TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-05-2016

    Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi các hiệp định đầu tư với nước ngoài

    hoat dong cua tau quoc te tai cang bien tokyo. (nguon: afp/ttxvn)

    Hoạt động của tàu quốc tế tại cảng biển Tokyo. (Nguồn: AFP/TTXVN)

    Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng phương hướng sẽ tăng số hiệp định đầu tư với nước ngoài lên gấp đôi hiện nay, đạt 100 hiệp định vào năm 2020. 

    Chủ trương này sẽ được đưa vào chiến lược phát triển đang được Chính phủ Nhật Bản soạn thảo. 

    Các nước được Tokyo ưu tiên lựa chọn thúc đẩy đàm phán hiệp định đầu tư là những nước Nam Mỹ có thị trường rất tiềm năng như Brazil, Argentina, và các nước châu Phi giàu tài nguyên thiên nhiên, những nước có các ngành công nghiệp quan trọng của Nhật Bản như chế tạo ôtô muốn mở rộng đầu tư. 

    Cùng với hiệu quả có được từ các hiệp định đa phương như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chính quyền Nhật Bản muốn mở rộng khu vực đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản thông qua các hiệp định đầu tư song phương. 

    Nguyên tắc đàm phán các hiệp định đầu tư của Nhật Bản bao gồm hai nội dung quan trọng là các nhà đầu tư nước ngoài được đối xử công bằng như doanh nghiệp bản xứ và đất đai, cơ sở nhà xưởng của nhà đầu tư nước ngoài không thể bị trưng thu. Các nội dung khác như tự do hóa lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực buôn bán trên mạng cũng sẽ được đưa vào đàm phán. 

    Theo tính toán của Tokyo, hiệp định đầu tư được ký kết sẽ giúp các doanh nghiệp Nhật Bản yên tâm, đẩy mạnh đầu tư vào các nước đối tác, từ đó tăng cả kim ngạch đầu tư và thương mại. 

    Peru là một ví dụ điển hình khi kim ngạch đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào nước này năm 2013 tăng gấp ba lần, sau khi hai nước ký hiệp định đầu tư năm 2009. 

    Tương tự, đầu tư của Nhật Bản vào Thái Lan cũng tăng gấp bốn lần so với năm 2007, khi hai bên ký Hiệp định liên kết kinh tế bao gồm cả hoạt động đầu tư. 

    Cho đến nay, tính từ hiệp định đầu tiên ký với Ai Cập năm 1978, Nhật Bản đã ký kết 42 hiệp định đầu tư nước ngoài với các quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, con số này còn rất "khiêm tốn" nếu so với các con số 134 của Đức và 111 của Trung Quốc. 

    Theo các chuyên gia Nhật Bản, việc chậm trễ ký kết tại các thị trường tiềm năng như châu Phi trong bối cảnh Trung Quốc đang rất thành công trong việc mở rộng mạng lưới hiệp định đầu tư song phương đang đẩy doanh nghiệp Nhật Bản vào thế bất lợi. 

    Các nước châu Phi giàu tài nguyên là Nam Phi, Algeria, Ghana, Madagascar.

    Ngoài hiệp định đầu tư song phương, Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ thúc đẩy tiến độ đàm phán các hiệp định đa phương quan trọng như Hiệp định liên kết kinh tế Nhật-châu Âu, Hiệp định liên kết kinh tế bao quát Đông Á./.


    Brexit sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế Anh

    Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 13/5 cảnh báo nguy cơ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, có thể sẽ tác động mạnh tới hoạt động kinh tế và tạo ra những biến động trên các thị trường.

    truoc do, uy vien phu trach kinh te va cac van de tai chinh cua eu pierre moscovici cung canh bao "brexit" se khien ca anh va eu "cung ton that". anh: epa/ttxvn

    Trước đó, Ủy viên phụ trách kinh tế và các vấn đề tài chính của EU Pierre Moscovici cũng cảnh báo "Brexit" sẽ khiến cả Anh và EU "cùng tổn thất". Ảnh: EPA/TTXVN

    Trong báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Anh công bố cùng ngày, IMF khẳng định một cuộc bỏ phiếu rời khỏi EU sẽ khiến giai đoạn bất ổn vốn kéo dài càng trở nên trầm trọng, đẩy thị trường tài chính lung lay, đặc biệt sẽ tác động lớn tới sản lượng kinh tế. Ngược lại, IMF nhấn mạnh nếu cử tri Anh nói "không" với quyết định rời khỏi EU trong cuộc trưng cầu ý dân dự kiến vào ngày 23/6 tới, kinh tế Anh có thể phục hồi vào 6 tháng cuối năm 2016.

    IMF công bố báo cáo trên một ngày sau khi Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh Mark Carney cảnh báo nguy cơ Brexit có thể kéo theo một cuộc suy thoái kỹ thuật hoặc ít nhất kinh tế Anh trải qua 2 quý suy giảm liên tiếp. Theo IMF, phản ứng của thị trường toàn cầu cũng được dự báo tiêu cực, thậm chí dữ dội nếu Anh rời khỏi "mái nhà chung" châu Âu. 

    IMF dự báo những rào cản được tạo ra từ Brexit sẽ tác động đến các hoạt động thương mại, đầu tư và năng suất lao động, và điều này có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực trong thời gian dài đối với sản lượng kinh tế.


    Bộ Năng lượng Mỹ dự báo giá dầu tăng tới 252 USD/thùng

    Giá dầu có thể tăng lên đến 252/thùng vào năm 2040, các nhà phân tích ở bộ phận thông tin của Bộ Năng lượng Mỹ cho biết.

    Trong báo cáo của các chuyên gia tại Bộ Năng lượng Mỹ đã trình bày ba kịch bản: tích cực, tiêu cực và thực tế nhất. Dự báo này dựa trên đánh giá các giải pháp tiềm năng cho đầu tư và khai thác dầu của các nước OPEC, dữ liệu kinh tế dầu mỏ dạng lỏng ở các nước ngoài OPEC và nhu cầu dầu mỏ thế giới.

    Kịch bản tiêu cực liên quan đến việc xác định giá dầu ở mức 76 USD/thùng vào năm 2040. Kịch bản thực tế nhất, giá dầu năm 2040 sẽ tăng lên 141 USD/thùng, giả định rằng OPEC sẽ quyết định duy trì thị phần của mình trên thị trường thế giới về các sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng.

    Trong kịch bản thuận lợi nhất, giá dầu sẽ đạt mức kỷ lục 25 năm là 252 USD/thùng.

    Trong tiên lượng lâu dài về thị trường năng lượng, Bộ Năng lượng Mỹ dự đoán dầu có vai trò  nguồn năng lượng hàng đầu thế giới trong tới 25 năm tới.

    Vấn đề nợ công tại Hy Lạp và sự tồn vong của EU

    anh minh hoa 

    Ảnh minh họa 

    Thời đểm đáo hạn các khoản nợ của Hy Lạp sắp đến và một tương lai khó lường với Liên minh châu Âu có thể sẽ xảy ra nếu chủ nợ và nước này không tìm được tiếng nói chung.

    Cùng thời điểm này năm ngoái, thị trường tài chính thế giới đã chao đảo với cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp. Nổi bật trong đó là sự kiện Hy Lạp vỡ nợ và đòi tách ra khỏi Liên minh châu Âu EU.

    Một năm sau, Hy Lạp lại sắp đến kỳ trả nợ, các bên (gồm Hy Lạp và các chủ nợ) gần như lại trở về điểm xuất pháp khi tiếp tục phải bước vào những cuộc đàm phán cứu trợ cân não.

    Cụ thể, Hy Lạp sẽ phải đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Ủy ban châu Âu EC và Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB để tìm ra một phương án trả nợ phù hợp nhất. Tuy nhiên hai bên đang tồn tại một vấn đề khó có thể giải quyết khi: Các chủ nợ muốn Hy Lạp tiếp tục thắt lưng buộc bụng, còn nước này tiếp tục nói không.

    Đàm phán nợ Hy Lạp căng thẳng ra sao phụ thuộc rất nhiều vào sự cứng rắn của chính phủ đương nhiệm. Tuy nhiên, năm nay đảng Syriza cầm quyền tại Hy Lạp dường như không còn đủ sức gây ảnh hưởng với đai đa số người dân nước này.

    EC và ECB sẽ phải rất dè chừng trong vấn đề trên bởi Hy Lạp với vai trò cửa ngõ châu Âu, đang là mắt xích then chốt để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư hiện nay tại lục địa già.


    VinaCapital thoái toàn bộ vốn khỏi dự án Thế kỷ 21

    Quỹ đầu tư VinaCapital thông báo đã thoái toàn bộ vốn khỏi dự án khu dân cư Thế kỷ 21 tại TPHCM.

    Cụ thể, VOF và Vinaland Limited, hai quỹ thuộc VinaCapital, đã bán cổ phần dự án này cho Công ty Bất động sản Khải Hưng. VinaCapital cho biết, thương vụ này đem về 28,7 triệu USD cho VOF, cao hơn 3,2 triệu USD so với giá trị sổ sách trong bản cập nhật của quỹ vào cuối tháng Ba năm nay.

    Khu dân cư Thế kỷ 21 có tổng diện tích 301.000 m2. Sau thương vụ này, tỷ trọng ngành bất động sản trong cơ cấu tổng giá trị tài sản (NAV) của VOF giảm từ 12% xuống còn 8,4%.

    Giám đốc điều hành Andy Ho của VOF cho biết việc giảm tỷ trọng ngành bất động sản xuống dưới 10% là cột mốc quan trọng trong chiến lược giảm tỷ trọng nắm giữ trực tiếp ngành này, và cho phép quỹ tập trung hơn vào các công ty chưa niêm yết và OTC.

    Gần đây, VinaCapital đã đầu tư vào Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và chi 9 triệu USD mua cổ phần bệnh viện Thái Hòa (Đồng Tháp). Cũng theo ông Andy, các khoản đầu tư vốn tư nhân của VOF cho đến nay đã đạt mức lợi suất hàng năm (IRR) trên 20%.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn