Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-01-2018
Đức quyết định đưa Nhân dân tệ vào dự trữ ngoại hối
Ngân hàng Trung ương của Đức (hay còn gọi là Bundesbank) đã quyết định đưa đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc vào dự trữ của nước này.
Đây là một động thái có thể tăng cường vị thế quốc tế của đồng tiền này.
Phát biểu tại một sự kiện ở Hồng Kông ngày 15.1, ông Andreas Dombret, thành viên điều hành của Bundesbank, cho biết quyết định trên đã được đưa theo sau một khoản đầu tư 500 triệu euro của do Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vào NDT. Ông cũng không cho biết là Bundesbank sẽ phân bổ bao nhiêu vào đồng NDT.
"Đồng Nhân dân tệ đang ngày càng được sử dụng như là dự trữ ngoại tệ của các ngân hàng trung ương - ví dụ, ECB bao gồm mục tiêu aussi RMB ngân hàng trung ương châu Âu khác đã làm như vậy", Dombret phát biểu.
Sau những lời phàn nàn về việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sự chấp nhận đưa đồng NDT vào rổ tiền tệ, hoặc là Quyền rút vốn đặc biệt, vào năm 2016, sự thăng tiến của đồng NDT đã chậm lại. Theo số liệu của Swift, đồng tiền của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được sử dụng nhiều thứ 6 thế giới, so với vị trí thứ 4 vào tháng 8 năm 2015.
Dombret nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg rằng: "Đây không phải là một con số lớn nhưng đó là lý do cho quyết định của chúng tôi. Việc đồng NDT được đưa vào rổ SDR và việc ECB đầu tư vào đồng tiền này đã thúc đẩy chúng tôi".
Bundesbank sẽ thực hiện khoản đầu tư vào NDT một khi các chuẩn bị về kỹ thuật và tổ chứ được hoàn tất, một phát ngôn viên của ngân hàng này cho biết qua điện thoại.
Những biến cố xảy ra trên quá trình tự do hóa đồng NDT vào năm 2015 đã khiến Trung Quốc tăng cường kiểm soát vốn chảy ra khỏi nước này. Những bất ổn đã khiến chính quyền Trung Quốc kiểm soát chặt tỷ giá. Đồng NDT tăng mạnh 6,8% so với đồng USD vào năm 2017.
Dombret quan ngại về việc NDT chưa được thả nổi hoàn toàn. Nhưng với việc NDT được đưa vào rổ tiền tệ tham chiếu của IMF, ông tin rằng Bundesbank cũng có nghĩa vụ sử dụng chúng.
Bundesbank cũng đã nỗ lực biến Frankfurt thành một trung tâm giao dịch của đồng NDT, dù chưa đạt được nhiều kết quả. Dombret đã chỉ ra rằng với Sáng kiến Một Vành đai – Một con đường là một yếu tố giúp làm tăng mức độ sử dụng đồng NDT.
Nói về việc ông Trump hay đổ lỗi rằng đồng NDT yếu là lý do tạo ra thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Trung Quốc, Dombret dẫn phân tích bởi Bundesbank cho thấy tiền tệ không được định giá thấp.
Ông cho biết thêm:"Theo ước tính của chúng tôi, Bundesbank, giá trị của NDT không giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc. Ngược lại, khả năng cạnh tranh về giá của nền kinh tế Trung Quốc là khá thấp, và những cáo buộc như trên là vô căn cứ".(NCĐT)
--------------------------
Trung Quốc tính kế ngăn chặn Bitcoin và tiền số
Sau khi đã cấm trao đổi Bitcoin và tiền kỹ thuật số tương tự, Trung Quốc mạnh tay hơn vì nhận ra các phương thức giao dịch mới mọc lên như nấm sau mưa.
Rộ tin chính phủ Trung Quốc tăng cường siết chặt bitcoin và các loại tiền ảo khác - Ảnh: AFP
Chính quyền Trung Quốc đang nhắm tới kiểm tra chặt các nền tảng trực tuyến, các ứng dụng điện thoại cung cấp chức năng trao đổi Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số tương tự, hãng tin Bloomberg ngày 15-1 dẫn các nguồn thạo tin.
Các hoạt động trao đổi, giao dịch tiền kỹ thuật số (có khi quen gọi là tiền "ảo"), thực chất đã bị cấm tại Trung Quốc từ năm trước.
Chính xác thì Bắc Kinh cấm tất cả các hình thức gọi vốn đầu tư vào tiền kỹ thuật số (ICO).
Nhưng cơn sốt tiền kỹ thuật số đang lên rất cao, đặc biệt là giá trị đồng Bitcoin vượt ngưỡng 10.000 USD/bitcoin, khiến giới kinh doanh món này tìm đủ đường khác để kiếm lời.
Chính phủ Trung Quốc vì vậy lên kế hoạch chặn đường tiếp cận đối với các nền tảng nước ngoài cũng như được phát triển từ trong nước.
Các nguồn tin của Bloomberg tuy vậy không cung cấp thêm chi tiết cụ thể về việc các nhà làm chính sách định nghĩa những nền tảng trực tuyến ấy như thế nào.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng nhắm tới các công ty và cá nhân cung cấp thị trường, nền tảng, thanh toán… cho thị trường giao dịch tập trung.
Thậm chí những hoạt động chuyển khoản giao dịch đồng hạng giữa tài khoản này và tài khoản khác (peer-to-peer) cũng nằm trong danh sách theo dõi và siết chặt.
Cho đến đầu năm 2017, Trung Quốc vẫn là thị trường năng động nhất về kinh doanh Bitcoin.
Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục là nơi tích cực "đào" Bitcoin nhất, với những nhà đầu tư đổ tiền tấn vào các hệ thống máy tính lớn nhất thế giới nhằm phục vụ cho công việc kiếm Bitcoin từ giải các thuật toán.
Trong vài tháng gần đây, việc Bitcoin tăng giá chóng mặt đã thúc đẩy chính quyền các nước tiến hành kiểm soát chặt chẽ loại tiền này nhằm phòng tránh khả năng xảy ra vỡ bong bóng gây xáo trộn đời sống kinh tế và xã hội.
Những diễn biến liên tục ấy khiến giá trị của Bitcoin biến động không ngừng. Ví dụ tuần trước, khi thông tin về việc Hàn Quốc cấm giao dịch tiền kỹ thuật số bằng việc đổi tiền, Bitcoin và đa phần các loại tiền kỹ thuật số khác đều mất giá.
Bitcoin có dấu hiệu hồi phục trở lại hôm 15-1, giao dịch ở mốc 14.269 USD/bitcoin trên website CoinDesk.
Thông tin về việc Trung Quốc đang mạnh tay với tiền kỹ thuật số vừa nêu chưa được chính quyền nước này xác nhận.
Nhưng chỉ từ bản tin rò rỉ của Bloomberg và được đăng lại trên báo/đài khác cũng nhiều khả năng sẽ tạo ra sự sụt giảm giá trị của đồng tiền này.
Ngày 15-1, giá một Bitcoin rớt 1,2% xuống còn 13.580 USD/BTC tại London (Anh), theo Bloomberg.(Tuoitre)
------------------------
Bầu Đức bán chanh dây Việt sang Thái Lan, châu Âu
Thị trường xuất khẩu của trái chanh dây hiện còn dư địa rất lớn, trong khi Việt Nam đang có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Ông Phạm Duy Thái, Giám đốc Công ty CP Naoods, cho biết đã xuất khẩu lô chanh dây đầu tiên sang Pháp, mở thêm triển vọng thị trường cho sản phẩm này khi các đối thủ cạnh tranh từ Ecuado và Peru dự báo ngày càng giảm do ảnh hưởng nặng từ hiện tượng El Nino.
Công ty CP Nafoods đầu tư phát triển vùng nguyên liệu chanh dây gắn với nhà máy chế biến tại Gia Lai với diện tích 3.000 ha UBND tỉnh này cũng đã phê duyệt 3 dự án thúc đẩy phát triển chanh dây, gồm dự án xây dựng Viện Nghiên cứu giống cây trồng công nghệ cao, Nhà máy phân tách, phân loại, đóng gói, bảo quản hoa quả xuất khẩu và dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đại diện Công ty CP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) cũng cho biết công ty cũng đang đẩy mạnh trồng chanh dây tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, diện tích chanh leo của HNG tính đến cuối năm 2017 đạt 1.270 ha. Mặc dù đã chuyển đổi một số diện tích chanh dây sang cây khác như ớt hoặc xoài…, nhưng theo kế hoạch của DN này, dự kiến trồng mới khoảng 300 - 500 ha trong năm 2018.
Theo HNG, sản lượng bình quân đạt 45-50 tấn/ha, trong đó hơn 70% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trái cây tươi, còn lại xuất bán theo dạng múc ruột cấp đông. Chanh dây tươi hiện được xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, châu Âu và Thái Lan.
Chanh dây tươi chủ yếu xuất khẩu sang châu Âu và Trung Quốc.
Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La thông tin cây chanh leo được trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh từ giữa năm 2015. Đến nay, tổng diện tích chanh leo toàn tỉnh là 523 ha, sản lượng ước đạt 3.165 tấn.
Dự kiến, năm 2018 tỉnh xuất khẩu khoảng 500 tấn chanh leo sang Trung Quốc. Số lượng này sẽ tăng lên 550 tấn năm 2019 và khoảng 600 tấn vào năm 2020.(PLO)
------------------------
Sacombank bán toàn bộ cổ phiếu quỹ giá khoảng 1.200 tỉ đồng
Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank) vừa ra nghị quyết về việc bán toàn bộ hơn 81,5 triệu cổ phiếu quỹ.
Lượng cổ phiếu này tương đương 4,33% vốn điều lệ Sacombank. Nguyên nhân của đợt bán này nhằm thực hiện theo đề án tái cơ cấu Sacombank sau sáp nhập đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank được giao chỉ đạo ban điều hành xây dựng hồ sơ và triển khai thực hiện việc bán toàn bộ số cổ phiếu quỹ này.
Tính đến chiều 16.1, giá cổ phiếu Sacombank giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM ở mức 14.700 đồng/cổ phiếu, nếu bán với giá này, Sacombank thu về khoảng 1.200 tỉ đồng.
Gần đây, một số tổ chức tín dụng nắm giữ cổ phiếu Sacombank đã thực hiện bán ra nhằm đảm bảo quy định mới sửa đổi, bổ sung luật tổ chức tín dụng, tránh tình trạng sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng.
Trong 2 tuần trở lại đây, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) đã giảm lượng cổ phiếu Sacombank nắm giữ từ 165 triệu cổ phiếu xuống còn 50 triệu cổ phiếu.(Thanhnien)