TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh 26-01-2016

    Rét kỷ lục, nông sản ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh

    Do giá rét hiếm thấy tại Việt Nam cũng như Trung Quốc, nên lượng nông sản xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) sang Trung Quốc đang bị ùn ứ nghiêm trọng.

    xe cho nong san bi un u keo dai o gan cua khau tan thanh tu nhieu ngay qua - anh: van duan

    Xe chở nông sản bị ùn ứ kéo dài ở gần cửa khẩu Tân Thanh từ nhiều ngày qua - Ảnh: Văn Duẩn

    Lãnh đạo Chi cục Hải quan Tân Thanh cho biết do thời tiết khắc nghiệt, phía Trung Quốc đang có mưa bão tuyết, mặt khác theo phản ánh của chủ hàng thì mặt hàng thanh long của Việt Nam đang bị phía Trung Quốc ép giá, trong khi đó, năng lực nhận hàng (bến bãi) của phía Trung Quốc còn hạn chế nên lượng hàng xuất qua cửa khẩu Tân Thanh có biểu hiện chững lại so với trước khi đợt rét kỷ lục này diễn ra

    Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cho biết do ảnh hưởng của thời tiết, lượng xe chở nông sản xuất khẩu được thông quan trong 3 ngày gần đây giảm mạnh, trong đó chủ yếu là dưa hấu, thanh long, nhãn. Nếu ngày 22-1 xuất được gần 290 xe hàng sang Trung Quốc thì ngày 23 chỉ được 189 xe và ngày 24-1 cũng chỉ xuất được 147 xe.

    Được biết hiện có khoảng 400 xe vẫn nằm chờ trong khu vực cửa khẩu và có 100 xe bị ùn ứ và phải đỗ dọc đường quốc lộ gần cửa khẩu Tân Thanh chờ thông quan xuất hàng qua Trung Quốc

    Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đã trực tiếp kiểm tra tình hình xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Tân Thanh và chỉ đạo các ban, ngành chủ động hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp làm thủ tục thông quan hàng hóa một cách thuận lợi nhất. Lãnh đạo UBND tỉnh cũng cho biết sẽ có kế hoạch hội đàm với các cơ quan phía Trung Quốc để tăng thời gian thông quan tại cửa khẩu, đồng thời mở một số bến bãi để đưa lượng hàng của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được nhiều hơn.

    Tỉnh Lạng Sơn cũng khuyến cáo, để tránh thiệt hại do hàng hóa bị ùn ứ tại cửa khẩu, các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu nông sảnsang Trung Quốc cần theo dõi chặt chẽ các thông tin, để điều tiết hàng hóa ra khu vực cửa khẩu Tân Thanh một cách hợp lý.


    Bất động sản: Đằng sau cuộc vui là những nỗi lo

    bat dong san: dang sau cuoc vui la nhung noi lo

    Bất động sản: Đằng sau cuộc vui là những nỗi lo


    So với những chu kỳ trước đây, sự phục hồi của thị trường BĐS lần này mang nhiều nét khác biệt. Đến thời điểm hiện nay, song hành với tốc độ hấp thụ ngoài thị trường, các chuyên gia cũng bắt đầu “gióng lên hồi chuông” cảnh báo về bong bóng có khả năng xuất hiện sớm.

    Theo như các dự báo thị trường nhà ở năm 2016-2018 có khoảng 80.000 căn hộ được chào bán, trong đó phân khúc cao cấp lại chiếm đến 70% tổng lượng cung.

    Sự phục hồi của thị trường BĐS Việt Nam trong năm 2015 không chỉ thể hiện ở hoạt động kinh doanh khởi sắc của doanh nghiệp trong ngành, mà còn tác động lan toả ở nhiều ngõ ngách cuộc sống. Trong năm qua, đánh dấu sự hoạt động hết công suất của nhiều trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện lớn nhỏ khi doanh nghiệp giới thiệu dự án mới, công bố nhà mẫu hay mở bán với nhiều chương trình văn nghệ hấp dẫn nhằm thu hút đông đảo khách hàng.

    Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, cho biết thị trường BĐS đã trở lại thời huy hoàng của thời điểm gần 10 năm trước đây. Tuy nhiên, có thể nói rằng sự phục hồi của thị trường BĐS chỉ được tính từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02 năm 2013 nhằm thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ tháo gỡ khó khan cho toàn bộ thị trường, doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS.

    “Cũng chính Nghị quyết này đã mở ra một chương phát triển mới cho thị trường, niềm tin của doanh nghiệp và người mua nhà đã tang mạnh trở lại. Từ đó, thị trường BĐS từ cuối năm 2013 đến nay đã và đang chứng kiến một sức sống đầy sôi động, các cuộc cạnh tranh diễn ra gay gắt. Trong đó, phải nói rằng đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh – đầu tư địa ốc thực sự lớn mạnh. Nhiều nhân tố mới chỉ xuất hiện một vài năm nhưng đang chứng tỏ được sự bức phá ngoạn mục trên thị trường”, ông Châu nói.

    Các số liệu về dự án, tốc độ giao dịch, nguồn tiền chảy vào thị trường đã chứng minh cho nhận định này. Theo đó, tại thị trường Tp.HCM mức tiêu thụ căn hộ trong năm 2015 ước đạt trên 26 ngàn căn, vượt xa con số tiêu thụ kỷ lục 10 năm qua là 17 ngàn căn. Thay vì dự án chỉ tập trung tại khu Đông như năm 2014, theo một báo cáo của CBRE Việt Nam, thị trường hiện phát triển khá cân bằng giữa các khu vực. Cụ thể: phía Đông chiếm 29%, Tây chiếm 10%, Nam chiếm 36% và Bắc có khoảng 25%.

    Cũng theo ông Châu, giá nhà ở trong năm 2015 được các doanh nghiệp “kiềm giữ” trong biên độ từ 5-10%. Bởi, chính doanh nghiệp hiểu hơn ai hết, thị trường đang bước vào chu kỳ phục hồi chưa vững chắc, khách hàng am hiểu thị trường và doanh nghiệp hơn thời kỳ trước, do vậy nếu tăng giá là đẩy khách hàng ra xa.

    “Tất cả các phân khúc đều có thanh khoản tăng vọt so với các năm trước. Điều này là nhờ vào nhiều yếu tố như: Kinh tế vĩ mô ổn định, mặt bằng lãi suất hợp lý khơi thông dòng chảy vốn vào thị trường, hạ tầng phát triển kích cầu cho BĐS, thị trường chứng khoán giao động trong biên độ hẹp suốt cả năm qua”, ông Marc Townsend, CEO CBRE Việt Nam, cho biết thêm.

    Nhìn nhận về triển vọng thị trường trong năm nay, nhiều chuyên gia kinh tế đều khẳng định rằng đây là thời điểm tốt để bất động sản bứt phá, dựa trên các cơ chế chính sách đã có sẵn. Tuy nhiên, vấn đề đáng “báo động” nhất là thị trường đang mất dần thế cân bằng giữa các phân khúc sản phẩm, trong khi nhu cầu nhà ở trung bình rất cao nhưng dự án loại này cho ra thị trường chỉ “nhỏ giọt”.

    Ngược lại, theo như các dự báo thị trường nhà ở năm 2016-2018 có khoảng 80.000 căn hộ được chào bán, trong đó phân khúc cao cấp lại chiếm đến 70% tổng lượng cung.

    Song song đó, số liệu ba quý đầu năm 2015 cho thấy, tín dụng bất động sản tăng 14,59% trong năm vừa qua, cao hơn đáng kể mức tăng tổng tín dụng và cùng kỳ những năm trước. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trong báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 4/2015 nhận định rằng điều này gây những lo ngại về khả năng tiềm ẩn hình thành bong bóng tài sản mới trong tương lai. Sự bền vững của thị trường bất động sản có thể bị ảnh hưởng nếu chính sách tiền tệ - tín dụng không được định hướng đúng.

    Cùng quan điểm trên, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính Ngân hàng, phân tích với việc nguồn vốn ngân hàng “chảy” mạnh vào thị trường BĐS đang tạo nên nỗi lo. Hiện tại, khoảng 60% vốn tín dụng của Việt Nam được đảm bảo bằng BĐS. Do vậy, nếu BĐS tiếp tục lao dốc thì vấn đề nợ xấu sẽ không hạ nỗi.

    Vị chuyên gia này cho biết thêm để nguồn vốn tín dụng rót vào bất động sản luôn  được kiểm soát, tránh tính trạng nợ xấu vượt quá ngưỡng cho phép, chúng ta cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn về điều kiện cho vay, chất lượng của sản phẩm bất động sản dùng làm thế chấp… nhất là với các dự án nhà ở thương mại.

    Từ thực tế này, VEPR khuyến nghị cơ quan điều hành cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tín dụng bất động sản và định hướng dòng vốn vào khu vực tạo ra tiến bộ về năng suất cao hơn cho nền kinh tế. Trong đó, cần tránh việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian quá dài, trong khi đó mức mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18% cho năm 2016 được cho là quá cao, giữa bối cảnh lạm phát nhiều khả năng sẽ quay trở lại.

    Do đó, VEPR đề xuất xem xét mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2016 ở mức 12-15%, và thực hiện các biện pháp mang tính thị trường định hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất. Cụ thể, có thể xem xét điều chỉnh tăng hệ số dự phòng chung, hệ số rủi ro với các khoản cho vay lĩnh vực không ưu tiên.


    Hồng Kông vững ngôi thị trường nhà đắt nhất thế giới

    gia nha o hong kong da tang 370% ke tu nam 2003 cho toi khi dat dinh vao thang 9 nam ngoai.

    Giá nhà ở Hồng Kông đã tăng 370% kể từ năm 2003 cho tới khi đạt đỉnh vào tháng 9 năm ngoái.


    Giá nhà ở Hồng Kông đã tăng 370% kể từ năm 2003 cho tới khi đạt đỉnh vào tháng 9 năm ngoái...

    Hồng Kông dẫn đầu về mức độ đắt đỏ của thị trường nhà ở tại 87 khu vực đô thị lớn trên thế giới - theo kết quả cuộc khảo sát thường niên của công ty nghiên cứu Demographia.

    Hãng tin Bloomberg dẫn kết quả cuộc khảo sát nói trên cho biết, giá trung bình của một căn nhà tại Hồng Kông hiện cao gấp 19 lần so với thu nhập trước thuế bình quân của một hộ gia đình ở vùng lãnh thổ này.

    Điều này đồng nghĩa với việc, trung bình, mỗi gia đình ở Hồng Kông phải làm việc 19 năm, không ăn tiêu và cũng không đóng thuế, mới đủ tiền mua nhà ở mức giá hiện tại.

    Đây là tỷ lệ giữa giá nhà/thu nhập ở Hồng Kông cao nhất từ trước trong 11 năm Demographia thực hiện cuộc khảo sát. Năm ngoái, tỷ lệ này là 17 lần.

    Hồi tháng 10 năm ngoái, một báo cáo của ngân hàng Thụy Sỹ UBS nói rằng Hồng Kông và London là hai thành phố đối mặt rủi ro cao nhất xảy ra bong bóng bất động sản do giá nhà ngày càng vượt xa thu nhập của người dân.

    Giá nhà ở Hồng Kông đã tăng 370% kể từ năm 2003 cho tới khi đạt đỉnh vào tháng 9 năm ngoái. Sau khi đạt đỉnh giá này, giá nhà tại Hồng Kông đã giảm 8% do nguồn cung nhà tăng lên và sự đi xuống của thị trường chứng khoán.

    Theo một số nhà phân tích, giá nhà ở Hồng Kông có thể giảm 30% trong năm nay.

    Xếp sau Hồng Kông trong kết quả khảo sát của Demographia, thành phố Sydney của Australia là thị trường nhà ở đắt đỏ thứ nhì thế giới. Chênh lêch giữa giá nhà và thu nhập của người dân ở Sydney là 12,2 lần, từ mức 9,8 lần trong cuộc khảo sát năm ngoái.

    Thành phố Vancouver của Canada xếp ở vị trí thứ ba, với tỷ lệ 10,8 lần. Trong khi đó, London đứng ở vị trí thứ 8, với tỷ lệ là 8,5 lần.


    Myanmar chính thức cho người nước ngoài mua nhà

    Quốc hội Myanmar vừa thông qua Luật quản lý chung cư (condominium) tại nước này. Theo đó, chủ đầu tư có quyền bán tối đa 40% số căn hộ trong tòa nhà cho người nước ngoài.

    Trang tin Eleven Myanmar dẫn lời hạ nghị sĩ Khaing Muang Yi cho biết: "Chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mọi người sở hữu căn hộ cao cấp. Đồng thời, chủ sở hữu cũng có thể mang căn hộ đi thế chấp để vay ngân hàng.

    Đạo luật cũng quy định tòa nhà condominium phải được xây dựng trên diện tích khoảng 1.850 m2 trở lên và và có ít nhất 6 tầng. Tới đây, Bộ Xây dựng Myanmar sẽ đưa ra các quy định cụ thể hơn về thiết kế và các tiêu chuẩn an toàn.

    Được biết, hồi tháng 7/2015 sự kiện ra mắt dự án The Lake Suites tại Yangon (Myanmar) thuộc Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã từng gây sốt thị trường BĐS tại  Yangon Myanmar.


    Giá nhà sẽ biến động mạnh khi chung cư được phân hạng như khách sạn

    gia nha se bien dong manh khi chung cu duoc phan hang nhu khach san

    Giá nhà sẽ biến động mạnh khi chung cư được phân hạng như khách sạn


    Sắp tới, các dự án chung cư sẽ được đánh giá, phân hạng A,B,C theo nhiều nhóm tiêu chí nhằm xác định giá trị chung cư, qua đó áp dụng mức giá bán, giá dịch vụ quản lý chung cư... khác nhau.

    Việc phân hạng chung cư này có thể hiểu nôm na như các phân hạng khách sạn với các số sao khác nhau. Theo đó, nhà chung cư được đánh giá phân hạng và công nhận hạng theo bốn nhóm tiêu chí: quy hoạch kiến trúc; hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; mức độ và chất lượng hoàn thiện; chất lượng dịch vụ quản lý chung cư.

    Theo dự thảo về phân hạng và công nhận hạng nhà chung cư, việc xếp hạng chỉ dành cho chung cư thương mại và tái định cư mà không xếp hạng đối với chung cư là nhà ở xã hội. Yêu cầu đối với chung cư được phân hạng phải phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, có giấy phép xây dựng.

    Việc phân hạng và công nhận nhà chung cư được thực hiện theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu  nhà chung cư và được thực hiện đối với từng chung cư độc lập đã được bàn giao và đưa vào sử dụng sau ngày 1/7/2015 (ngày Luật Nhà ở có hiệu lực). Đối với những chung cư đã được bàn giao và đưa vào sử dụng trước ngày 1/7/2015, nếu có đề nghị phân hạng phải có sự thống nhất của các chủ sở hữu và có văn bản đề nghị của ban quản trị chung cư.

    Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà ở và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cho rằng hầu hết doanh nghiệp đều tự nhận dự án của mình là chung cư cao cấp, tự ấn định giá bán tương ứng, nên thứ hạng đó không có uy tín và không được công nhận. Vì vậy, việc phân hạng nhằm đưa hoạt động quản lý nhà chung cư chuyên nghiệp cũng như việc xác định giá trị nhà chung cư rõ ràng hơn.

    "Khi nhà chung cư được phân hạng cao, giá trị của nó cũng cao hơn và ngược lại. Việc phân hạng cũng là làm cơ sở cho các bên thỏa thuận mức giá dịch vụ vận hành khu nhà ở", ông Hà nói.

    Việc chung cư có thứ hạng rõ ràng trong thời gian tới, theo các chuyên gia, sẽ tác động khiến giá căn hộ có biến động lớn. Chẳng hạn một nhà chung cư chưa gắn “sao” được nâng lên hạng A, giá chắc chắn sẽ tăng lên, giá dịch vụ cũng theo đó tăng lên.

    “Việc phân hạng như cúp danh hiệu vậy, hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Nếu nhà chung cư được công nhận hạng cao, thì sẽ nâng cao uy tín xây dựng của chủ đầu tư và các đơn vị quản lý vận hành. Việc công nhận sẽ được công bố rộng rãi trên website của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng”, ông Khởi nói.

    Ông Khởi còn cho rằng phân hạng là việc liên quan đến quyền lợi của các bên đối với dự án bất động sản. Theo tinh thần dự thảo, DN cần công nhận chất lượng thì tự nguyện thực hiện, không bắt buộc. Dự kiến Bộ Xây dựng sẽ phải làm việc nhiều hơn, để dự thảo thông tư được ban hành trong quý 1/2016, được đón nhận và là cú hích cho thị trường.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn