TAKING TOO LONG?
CLICK/TAP HERE TO CLOSE LOADING SCREEN.
 
 
 
 

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-03-2016

    Có Iran hay không, các quốc gia dầu mỏ vẫn quyết định “đóng băng” sản lượng dầu

    Các quốc gia dầu mỏ, bao gồm các nước vùng Vịnh trong khối OPEC đã thống nhất một cuộc đàm phán vào tháng 4 tới, nhằm đóng băng sản lượng dầu, bất chấp việc Iran có thể từ chối tham dự.

    bo truong nang luong qatar, ong mohammed bin saleh al-sada dong vai tro chu tich opec trong nam 2016.

    Bộ trưởng Năng lượng Qatar, ông Mohammed bin Saleh Al-Sada đóng vai trò Chủ tịch OPEC trong năm 2016.

    Cuộc hội đàm này sẽ diễn ra bất chấp sự vắng mặt của Iran. Từ đó, cho thấy đã có sự thay đổi trong quan điểm của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ vùng Vịnh bao gồm Ả Rập Xê-út, quốc gia trước đây vẫn luôn khẳng định rằng tất cả các nhà sản xuất lớn cần phải tham gia vào bất kỳ thỏa thuận nào trong khối.

    Bộ trưởng Năng lượng Qatar, ông Mohammed bin Saleh Al-Sada cho biết, các quốc gia trong khối OPEC và ngoài OPEC sẽ gặp nhau tại Doha trong ngày 17-4, sau khi đạt được thỏa thuận hồi giữa tháng 2 giữa Ả Rập Xê-út, Qatar, Venezuela và Nga (quốc gia nằm ngoài OPEC) để ổn định đầu ra.

    "Cho đến nay, 15 quốc gia trong và ngoài OPEC, chiếm khoảng 73% sản lượng dầu toàn cầu, đều chủ trương ủng hộ sáng kiến này", ông Sada cho biết. Qatar hiện giữ chức chủ tịch OPEC trong năm 2016 và đang rất nỗ lực trong thể hiện vai trò của mình trong khu vực.

    Phản ứng trước thông tin trên, giá dầu phiên hôm 16-3 đã tăng mạnh và số liệu cho thấy sản lượng dầu thô của Mỹ giảm.

    Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 4-2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 2,12 USD, tương ứng 5,8%, lên 38,46 USD/thùng, mức tăng lớn nhất trong một ngày kể từ 22-2.

    Giá dầu Brent giao tháng 5-2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,59 USD, tương đương 4,1%, lên 40,33 USD/thùng.

    Tuy nhiên, theo đánh giá từ Ngân hàng Citigroup (Mỹ), trong thời gian tới, nguồn cung dầu sẽ tăng bởi ngay khi chạm mức 40 USD/thùng, nhiều công ty sản xuất năng lượng trên thế giới sẽ lập tức mở rộng sản xuất khiến sản lượng tăng. Do đó, khả năng giá dầu sẽ giảm sâu trở lại là điều có thể.

    Sự miễn cưỡng của Iran khi tham gia vào Hiệp ước này xuất phát từ mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu dầu mỏ của nước này, nhằm khôi phục lại thị phần sau khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ.

    Theo nguồn tin từ OPEC, hôm 14-3, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak sau cuộc hội đàm tại Tehran đã tuyên bố, một thỏa thuận mới sẽ được ký vào tháng 4 tới đây và không bao gồm Iran. Sự vắng mặt của Iran không phải là một rào cản lớn.

    Ông Novak cho biết, ông đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Năng lượng Qatar, ông Sada và Bộ trưởng dầu mỏ Ả Rập Xê-út, ông Ali al-Naimi trong ngày 16-3. Với thỏa thuận đóng băng này, thị trường dầu sẽ sớm cân bằng trở lại vào cuối năm 2016. Nhưng nếu không có thoả thuận này, cân bằng thị trường dầu mỏ sẽ phải đợi đến cuối năm 2017.

    Khó xảy ra thỏa thuận "thụt lùi"

    Một đại biểu trong khối OPEC cho rằng, một Hiệp ước mà không có sự tham dự của Iran không phải là điều gì đó quá tệ.

    Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu tất cả 13 thành viên OPEC và các nhà sản xuất bên ngoài sẽ góp mặt đầy đủ hay không. Kuwait và Ả Rập Xê-út khẳng định hai quốc gia này sẽ cam kết đóng băng sản lượng dầu nếu các nhà sản xuất lớn khác cũng tham gia.

    Ông Novak cho biết Qatar đã gửi lời mời tới tất cả các nước thành viên OPEC cũng như một số quốc gia khác bên ngoài tổ chức.

    "Sau khi nhận được xác nhận từ các quốc gia, chúng ta mới có thể biết được chính xác có bao nhiêu nước sẽ tham dự. Iran cũng cho biết nước này đã sẵn sàng để tham gia vào cuộc họp chung”, ông Novak cho hay.

    Tuy nhiên, nếu thỏa thuận “đóng băng” sản lượng giữa OPEC - Nga xảy ra, lợi thế sẽ nghiêng về các nhà sản xuất dầu của Mỹ. Giá dầu thô, vừa bước ra khỏi "cơn bão" giảm giá, được dự báo sẽ ổn định hơn và có thể lên đến 40 USD/thùng cho đến khi diễn ra cuộc họp của OPEC vào tháng 6.

    Việc Iraq - nguồn cung lớn nhất của khối OPEC trong năm 2015 sẵn sàng tham gia vào thỏa thuận này là một thông tin rất quan trọng. Baghdad cho biết, sáng kiến đóng băng là chấp nhận được.

    Theo đánh giá từ Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), giá dầu trên thế giới đã “thoát đáy” và đang “phục hồi”. Trong báo cáo hàng tháng về thị trường dầu mỏ vừa được công bố, IEA cho biết xu hướng tăng giá dầu không có nghĩa thời kỳ đen tối của dầu mỏ đã qua đi, song đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy giá dầu đang tăng trở lại.


    Trung Quốc thông qua kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm mới

     Quốc hội Trung Quốc đã kết thúc kỳ họp thường niên bằng việc phê duyệt một kế hoạch kinh tế 5 năm mới, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, quốc gia này sẽ đẩy mạnh cải cách kinh tế.

    le  be mac cuoc hop dai hoi nhan dan toan quoc vao thu hai voi su tham du cua chu tich tap can binh va thu tuong ly khac cuong 

    Lễ  bế mạc cuộc họp Đại hội nhân dân toàn quốc vào thứ Hai với sự tham dự của Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường 

    Mục đích của kế hoạch nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế  6,7-7%  một năm vào năm 2020 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

    Các biện pháp bao gồm cắt giảm nợ cao, hợp lý hóa các doanh nghiệp Nhà nước và cải cách thị trường tài chính.

    Trung Quốc đã phải đối mặt với một giai đoạn tăng trưởng chậm hơn cùng với những biến động của thị trường. Các kế hoạch này  đã nhận được sự nhất trí từ Đại hội nhân dân toàn quốc (NPC).

    Tại cuộc họp báo thường niên sau đó, ông Lý nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách nền kinh tế là cần thiết. 

    Ông thừa nhận rằng, sau khi tiến hành cải cách kinh tế sẽ có tỉ lệ người thất nghiệp trong các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp thép và than đá, nhưng sẽ không xảy ra tình trạng thất nghiệp  hàng loạt.

    Trong tháng 2, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một gói 15,3 tỉ USD nhằm trợ cấp cho những người lao động bị mất việc làm.

    Theo báo cáo, trong vài năm tới số người lao động nhà nước dư thừa tại Trung Quốc có thể lên tới 6 triệu người khi chuyển đổi từ một nền kinh tế sản xuất sang nền kinh tế dịch vụ.

    Ông Lý cho biết, ông hoàn toàn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của nền kinh tế Trung Quốc.


    4.959 dòng thuế nhập khẩu từ Liên minh kinh tế Á - Âu sắp về 0%

    Để chuẩn bị thực hiện cam kết theo Hiệp định thương mại tự do Việt nam-Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU), Bộ Tài chính đã xây dựng xong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam. Trong đó, 4.959 dòng thuế được cắt giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

    le ky ket hiep dinh thuong mai tu do giua viet nam va lien minh kinh te a-au. anh: internet.

    Lễ ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu. Ảnh: internet.

    Biểu thuế này được xây dựng theo từng giai đoạn, trước mắt, Bộ Tài chính đưa ra lộ trình cắt giảm cho giai đoạn 2016-2018 để thống nhất với các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong các FTA đang thực hiện của Việt Nam và chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi biểu thuế từ HS2012 sang HS2017.

    Căn cứ biểu thuế lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam đính kèm Hiệp định, Việt Nam cần thực hiện cắt giảm 4.959 dòng thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực (dự kiến trong năm 2016), chiếm 52,4% tổng biểu.

    Năm 2018, có thêm 144 dòng thuế được cắt giảm về 0%, tăng tổng số dòng thuế 0% của Hiệp định lên 5.103 dòng, tương đương với khoảng 54% tổng số dòng thuế.

    17 dòng áp dụng hạn ngạch thuế quan thuộc 2 nhóm mặt hàng là trứng gia cầm với thuế suất trong hạn ngạch là 15% năm 2016, 7,5% năm 2017, 0% năm 2018 và lá thuốc lá chưa chế biến với thuế suất trong hạn ngạch là 7% năm 2016 (trừ dòng 2401.30.10 là 5%), 5% năm 2017, 2018.

    Lượng hạn ngạch với các dòng hàng này có thể tách riêng hoặc nằm trong lượng hạn ngạch mà Việt Nam cam kết trong WTO. Bộ Công Thương sẽ ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về lượng hạn ngạch dành riêng cho Liên minh kinh tế Á Âu.

    Để hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất Việt Nam - EAEU, hàng hóa nhập khẩu phải thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Thông tư này; được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định; được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu và đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định (C/O - Mẫu EAV) theo quy định của Bộ Công Thương.

    Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam –EAEU được ký kết vào ngày 29-5-2015 và đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tại Quyết định số 1805/QĐ-CTN. Hiệp định dự kiến sẽ có hiệu lực trong quý 2-2016 sau khi các nước Liên minh Kinh tế Á Âu (Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) phê chuẩn Hiệp định.


    Tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn trong thực thi các FTA từ Hoa Kỳ

    Ngày 21-3, tại TP.HCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) và Liên minh Tạo thuận lợi Thương mại Việt Nam (VFTA) đã tổ chức hội thảo “Đối thoại Công – Tư: Thực tiễn tốt nhất từ Hoa Kỳ”.

    cac thanh vien trong phai doan hoa ky chia se thong tin voi cac doanh nghiep tai hoi thao. anh: thanh thuy

    Các thành viên trong phái đoàn Hoa Kỳ chia sẻ thông tin với các doanh nghiệp tại hội thảo. Ảnh: Thanh Thủy

    Theo ông Trần Ngọc Liêm, Phó Giám đốc VCCI TP.HCM, hội nghị là cơ hội tốt nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết thương mại trong TPP và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

    Ông Liêm cho biết, VTFA đang cùng với Tổng cục Hải quan và các cơ quan chức năng của Việt Nam thực hiện các hoạt động tạo thuận lợi thương mại tại Việt Nam. Tại khu vực phía nam VTFA đã và đang phối hợp tích cực cùng các cục hải quan: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và các cơ quan quản lý chuyên ngành như: Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn chất lượng đo lường chất lượng khu vực 3, Cục Hóa chất, Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa khu vực miền Nam,…  thực hiện tham vấn định kỳ giữa cơ quan Hải quan, các cơ quan chức năng với VTFA và doanh nghiệp.

    Ngoài ra, VFTA còn phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đối thoại công, tư rà soát kiến nghị, bãi bỏ hoặc sửa đổi các chính sách, quy định pháp luật, thủ tục hành chính còn bất cập, cản trở thuận lợi hóa thương mại ở Việt Nam. Trong đó, tập trung rà soát các quy định pháp luật chuyên ngành hiện đang chi phối khoảng 72% thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. 

    Bên cạnh đó, tổ chức này cũng phối hợp rà soát và góp ý cho hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, kết nối Hải quan với các cơ quan chức năng và doanh nghiệp, cơ chế một cửa quốc gia kết nối cơ quan Hải quan và các bộ, ngành chức năng, đào tạo kỹ năng hội nhập cho doanh nghiệp.

    Chia sẻ kinh nghiệm về công tác thực hiện cơ chế một cửa quốc gia tại Hoa Kỳ, bà Maria Luisa Boyce, Cố vấn cao cấp về Thương mại và sự tham gia của khu vực tư nhân, Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho biết, Hải quan Hoa Kỳ đã phối hợp chặt chẽ cùng các bộ, ngành khác để đưa ra các chính sách và quy định cũng như quy trình một cách hợp lý mang tính nhất quán và đồng bộ.

    Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan Hoa Kỳ cũng làm việc chặt chẽ với doanh nghiệp để biết được họ cần gì khi làm thủ tục, từ đó thiết kế chương trình cùng với doanh nghiệp để hiểu các mục nào cần phải xây dựng và đem lại lợi ích cho họ. Đơn giản hóa các thủ tục ở các cửa khẩu và nâng cao tính tương tác với các doanh nghiệp. Đồng thời nắm được các thay đổi mới của chính phủ để có sự đồng điệu trong giải quyết vấn đề với các cơ quan chức năng khác.

    Tại hội thảo ban tổ chức đã cung cấp nhiều thông tin về Hiệp định tạo thuận lợi thương mại tại WTO và chia sẻ các kinh nghiệm chuẩn bị tốt nhất về các thông tư hợp tác với tính minh bạch và chuyên nghiệp, về tính cạnh trạnh của chuỗi cung ứng toàn cầu của cơ quan Hải quan và Biên giới Hoa Kỳ.


    Chính thức "siết" chất lượng thép nhập khẩu

    Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN do Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, thay thế Thông tư liên tịch số 44/2013/TT-BCT đã chính thức có hiệu lực vào 21-3.

    thong tu 58 chinh thuc co hieu luc tu ngay 21-3. anh internet.

    Thông tư 58 chính thức có hiệu lực từ ngày 21-3. Ảnh internet.

    Theo đó, thép nhập khẩu phải qua hai bước 2 kiểm tra gồm: Đánh giá sự phù hợp về chất lượng của thép do các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện; kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan kiểm tra nhà nước thực hiện.

    Cơ quan Hải quan chỉ thông quan hàng hóa khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu cung cấp bản thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định.

    Riêng đối với sản phẩm thép nhập khẩu có mã HS 7224.10.00 và 7224.90.00,doanh nghiệp phải bổ sung các giấy tờ gồm: Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) xác nhận; Bản sao giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương tỉnh, thành phố.

    Đối với các mặt hàng thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo từ 0.0008% trở lên, thép hợp kim có chứa nguyên tố Cr từ 0,3% trở lên, hoặc thép sản xuất que hàn, ngoài các chứng từ quy định về kiểm tra chất lượng nêu trên, doanh nghiệp nhập khẩu thép phải bổ sung Bản đăng ký mục tiêu, năng lực sản xuất có xác nhận của Bộ Công Thương (trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép đồng thời là người sử dụng thép) khi làm thủ tục nhập khẩu.

    Cùng với việc "siết" thép nhập khẩu theo Thông tư 58, từ ngày 22-3, việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam chính thức có hiệu lực, với mức thuế tương đối là 23,3% đối với phôi thép và 14,2% đối với thép dài.

    Có thể thấy, đây là các biện pháp được đưa ra để hạn chế thép nhập khẩu, sau một thời gian dài các doanh nghiệp "kêu cứu" với cơ quan quản lý.


    (

    Tinkinhte

    tổng hợp)
    Trở về
    logo-tinkinhte.com
    Copyright © 2009  Tinkinhte.com
    Giấy phép số 107/GP-TTĐT - cấp ngày 26/8/2009.
    Hỗ trợ và CSKH: 098 300 6168 (Mr. Toàn)
    E- Mail: admin@tinkinhte.com
    Powered by CIINS
    Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn