệu cổ phần, tương đương 76,9% vốn điều lệ của OTL.


    Giá cà phê trong nước giảm 300 nghìn đồng/tấn

    gia ca phe trong nuoc giam 300 nghin dong/tan

    Giá cà phê trong nước giảm 300 nghìn đồng/tấn

    Chỉ số chứng khoán TQ Shanghai Composite mất 8,5% kéo theo nhiều sàn chứng khoán và kỳ hạn hàng hóa xuống “hố đen”.

    Sáng nay ngày 25/8, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên giảm 300 nghìn đồng/tấn xuống còn 35,3 - 35,8 triệu đồng/ tấn.

    Giá cà phê robusta giao tại cảng TPHCM, giá FOB tăng nhẹ 10 USD/tấn lên 1.687 USD/tấn.

    Trong phiên giao dịch đêm qua, giá cà phê robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 09/15 giảm 20 USD/tấn hay -1,24% xuống còn 1.599 USD/tấn, các kỳ hạn khác cũng giảm 12 - 15 USD/tấn. 

    Giá cà phê arabica trên sàn ICE kỳ hạn 09/15 giảm mạnh 4,40 cent/lb hay -3,61% xuống còn 117,50 cent/lb, các kỳ hạn khác cũng giảm mạnh 4,70 - 4,75 cent/lb.  

    Chỉ số chứng khoán TQ Shanghai Composite mất 8,5% kéo theo nhiều sàn chứng khoán và kỳ hạn hàng hóa xuống “hố đen”.  Bên cạnh đó, sự suy yếu của đồng Real Brazil cũng là yếu tố chính tác động đến giá cà phê arabica. Đồng Real đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD trong 12 năm qua.  

    Nhận định mới nhất của hãng tin Reuters cho biết giá cà phê Việt Nam yếu đã thúc đẩy nông dân găm hàng cho đến vụ mới và đợi giá tăng, trong khi nhu cầu mua là yếu.

    Theo thăm dò của hãng Reuters, với ít nhất 1,67 triệu bao được dự kiến xuất khẩu trong tháng 8 này và sản lượng vụ mùa là 27,2 triệu bao, Việt Nam vẫn có khoảng 7 triệu bao để xuất khẩu trong những tháng tới. Còn Hiệp hội Cà phê, ca cao Việt Nam ước tính dự trữ hiện nay là 300.000 tấn hay 5 triệu bao.

    Dù có nhiều áp lực bán ra trước mùa thu hoạch vụ mới nhưng giao dịch tại thị trường nội địa Việt Nam gần như đóng băng. Đây là nguyên nhân khiến nhà xuất khẩu cà phê không dám ký kết những hợp đồng giao hàng nếu không tăng mức giá chênh lệch xuất khẩu.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn