TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Thương mại Việt Nam – Indonesia 11 tháng năm 2018

    Tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2018, thương mại giữa Việt Nam – Indonesia đạt 7,65 tỷ USD, theo đó xuất khẩu đạt 3,24 tỷ USD, tăng 23,93% và nhập khẩu trên 4,4 tỷ USD, tăng 33,12% so với cùng kỳ năm 2017. Như vậy, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Indoensia là 1,16 tỷ USD, tăng 67,82%.

    thuong mai viet nam – indonesia 11 thang nam 2018

    Thương mại Việt Nam – Indonesia 11 tháng năm 2018

    Cụ thể:Xuất khẩu

    Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia chủ yếu các mặt hàng sắt thép, gạo, máy móc thiết bị… trong đó sắt thép là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất 477,44 triệu USD, chiếm 14,7% tỷ trọng với lượng xuất là 610,5 nghìn tấn, tăng 11,84% về lượng và 19,97% trị giá so với cùng kỳ năm 2017, giá xuất bình quân đạt 782,03 USD/tấn, tăng 7,27%.

    Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng gạo, chiếm 11,16% tỷ trọng đạt 362,4 triệu USD với 772 nghìn tấn, nếu so với 11 tháng năm 2017 thì có mức độ tăng đột biến tăng gấp 48,71 lần về lượng (tức tăng 4771,28%) và tăng gấp 64,4 lần (tức tăng 6340,28%), giá xuất bình quân tăng 32,21% đạt 469,43 USD/tấn. Tính riêng tháng 11/2018 đã xuất 1,1 nghìn tấn, trị giá 535,4 nghìn USD, giá xuất bình quân là 473,86 USD/tấn.

    Kế đến là máy móc thiết bị, điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may…. Nhìn chung, 11 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng đạt trên 100 triệu USD chiếm 27,27%, trong đó ngoài mặt hàng gạo có mức độ tăng đột biến thì xuất khẩu cà phê cũng tăng mạnh, mặc dù giá xuất bình quân thời gian này giảm 31,88% chỉ có 1981,32 USD/tấn, nhưng tăng gấp 9,7 lần (tức tăng 873,16%) về lượng và gấp 6,6 lần (tức tăng 562,89%) về trị giá, đạt tương ứng 60,85 nghìn tấn; 120,56 triệu USD. Mặc dù, trong tháng 11/2018 xuất khẩu cà phê sang Indonesia sụt giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 14,78% và 8,35% so với tháng 10/2018 nhưng giá xuất bình quân tăng 7,6% đạt 3.279,06 USD/tấn.

    Ngoài những mặt hàng có con số tăng trưởng ấn tường, thì những mặt hàng khác như xăng dầu, than, sản phẩm gốm sứ cũng tăng mạnh. Cụ thể, xăng dầu tuy chỉ đạt 913,8 nghìn USD, nhưng so với cùng kỳ 2017 tăng gấp 5,9 lần (tức tăng 488,48%); than đá tăng gấp 2,1 lần (tức tăng 110,63%) đạt 22,44 triệu USD và sản phẩm gốm sứ tăng gấp 2 lần (tức tăng 102,59%) đạt 12,7 triệu USD.

    Ở chiều ngược lại, Indonesia lại giảm mạnh nhập khẩu hóa chất và hàng rau quả từ Việt Nam, giảm lần lượt 65,49% và 64,53% tương ứng với 9,81 triệu USD và trên 1,08 triệu USD.

    Một điểm đáng chú ý nữa, trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Indonesia thời gian này có thêm nhóm hàng clanker và xi măng với lượng xuất đạt 14 tấn, trị giá 30,2 nghìn USD, giá xuất bình quân 2.162,57 USD/tấn.

    Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Indonesia 11 tháng năm 2018

    Mặt hàng

    11T/2018

    +/- so với cùng kỳ năm 2017*

    Lượng (Tấn)

    Trị giá (USD)

    Lượng

    Trị giá

    Tổng

     

    3.245.915.398

     

    23,93

    Sắt thép các loại

    610.518

    477.442.769

    11,84

    19,97

    Gạo

    772.098

    362.447.017

    4,771,28

    6,340,28

    Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

     

    247.321.818

     

    8,05

    Điện thoại các loại và linh kiện

     

    245.882.224

     

    -50,73

    Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

     

    230.123.375

     

    13,57

    Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

     

    208.290.499

     

    18,04

    Hàng dệt, may

     

    175.506.992

     

    37,55

    Phương tiện vận tải và phụ tùng

     

    145.371.928

     

    24,15

    Cà phê

    60.852

    120.567.116

    873,16

    562,89

    Sản phẩm từ chất dẻo

     

    97.603.927

     

    9,24

    Chất dẻo nguyên liệu

    63.091

    90.487.604

    -16,37

    -9,23

    Xơ, sợi dệt các loại

    19.889

    62.875.808

    26,57

    22,75

    Sản phẩm hóa chất

     

    61.655.187

     

    47,52

    Sản phẩm từ sắt thép

     

    58.963.384

     

    7,38

    Giày dép các loại

     

    53.941.552

     

    36,51

    Kim loại thường khác và sản phẩm

     

    45.950.101

     

    8,55

    Giấy và các sản phẩm từ giấy

     

    42.124.287

     

    45,57

    Vải mành, vải kỹ thuật khác

     

    31.086.359

     

    31,94

    Dây điện và dây cáp điện

     

    28.007.644

     

    67,76

    Cao su

    15.556

    22.583.536

    14,32

    1,56

    Than các loại

    173.229

    22.447.452

    88,6

    110,63

    Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

     

    13.612.397

     

    22,45

    Sản phẩm gốm, sứ

     

    12.720.249

     

    102,59

    Sản phẩm từ cao su

     

    12.612.500

     

    20,49

    Thức ăn gia súc và nguyên liệu

     

    12.008.361

     

    -31,67

    Hóa chất

     

    9.812.720

     

    -64,53

    Chè

    8.211

    8.130.150

    -8,77

    -0,37

    Hàng thủy sản

     

    3.776.384

     

    -24,35

    Quặng và khoáng sản khác

    21.605

    2.626.399

    -28,23

    -17,53

    Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

     

    1.249.300

     

    -39,39

    Hàng rau quả

     

    1.089.728

     

    -65,49

    Xăng dầu các loại

    1.516

    913.866

    419,18

    488,48

    (Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

    Nhập khẩu

    Việt Nam nhập chủ yếu từ Indonesia các mặt hàng than, dầu mỡ động thực vật, máy vi tính sản phẩm điện tử, giấy và các sản phẩm từ giấy… Trong đó, than đá chiếm tỷ trọng hơn cả 16,42% tỷ trọng đạt 724,2 triệu USD, với 10,1 triệu tấn tăng 95,74% về lượng và gấp 2,1 lần (tức tăng 108,63%) về trị giá so với cùng kỳ 2017.Giá xuất bình quân twang 6,58% đạt 71,16 USD/tấn. Riêng tháng 11/2018 đã nhập từ Indonesia 1,19 triệu tấn, trị giá 86,39 triệu USD, tăng 26,6% về lượng và 2,59% trị giá so với tháng 10/2018, mặc dù giá xuất bình quân giảm 18,97% chỉ có 72,29 USD/tấn.

    Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng dầu mỡ động thực vật, tăng 71,16% đạt 265,46 triệu USD chiếm 6% tỷ trọng.

    Kế đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, đạt 248,95 triệu USD, tăng gấp 2,8 lần (tức tăng 175,3%).

    Ngoài những mặt hàng kể trên, Việt Nam còn nhập từ Indonesia các mặt hàng như thủy sản, phân bón, hạt điều, sắt thép….

    Đặc biệt, nhóm hàng sắt thép mặc dù đây là mặt hàng chủ lực Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia trong 11 tháng đầu năm 2018 và dẫn đầu kim ngạch, nhưng Việt Nam cũng tăng mạnh nhập khẩu nhóm hàng này từ Indonesia, cụ thể tuy chỉ đạt 128,8 nghìn tấn, trị giá 156,17 triệu USD, nhưng tăng gấp 2,2 lần về lượng (tức tăng 115,23%) và gấp 5,4 lần về trị giá (tức tăng 411,34%), giá nhập bình quân cũng tăng gấp 2,4 lần (tức tăng 137,57%) đạt 1212,08 USD/tấn.

    Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ Indonesia, giảm 22,77% về lượng và 27,27% trị giá, giá nhập bình quân giảm 5,83% tương ứng với 12,8 nghìn chiếc; 212,42 triệu USD và 16.475,67 USD/tấn.

    Hàng hóa nhập khẩu từ Indonesia 11 tháng năm 2018

    Mặt hàng

    11T/2018

    +/- so với cùng kỳ 2017 (%)

    Lượng (Tấn)

    Trị giá (USD)

    Lượng

    Trị giá

    Tổng

     

    4.410.329.711

     

    33,12

    Than các loại

    10.177.803

    724.265.687

    95,74

    108,63

    Dầu mỡ động, thực vật

     

    265.460.334

     

    71,16

    Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

     

    248.954.722

     

    175,3

    Giấy các loại

    286.528

    239.074.190

    20,09

    36,43

    Hóa chất

     

    214.718.835

     

    15,38

    Ô tô nguyên chiếc các loại (chiếc)

    12.893

    212.420.820

    -22,77

    -27,27

    Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

     

    199.535.248

     

    -8,8

    Linh kiện, phụ tùng ô tô

     

    188.082.961

     

    31,04

    Kim loại thường khác

    32.756

    178.110.360

    -26,28

    -26,24

    Sắt thép các loại

    128.845

    156.171.087

    115,23

    411,34

    Chất dẻo nguyên liệu

    102.577

    131.830.513

    34,81

    39,18

    Xơ, sợi dệt các loại

    55.565

    101.551.528

    -0,46

    12,84

    Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

     

    99.371.228

     

    27,2

    Sản phẩm hóa chất

     

    95.690.292

     

    22,53

    Thức ăn gia súc và nguyên liệu

     

    87.320.141

     

    -7,58

    Hàng thủy sản

     

    85.691.214

     

    87,49

    Phân bón các loại

    205.533

    61.044.581

    -8,18

    9,24

    Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

     

    58.238.786

     

    35,69

    Vải các loại

     

    56.944.407

     

    2,38

    Hạt điều

    28.810

    53.391.917

    -16,24

    -26,75

    Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

     

    46.612.849

     

    5,55

    Cao su

    25.061

    45.286.118

    -10,56

    -9,59

    Hàng điện gia dụng và linh kiện

     

    44.903.127

     

    10,79

    Sản phẩm từ chất dẻo

     

    33.128.103

     

    -8,22

    Sản phẩm từ sắt thép

     

    29.336.220

     

    -0,82

    Dược phẩm

     

    27.376.913

     

    30,55

    Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

     

    24.934.247

     

    -16,5

    Dây điện và dây cáp điện

     

    22.625.929

     

    72,44

    Gỗ và sản phẩm gỗ

     

    17.925.495

     

    11,11

    Nguyên phụ liệu thuốc lá

     

    17.333.824

     

    94,23

    Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

     

    15.511.608

     

    -20,23

    Chế phẩm thực phẩm khác

     

    15.092.027

     

    -13,61

    Khí đốt hóa lỏng

    23.834

    13.877.065

    -39,38

    -34,66

    Sản phẩm từ giấy

     

    10.851.944

     

    21,03

    Sản phẩm từ cao su

     

    10.776.879

     

    30,44

    Sản phẩm từ kim loại thường khác

     

    8.262.302

     

    -17,9

    Sản phẩm khác từ dầu mỏ

     

    6.725.829

     

    67,84

    Bông các loại

    5.374

    6.667.117

    35,98

    45,86

    (*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
    Theo Vinanet.vn

    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn